Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tà

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

2.1. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con

2.1.2. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tà

tài sản để kinh doanh

Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng là tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, được chia làm hai loại: bất động sản và động sản.

- Bất động sản được quy định tại khoản 1 Điều 107 BLDS bao gồm: đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định pháp luật.

- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản (khoản 2 Điều 107 BLDS), động sản phải đăng ký quyền sở hữu là: xe, tàu thuyền…

Con dưới 15 tuổi có tài sản là bất động sản hay động sản có đăng ký quyền sủ dụng, quyền sở hữu cha mẹ được quyền định đoạt thay con nhưng phải đảm bảo vì lợi ích của con và nếu con từ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con dưới 15 tuổi không bị giới hạn bởi giá trị hoặc loại tài sản. Ngược lại, phạm vi định đoạt của cha mẹ đối với tài sản riêng là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu của con từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi rất hạn chế, cha mẹ không được quyền đại diện cho con tham gia giao dịch dân sự, mà chỉ có quyền định đoạt dưới hình thức bằng văn bản thể hiện ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho con tham gia giao dịch, đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng là do con quyết định. Pháp luật tin tưởng rằng chủ thể này hồn tồn có khả năng nhận thức được tính chất định đoạt tài sản của mình, khả năng điều khiển hành vi, dám làm dám chịu và trong chừng mực nào đó sẽ tự chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi định đoạt tài sản của mình.

Xuất phát từ việc con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chưa có khả năng nhận thức tồn diện và chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên các nhà làm luật đã quy định điều kiện đối với con định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh cần phải có sự đồng ý của cha mẹ (khoản 2 Điều 77 Luật HNGĐ).

Khoản 4 Điều 21 BLDS quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 21

BLDS vẫn chưa được hướng dẫn “giao dịch dân sự khác” là những giao dịch nào. Theo quy định này, khi con bán, cho tặng, thế chấp, dùng tài sản để kinh doanh thì phải được sự đồng ý của cha mẹ, nếu cha mẹ khơng đồng ý thì con khơng được thực hiện giao dịch, nếu con vẫn tiếp tục định đoạt tài sản mà không có sự đồng ý của cha mẹ giao dịch sẽ bị vơ hiệu. Từ đó cho thấy, cha mẹ khơng phải là người định đoạt chính mà đóng vai trò gián tiếp định đoạt tài sản riêng của con và là người thực hiện khâu kiểm duyệt cho con thực hiện giao dịch dân sự về tài sản.

Tuy nhiên sẽ phát sinh vấn đề nếu cha và mẹ bất đồng ý kiến với nhau trong vấn đề quyết định tài sản riêng của con nhất là khi hôn nhân giữa cha và mẹ không tồn tại, Luật HNGĐ chưa dự liệu trường hợp này. Có vẻ như, nếu cha và mẹ không thống nhất ý kiến thì hoặc cha hoặc mẹ sẽ đại diện cho con trong các giao dịch thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, còn lại các giao dịch quan trọng sẽ rơi vào ngõ hẹp. Nếu tranh chấp xảy ra, có lẽ cơ quan Tịa án phải vận dụng quy định phần chung của BLDS tại Điều 5, Điều 6 và Điều 14 để xét xử nhưng đó chỉ là hình thức tạm thời.

Kiến nghị:

Từ thực trạng trên, tác giả kiến nghị Nghị định 126 hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 73 Luật HNGĐ bổ sung theo hướng sau: “Trường hợp cha đồng ý cho

con định đoạt tài sản riêng nhưng mẹ khơng đồng ý hoặc ngược lại thì con được định đoạt tài sản của mình”.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản của con theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)