2.1. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con
2.2.1. Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Trong một gia đình thơng thường có nhiều thành viên sống chung với nhau, ngồi cha mẹ có trách nhiệm lo lắng cho gia đình về vấn đề tài chính đảm bảo nhu cầu ăn mặc của cuộc sống, con cũng phải có trách nhiệm chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp cơng sức, tài sản để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình, khoản 2 Điều 75 Luật HNGĐ đã quy định: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống
chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập”. Luật HNGĐ xác định, đóng góp tài sản để lo cho gia đình là nghĩa vụ của con từ đủ 15 tuổi trở lên nhưng không quy định hướng xử lý nếu con có tài sản riêng mà khơng thực hiện nghĩa vụ thì cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con để phục vụ nhu cầu thiết yếu và chính đáng của gia đình. Mặc dù con định đoạt tài sản riêng để đóng góp cho gia đình nhưng phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật HNGĐ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Con từ dưới 15 tuổi có tài sản riêng, pháp luật hiện hành không bắt buộc con phải có nghĩa vụ đóng góp, cũng như khơng cho phép cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con để lo cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khoản 2 Điều 73 Luật HNGĐ quy định: “Cha mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Qua điều luật này có thể hiểu, cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con vì nhu cầu thiết yếu của riêng con chứ không phải là nhu cầu thiết yếu của tất cả các thành viên trong gia đình.
Trong thực tế xảy ra trường hợp, cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con ngoài đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con cịn vì mục đích khác đó là phát triển kinh tế cho gia đình. Sự việc như sau:
Bé Hồ Duy Phước 12 tuổi bị bệnh nan y được nhà hảo tâm ủng hộ cho em số tiền trên 115 triệu đồng, trao cho mẹ em là bà Võ Thị Thỏa nhận. Tại lúc nhận tiền bà Thỏa cho biết sẽ dùng số tiền để chữa bệnh cho Phước, nếu còn dư sẽ về quê mua rẫy để làm kế sinh nhai nuôi con, nuôi chồng9
.
Sự việc trên cho thấy, số tiền mạnh thường quân ủng hộ cho Phước là tài sản riêng của bé, do bé 12 tuổi nên mẹ đại diện nhận thay. Bà Thỏa dùng số tiền của con để chữa bệnh cho con nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật HNGĐ. Số tiền còn lại bà Thỏa dùng để mua rẫy theo quy định là khơng đúng vì bà Thỏa xác định “để làm kế sinh nhai nuôi con, ni chồng”, đó khơng phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của riêng con mà là đáp ứng nhu cầu cho tất cả các thành viên trong gia đình. Việc bà Thỏa dùng tài sản riêng của
9 Theo báo Dân Trí, bài viết “Trao tiếp trên 115 triệu đồng đến cậu bé Hồ Duy Phước”, http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/trao-tiep-tren-115-trieu-dong-den-cau-be-ho-duy-phuoc-
con để chăm lo phát triển kinh tế gia đình điều này chưa được quy định cụ thể trong Luật HNGĐ tuy nhiên phù hợp với xã hội, vì kinh tế gia đình phát triển tạo ra thu nhập để mẹ chăm lo cho con tốt hơn, do đó khi mạnh thường quân trao tiền bà Thỏa phát biểu ý kiến sẽ dùng số tiền của con dùng để chữa bệnh cho con, nếu còn dư mua rẫy phát triển kinh tế gia đình để ni con và ni chồng, khơng ai có ý kiến về việc bà Thỏa định đoạt tài sản của con, họ ngầm chấp nhận điều đó là hợp lý. Về mặt pháp luật, có lẽ để giải thích hành vi bà Thỏa định đoạt tài sản riêng của con để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là hợp pháp sẽ vận dụng khoản 2 Điều 70, khoản 2 Điều 71 Luật HNGĐ quy định con phải có nghĩa vụ hiếu thảo, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
Kiến nghị:
Từ thực trạng trên cho thấy, cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho tất cả các thành viên trong gia đình chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật HNGĐ điều này dễ gây nhầm lẫn, ngộ nhận cho người sử dụng luật. Do đó, theo tác giả Nghị định 126 hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 73 Luật HNGĐ bổ sung theo hướng sau: “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự nuôi mình. Hoặc thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nếu thu nhập của các thành viên trong gia đình khơng đảm bảo sinh hoạt”.