- Việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng
khoản vay mà chưa cĩ hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các
khách hàng vay của chi nhánh. Điều đo dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư
khơng cân đối.
- Chính sách tín dụng cịn nhiều điểm chưa rõ ràng, NHNT chỉ mới giao chi
nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào….
- Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng khơng cĩ quy định cụ thể về
việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân
hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.
- Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế VCB Nam Sài Gịn cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau:
+ Cơng tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay cịn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thưch hiện chiếu lệ dẫn đến khơng kịp thời phát hiện những rủi ro.
+ Cán bộ tín dụng cịn hạn chế về mặt chuyên mơn trong việc thẩm định, phân
tích đánh giá nên khơng nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.
+ Các bộ phận của ngân hàng khơng trao đổi thơng tin thường xuyên dẫn đến
chậm phát hiện các rủi ro.
+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực
đầu tư đề cập một cách hạn chế.
+ Những thơng tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thơng tin khác chỉ mang tính tham khảo.
- Cơng tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ cĩ vấn đề cịn nhiều tồn tại như:
+ Cảnh báo rủi ro: VCB Nam Sài Gịn vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đĩ, hệ thơng phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố
định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.
+ Quy trình hưỡng dẫn xử lý các khoản tín dụng cĩ vấn đề: VCB Nam Sài Gịn vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xử lý các khoản nợ xấu cán bộ cịn nhiều lúng túng, thời gian xử lý kéo dài
+ Chưa cĩ bộ phận chuyên xử lý nợ cĩ vấn đề một cách hiệu quả, dẫn đến việc xử lý nợ cĩ vấn đề một cách lúng túng trong việc thương lượng với khách hàng cũng như thực biện các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Kết luận chương 2
Các phân tích và nhận xét về thực trạng hoạt động tín dụng, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại VCB Nam Sài Gịn cĩ thể thấy rằng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của VCB Nam Sài Gịn vẫn chưa phát huy hiệu quả, làm cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng trở nên bị động, giảm một phần khả năng thích ứng với giai đoạn hiện nay cho cả chính ngân hàng và cho khách hàng vay vốn. Đĩ chính là những hạn chế địi hỏi VCB Nam Sài Gịn hồn thiện hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN
*****
3.1 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay, chính sách khách hàng hiệu quả trong từng thời kỳ
Trên cơ sở chính sách tín dụng của NHNT, VCB Nam Sài Gịn cần xây dựng cho riêng mình danh mục đầu tư, chính sách khách hàng phù hợp với tình hình kinh tế đặc thù tại địa bàn, phát huy được lợi thế của chi nhánh.
Danh mục đầu tư, chính sách khách hàng cần đáp ứng được các yêu cầu về hiệu
quả kinh doanh, gia tăng thị phần trên địa bàn, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hĩa lợi nhuận và quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an tồn
trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời danh mục đầu tư, chính sách
khách hàng phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố.