Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 46 - 47)

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Dư nợ 1.278,6 1.846,6 2.533 2.969,4 3.558,5

VND 702,6 1.317,3 2.136,6 2.430 3.158,5

USD 576,0 529,3 396,4 539,4 400,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gịn)

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

Tỷ lệ cho vay USD giảm dần trong giai đoạn năm 2005 – 2009, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2008, 2009 do những nguyên nhân sau:

- Theo quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của NHNN, ngân hàng

chỉ được cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập khẩu, đối với các nhu cầu vốn trong

nước thì phải cho vay bằng VND. Như vậy quyết định này đã hạn chế các doanh

nghiệp xuất khẩu cĩ nguồn thu ngoại tệ tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ cĩ lãi suất

thấp khi cĩ nhu cầu vay vốn để thanh tốn trong nước. Tuy nhiên quyết định này lại

cho các doanh nghiệp khơng cĩ nguồn thu bằng ngoại tệ được vay ngoại tệ để nhập

khẩu, điều này cĩ thể tạo ra rủi ro đối với doanh nghiệp vay USD khi tỷ giá biến động. - Bên cạnh đĩ tỷ giá VND/USD trong năm 2008 và năm 2009 biến động mạnh đã làm cho nhiều doanh nghiệp khơng dám vay bằng USD.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2005 2006 2007 2008 2009 Dư nợ VND  USD

Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

Tỷ

- Nguyên nhân do chênh lệch lãi suất VND/USD giảm.

- Ngồi ra, trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ, Chi nhánh khơng đủ ngoại tệ để cho vay, đặc biệt là các loại ngoại tệ huy động được rất ít như EUR, JPYnhằm đảm

bảo hợp đồng đã ký kết với khách hàng, Chi nhánh phải đi vay của Hội sở chính, sau

đĩ cho khách hàng vay lại. Trường hợp này, lãi cho vay cịn lại rất ít, thậm chí khơng

cĩ lãi hoặc cĩ khi lỗ.

- Tình hình căng thẳng về ngoại tệ diễn ra, thị trường khan hiếm USD. Nhiều doanh nghiệp cĩ tiền VND nhưng khơng thể mua được ngoại tệ, khơng cĩ ngoại tệ để

nhập khẩu nguyên liệu làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Cĩ doanh

nghiệp buộc phải để nợ quá hạn dù cĩ tiền VND nhưng khơng thể mua USD để trả nợ.

Vì vậy trong thẩm định và quyết định cho vay phải lưu ý khi cho vay bằng ngoại tệ,

cần hạn chế và xác định tỷ lệ nhất định cho vay USD đối với doanh nghiệp khơng tự

cân đối được ngoại tệ. Thực tế cho thấy ngân hàng khơng thể đáp ứng được hết nhu

cầu ngoại tệ của khách hàng, vì vậy cho vay quá nhiều USD với doanh nghiệp khơng cĩ doanh thu bằng USD cĩ thể dẫn đến nợ quá hạn do khơng đủ nguồn USD bán cho doanh nghiệp để trả nợ.

Hiện nay trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng, tỷ lệ dư nợ của các doanh

nghiệp cĩ nguồn doanh thu xuất khẩu bằng USD hiện nay khá thấp. Điều đĩ cĩ thể

thấy nguồn ngoại tệ hiện nay từ các doanh nghiệp cĩ dư nợ tín dụng bán cho ngân hàng là khơng cao. Trong thời gian tới, để tăng thu hút nguồn ngoại tệ cho ngân hàng, cần phải tăng tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp cĩ nguồn thu xuất khẩu bằng USD.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)