CÁC PHÁN QUYẾT QUAN TRỌNG CỦA TÕA ÁN BẢO VỆ QUYỀN

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (Trang 79)

các doanh nghiệp Hoa Kỳ có từ 15 nhân viên trở lên. Trong tháng 7/2008, EEOC đã công bố sổ tay tuân thủ mới dầy 94 trang với hàng chục ví dụ cụ thể về những việc chủ sử dụng lao động phải làm để tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và tơn giáo của người lao động. Bennett cho rằng: “Đây chính là lĩnh vực mà tất cả mọi người đều sợ đụng tới bởi vì người ta rất khơng thoải mái với chủ đề tôn giáo. Từ xưa đến nay, chúng ta thường nghĩ tôn giáo bị đặt ngồi phạm vi cơng sở, nhưng trên thực tế, điều đó là khơng đúng và khơng thể thực hiện”113.

2.2 CÁC PHÁN QUYẾT QUAN TRỌNG CỦA TÕA ÁN BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TÔN GIÁO

“Quốc hội không được đưa ra những đạo luật về thành lập tơn giáo hay cấm đốn quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo”. Khi người dân có căn cứ và cơ sở tin rằng luật pháp đã xâm phạm nguyên tắc nêu trong Hiến pháp Hoa Kỳ thì họ sẽ hướng về

113 Christopher Connell, Hài hịa giữa cơng việc và tơn giáo (Balancing Work and Religion) (trong tác phẩm “Tự do Tín ngưỡng: Các nhóm tơn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States), Tạp chí điện tử của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8- 2008, tr.25-28.

76

tòa án - cơ quan được Hiến pháp chọn làm người bảo vệ cho những nguyên tắc này114.

Sau cuộc Nội chiến, nước Mỹ trải qua những thay đổi quan trọng về kinh tế, xã hội và dân số, và cùng những thay đổi này đã nảy sinh những vấn đề mới về tự do tôn giáo. Với việc thông qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 của Hiến pháp vào năm 1868, những phê phán nghiêm khắc của Điều bổ sung sửa đổi đầu tiên dần dần được đưa vào áp dụng ở các bang. Những vấn đề về tự do tôn giáo mới nảy sinh là những vấn đề mà có thể thế hệ những nhà Lập quốc chưa lĩnh hội được. Như Alexis de Tocqueville từng nhận xét từ rất lâu trước đó, ở Mỹ hầu như tất cả những vấn đề quan trọng cuối cùng đều trở thành những vấn đề mang tính pháp lý. Bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ 19 và vào thế kỷ 20 các vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn, các tòa án đã phải giải quyết những vấn đề nan giải liên quan đến ý nghĩa của “điều khoản về tôn giáo” trong Điều bổ sung sửa đổi thứ 14.

Hầu như trong suốt 150 năm đầu sau khi phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, Quốc hội đã tuân thủ những chỉ dẫn của Điều bổ sung sửa đổi và bổ sung đầu tiên, do đó có rất ít vụ liên can đến Ðiều khoản cấm Chính thức hóa tơn giáo và những điều này khơng cịn có giá trị như trước đây. Sau đó, vào năm 1947, Tịa án Tối cao quyết định rằng cả hai điều khoản đều áp dụng với các bang. Thẩm phán Hugo L.Black, trong nhóm đa số điều hành xử vụ Everson kiện Sở giáo dục, đã giải thích rất chi tiết về sự phát triển mang tính lịch sử của quyền tự do tơn giáo ở Mỹ.

Dưới đây là tóm lược những phán quyết quan trọng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ do Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống cộng đồng tổng kết.

Vụ Reynolds kiện Hoa Kỳ (1879): Truy tố hình sự một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong đạo Mormon vì vi phạm chế độ một vợ một chồng tại bang Utah.

Vụ Cantwell kiện Connecticut (1940): Bác bỏ một bản án về tội gây rối trật tự, phán quyết cho rằng Điều khoản Tự do Tôn giáo được áp dụng với các hành động tại tiểu bang cũng như liên bang.

114 Richard W. Huckaby (Editor-in-Chief), Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States, U.S. Department of State - August 2008- Volume 13 - Number 8 eJournal USA, tr. 29.

77

Học khu Minersville kiện Gobitis (1940): Phán rằng Điều khoản Tự do Tôn giáo không trao cho học sinh trường cơng có động cơ tơn giáo quyền được chọn không tham gia lễ chào cờ bắt buộc.

Vụ Sở Giáo dục bang Tây Virginia kiện Barnette (1943): Bác bỏ phán quyết

Gobitis và công nhận quyền được phép không tham gia lễ chào cờ bắt buộc căn cứ theo quyền tự do ngôn luận và thờ cúng. Ở Mỹ, việc người Do Thái đội mũ yarmulke hàng ngày trên đường phố và ở nhà là việc rất bình thường. Tuy nhiên, Tịa án Tối cao Mỹ đã phán quyết rằng một cơ trưởng không quân người Do Thái không được miễn khỏi quy định đội mũ phi công trên máy bay

Vụ Hoa Kỳ kiện Ballard (1944): Trong một vụ liên quan tới thầy lang chữa

bệnh bằng lòng tin tự nhận có sức mạnh siêu nhiên khi chữa bệnh, đã phán rằng chính phủ khơng thể đặt câu hỏi về sự thực hay độ tin cậy về đức tin của một người nào đó, nhưng được quyền xem xét xem liệu đức tin đó có thực sự được thực hiện hay không.

Vụ Braunfeld kiện Brown (1961): Bác bỏ lập luận của các doanh nhân người

Do Thái hành lễ ngày xa-ba các ngày thứ 7 và phản đối một đạo luật yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng cửa vào ngày chủ nhật.

Vụ Sherbert kiện Verner (1963): Phán rằng chính sách thất nghiệp của Nam

Carolina buộc người lao động phải lựa chọn giữa việc được hành lễ ngày xa- ba và việc nhận trợ cấp thất nghiệp, như vậy đã vi phạm điều khoản Tự do Tôn giáo.

Vụ Wisconsin kiện Yoder (1972): Phán rằng Điều khoản Tự do Tôn giáo đã

miễn cho trẻ vị thành niên theo đạo Old Order Amish khơng phải có mặt bắt buộc tại trường học.

Vụ trường Đại học Bob Jones kiện Hoa Kỳ (1983): Bác bỏ một đơn kiện căn

cứ theo Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp đối với chính sách của Sở Thu nhập quốc nội bác bỏ quy chế miễn thuế cho các cơ sở giáo dục tơn giáo phi lợi nhuận vốn có chính sách phân biệt chủng tộc.

78

Vụ Goldman kiện Weinberger (1986): Phán rằng Điều khoản Tự do Tôn giáo

không cho phép một đại úy không quân người Do Thái được miễn áp dụng một quy định cấm đội bất kỳ loại mũ lưỡi trai nào trong nhà.

Vụ O’Lone kiện Estate of Shabazz (1987): Phán rằng lý do an ninh là cơ sở

hợp lý để hạn chế tù nhân tham gia các buổi hành lễ của đạo Hồi.

Vụ việc làm kiện Smith (1990): Ủng hộ việc bác bỏ không bồi thường thất

nghiệp cho hai tư vấn viên về phục hồi sức khỏe sau cai nghiện người đa đỏ vốn đã bị đuổi việc vì họ đã nuốt chất met-ca-lin gây ảo giác trong nghi lễ tôn giáo.

Vụ Nhà thờ Lukumi Babalu Aye kiện Thành phố Hialeah (1993): Phán rằng

các pháp lệnh của thành phố Hialeah về đối xử với động vật đã phân biệt đối xử với đạo Santeria và nghi lễ tế thần bằng động vật của tôn giáo này.

Vụ Thành phố Boerne kiện Flores (1997): Phán rằng Quốc hội khơng có đủ

thẩm quyền để sử dụng quyết định của mình để thay thế phán quyết của ngành tư pháp liên bang về các quy tắc tự do tôn giáo mà các tiểu bang phải tuân thủ.

Vụ Locke kiện Davey (2004): Phán rằng việc bao cấp trong ngành giáo dục

đại học tại tiểu bang Washington không dành cho những người học chuyên ngành tôn giáo là hợp hiến.

Vụ Cutter kiện Wilkinson (2005): Bác bỏ lập luận cho rằng một số nội dung

trong quy định của liên bang về tự do tôn giáo đối với phạm nhân và những người sống trong các cơ sở từ thiện đã vi phạm Điều khoản tổ chức tôn giáo trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp.

Vụ Gonzales kiện O Centro Espirita Beneficiente Uniao do Vegetal (2006):

Phán rằng RFRA (Đạo luật khôi phục quyền tự do tôn giáo năm 1993) bảo vệ quyền của một giáo phái nhỏ được nhập khẩu và sử dụng chất gây ảo giác trong nghi lễ tôn giáo của họ115.

Dưới đây là sự phân tích một số vụ việc mang tính điển hình để minh chứng cho sự bảo vệ của Hiến pháp về quyền tự do tôn giáo trong thực tiễn nước Mỹ.

115 Richard W. Huckaby (Editor-in-Chief), Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States, U.S. Department of State - August 2008- Volume 13 - Number 8 eJournal USA, tr.37-39.

79

2.2.1 Thẩm phán Hugo L. Black trong vụ Everson kiện Sở giáo dục (1947)

Ðiều khoản cấm: “chính thức hóa tơn giáo” trong Điều bổ sung sửa đổi và bổ sung đầu tiên ít nhất có nghĩa là: Các bang hay chính phủ liên bang khơng được thành lập một nhà thờ nào. Các bang và chính phủ liên bang khơng được thông qua các luật hỗ trợ một tôn giáo hay tất cả các tôn giáo hoặc ưu tiên tôn giáo này so với tôn giáo khác. Các bang và chính phủ liên bang khơng được cưỡng ép hay gây ảnh hưởng đối với một người để bắt họ theo hoặc không theo một nhà thờ nào đi ngược lại ý nguyện của người đó hoặc ép buộc người đó phải theo một tín ngưỡng hay không theo một tôn giáo nào. Không ai phải chịu sự trừng phạt vì tán thành hoặc theo hay khơng theo một tín ngưỡng tơn giáo, vì đến nhà thờ hoặc không đến nhà thờ. Khơng được thu thuế dù ít hay nhiều để ủng hộ bất cứ hoạt động hoặc tổ chức tơn giáo nào, dẫu vì mục đích gì hoặc dưới bất cứ hình thức giảng đạo hoặc hành đạo nào. Các bang và chính phủ liên bang dù là cơng khai hay bí mật, khơng được tham gia vào công việc của bất cứ tổ chức hoặc nhóm tơn giáo nào và ngược lại. Theo lời của Thomas Jefferson, điều khoản cấm chính thức hóa tơn giáo bằng luật là nhằm dựng lên một: “bức tường tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước”.

Trong đoạn này ta có thể nhận thấy hạt nhân duy lý của hầu hết các vụ liên quan đến vấn đề tơn giáo mà Tịa án Tối cao xử trong vòng 50 năm qua, dù là liên quan đến điều khoản cấm Chính thức hóa Tơn giáo (cấm Chính phủ thi hành chức năng tôn giáo) hoặc Ðiều khoản Tự do Hành đạo (cấm Chính phủ hạn chế việc cá nhân theo một số nghi thức tơn giáo). Cùng với nhóm điều hành xét xử, vụ kiện của Everson đã mở đầu một trong những cuộc tranh cãi công khai về chính sách gay gắt nhất thời đại chúng ta - đó là vấn đề đâu là những ranh giới của Ðiều khoản cấm Chính thức hóa Tơn giáo đối với hành động của Chính phủ khơng chỉ trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho các chương trình mà cịn về hành vi theo đạo trong khu vực công cộng?

Lấy một ví dụ về một nghi thức đặc biệt bắt đầu mỗi ngày tại các trường học trên toàn nước Mỹ từ nhiều năm. Giáo viên ở các trường công cùng học sinh đọc một bài kinh ngắn mang tên Lời nguyện Trung thành, và hát quốc ca: “America” hoặc: “Star-Spangled Banner” hoặc có thể là đọc vài đoạn trong kinh thánh. Sự lựa

80

chọn nghi thức thay đổi theo luật của bang, phong tục địa phương và ý thích của các giáo viên hoặc hiệu trưởng. Hầu hết người Mỹ khơng thấy có gì sai đối với nghi thức phổ biến này; nó là một phần của di sản lịch sử Mỹ, và như Thẩm phán William O.Douglas đã từng viết đó là một nét văn hóa quan trọng của: “một nhân dân theo tơn giáo và những thiết chế của họ thể hiện niềm tin vào Ðấng tối cao”. Ở New York, bang này đã soạn một bài cầu nguyện: “phi giáo phái” để sử dụng trong các trường công, tuy nhiên một nhóm phụ huynh đã phản đối quy định này, cho rằng nó: “đi ngược lại tín ngưỡng, tơn giáo hoặc các nghi thức tôn giáo của họ và con em họ”. Vào những năm 1960, sự đa dạng về văn hóa và tơn giáo của Mỹ tăng lên làm nhiều người cảm thấy bất bình trước việc ép buộc trẻ em phải đọc thuộc lòng một bài kinh bất chấp tín ngưỡng tơn giáo của chúng và cha mẹ chúng.

Một nhóm phụ huynh đã kiện ra tòa, và cuối cùng Tòa án Tối cao Mỹ đã phán quyết ủng hộ họ trong vụ Engle kiện Vitale. Thẩm phán Hugo L. Black (người đã từng dạy ở trường giáo lý vào ngày chủ nhật hơn hai mươi năm) giữ quan điểm rằng một bài cầu nguyện do bang quy định dù về mặt tơn giáo có tính chất trung dung đến mấy, cũng: “hồn tồn trái với điều khoản cấm chính thức hóa tơn giáo”. Bài cầu nguyện dù nội dung như thế nào cũng đều là một hoạt động tôn giáo và Điều bổ sung sửa đổi và bổ sung đầu tiên: “ít nhất phải có nghĩa là việc soạn bài kinh cầu nguyện chính thức cho bất cứ nhóm người Mỹ nào để cầu nguyện như một phần của một chương trình tơn giáo mà chính phủ thực hiện (thơng qua hệ thống trường công) không phải là cơng việc của chính phủ”. Black tiếp tục giải thích điều ơng cho là có tính triết lý đằng sau Ðiều khoản cấm Chính thức hóa Tơn giáo: Ðối với Black, nội dung của bài cầu nguyện, những ngôn từ thực sự của nó hay thực tế là bản chất được cho là phi giáo phái làm cho nó trở nên trung lập về mặt tơn giáo, do vậy khơng có liên quan đến vụ kiện. Nhưng bản chất của sự cầu nguyện là mang tính tơn giáo, và với việc đề xướng sự cầu nguyện, bang này đã vi phạm điều khoản cấm Chính thức hóa tơn giáo bằng việc khuyến khích một hoạt động tơn giáo được bang quyết định và bảo trợ. Tịa án khơng tìm được bằng chứng của sự ép buộc- không học sinh nào bị buộc phải cầu nguyện. Tịa án cũng khơng nhận thấy bài nguyện này thiên về lợi ích của bất cứ một giáo phái nào. Nhưng chính sự ủng hộ

81

của bang đối với các hoạt động tôn giáo ở các trường công và bản thân những hoạt động đó vi phạm Điều bổ sung sửa đổi đầu tiên116.

2.2.2 Thẩm phán Hugo L. Black, trong vụ Engel kiện Vitale (1962)

Khi quyền lực, uy tín và sự hỗ trợ tài chính của chính phủ được giành cho một tín ngưỡng tơn giáo đặc biệt nào đó, thì áp lực mang tính cưỡng ép gián tiếp đối với các nhóm tơn giáo thiểu số, buộc những nhóm này phải theo tơn giáo được cơng nhận chính thức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, mục đích của điều khoản cấm Chính thức hóa tơn giáo cịn đi xa hơn thế. Mục tiêu trước hết của nó dựa trên cơ sở của niềm tin rằng sự hợp nhất chính phủ và tơn giáo có xu hướng dẫn đến huỷ hoại chính phủ và làm giảm giá trị tơn giáo. Mục đích khác dựa trên cơ sở của thực tế lịch sử cho thấy tơn giáo do chính phủ cơng nhận và sự ngược đãi tôn giáo luôn song hành với nhau.

Phán quyết trong vụ Engel tạo ra một làn song phê phán chống lại tòa án, mặc dù làn song phản đối đó đã suy giảm theo năm tháng, nhưng chưa bao giờ ngừng hẳn. Trong con mắt của nhiều người, Tòa án đã đánh vào một nghi thức truyền thống phục vụ những mục đích xã hội quan trọng, mặc dù đơi lúc nghi thức đó cũng đã trừng phạt một vài người khơng theo đạo hoặc những người lập dị. Một tiêu đề bài báo đã lớn tiếng: “Tòa án đặt Chúa ra ngồi vịng pháp luật”. Nhà truyền giáo đạo Tin lành Billy Graham đã la lối: “Chúa vẫn rủ lòng thương đất nước chúng ta, khi chúng ta khơng cịn có thể cầu xin sự cứu giúp của Người”, trong khi Francis Cardinal Spellman của New York lên án Hội đồng xét xử là: “đánh vào trái tim truyền thống kính yêu Chúa mà trẻ em Mỹ đã được ni dưỡng bao lâu nay”.

Cũng có những người ủng hộ Tịa án. Nhiều nhóm tơn giáo xem phán quyết là một bước tiến quan trọng tiến tới tách tôn giáo ra khỏi những nghi thức công cộng vô nghĩa và bảo vệ việc hành đạo một cách chân thành. Hội đồng các Giáo hội Quốc gia - một liên minh giữa các giáo phái tự do và chính thống đã ca ngợi phán quyết trong vụ Engel vì đã bảo vệ quyền của người thiểu số. Tổng thống John F.

Một phần của tài liệu Quyền tự do tôn giáo ở mỹ và một số giá trị phổ biến có ý nghĩa tham khảo đối với việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)