0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Định đoạt tài sản riêng của con do cha mẹ là người giám hộ thực hiện

Một phần của tài liệu QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 28 -30 )

2.1. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con

2.1.3. Định đoạt tài sản riêng của con do cha mẹ là người giám hộ thực hiện

Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần phải có người giám hộ (điểm c, d khoản 1 Điều 47 BLDS).

Đối với con mất năng lực hành vi dân sự, BLDS quy định do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Trong trường hợp con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện. Khi người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ hoặc chồng hoặc có mà vợ, chồng, con đều khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ làm người giám hộ (khoản 3 Điều 53 BLDS).

Đối với con có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cha mẹ muốn định đoạt tài sản riêng của con ngoài tuân thủ theo khoản 1 Điều 23 BLDS, thì cha mẹ phải được Tòa án chỉ định làm người giám hộ cho con. Tuy nhiên cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con khi: sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (khoản 1 Điều 58 BLDS).

Cha mẹ giám hộ cho con được quyền đại diện xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản của con dưới các hình thức bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của con phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (đoạn 2 khoản 1 Điều 59 BLDS). Vậy, người giám sát việc giám hộ không đồng ý cho cho mẹ định đoạt tài sản của con thì cha mẹ có được thực hiện khơng? Ví dụ: Ơng A và bà B là đại diện của em C 20 tuổi, bị bệnh tâm thần, chưa kết hơn, có tài sản riêng do ơng bà Nội chết để lại 300 triệu đang gửi tiết kiệm Ngân hàng. Thấy anh của bà B có đại lý bán xe làm ăn phát đạt nên A và B muốn rút tiền của C hùn vốn với anh của bà B làm ăn, hàng tháng lấy tiền tiền lãi phục vụ nhu cầu hàng ngày và khám chữa bệnh cho con, cịn tiền gốc giữ ngun. Nhưng cơ của em C là người giám sát việc giám hộ, vì có mâu thuẫn với anh của bà B nên không đồng ý với lý do ông A, bà B đem tiền đi kinh doanh mặc dù kinh doanh có thể sinh lãi nhiều hơn nhưng khả năng rủi ro cao, nếu kinh doanh thất bại thì tài sản của em C sẽ bị giảm. Vậy người giám sát việc giám hộ khơng đồng ý thì A, B có được rút tiền của C để kinh doanh không? Áp dụng đoạn 1 khoản 1 Điều 59 BLDS ông A, bà B sẽ không được rút tiền vì để kinh doanh vì khơng được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Từ ví dụ này cho thấy, “phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ” với “phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh” tương tự nhau là phải có sự đồng ý, khơng có sự đồng ý giao dịch khơng được xác lập. Quy định này gây khó khăn cho cha hoặc mẹ trong việc định đoạt tài sản của con mất năng lực

hành vi dân sự hay con có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vì mục đích đảm bảo cuộc sống cho con.

Theo quan điểm của tác giả, đối với người giám hộ là cha, mẹ và người được giám hộ là con mất năng lực hành vi dân sự, con có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì cha, mẹ định đoạt tài sản của con khơng cần thiết phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Bởi lẽ người thân thích của người giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích, mà người thân thích ở hàng thứ nhất là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ, mà trong trường hợp này người được giám hộ khơng có vợ hoặc chồng hoặc có vợ, chồng, con nhưng khơng đủ điều kiện làm người giám hộ thì cũng sẽ khơng đủ điều kiện làm người giám sát việc giám hộ, chỉ còn lại cha mẹ của người được giám hộ vừa là người giám hộ vừa là người giám sát việc giám hộ. Hơn nữa người giám hộ và người được giám hộ có quan hệ huyết thống với nhau, nếu con bị mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có tài sản mà cha, mẹ bán hay cho th tài sản đó nhằm mục đích chăm lo cho con là việc làm chính đáng, nếu con khơng có tài sản thì cha, mẹ là người giám hộ cũng phải ni dưỡng, khám chữa bệnh cho con vì đây là đạo đức, trách nhiệm của cha mẹ do đó việc định đoạt tài sản trong trường hợp này không cần người giám sát việc giám hộ.

Kiến nghị:

Từ thực trạng trên, theo tác giả kiến nghị Nghị định 126 hướng dẫn thi hành đoạn 2 khoản 1 Điều 59 BLDS bổ sung theo hướng sau: “Trừ trường hợp cha mẹ

làm giám hộ cho con thì việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặc cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ không cần sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ,”.

2.2. Nội dung định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con

Một phần của tài liệu QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 28 -30 )

×