Điều sửa đổi thứ nhất Hiến pháp Mỹ xác định nguyên tắc chính giáo phân ly cho nước Mỹ. Theo nguyên tắc này, Nhà nước Mỹ khơng có đại diện của tổ chức tôn giáo, trong Quốc hội cũng không dành “ghế” cho các tổ chức tơn giáo, Chính
128 Christopher Connell, Hài hịa giữa cơng việc và tôn giáo (Balancing Work and Religion) (trong tác phẩm “Tự do Tín ngưỡng: Các nhóm tơn giáo thiểu số ở Hoa Kỳ” (Freedom of Faith: Religious Minorities in the United States), Tạp chí điện tử của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 8- 2008, tr.25-28.
103
phủ, Tịa án khơng có quan hệ gì (mang tính quan phương) với tơn giáo; tài chính quốc gia cũng khơng gánh vác bất cứ khoản chi tiêu gì liên quan đến tơn giáo.
Thực tế lịch sử nước Mỹ đã chứng minh rất rõ rằng, chính giáo phân ly triệt để là khó có thể tồn tại. Mặc dù giáo hội quan phương không được thừa nhận trong Hiến pháp liên bang, nhưng ở các bang, qui định về vấn đề này là khơng hồn tồn giống nhau. Trong một thời gian khá dài, một số bang vẫn thừa nhận địa vị ưu việt của một số giáo hội nhất định. Ví dụ, trước 1822, Hiến pháp bang Massachusetts qui định chỉ có tín đồ Thanh giáo mới có quyền bầu cử, Hiến pháp bang New Jersey qui định chỉ có tín đồ Tin Lành mới có thể đảm nhận cơng chức, hay trước 1790, Hiến pháp bang Pennylvania qui định công chức phải là người tín ngưỡng “Kinh Thánh” Cựu ước và Tân ước.
Bên cạnh đó, một thực tiễn khác tồn tại là: việc Quốc hội Mỹ cấm việc ra luật lệ để thiết lập tôn giáo quan phương hoặc hạn chế tự do thực hành tôn giáo, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc quan hệ các bang cũng có thẩm quyền như vậy? Bản thân điều sửa đổi thứ nhất Hiến pháp không khẳng định rõ. Năm 1833, trong 13 bang hợp thành liên bang Hoa Kỳ, Massachusetts là bang cuối cùng phế bỏ tự do quan phương. Các bang gia nhập vào Hoa Kỳ sau này cũng đều được yêu cầu bảo đảm tôn giáo tự do và chính giáo phân ly, nhưng cho đến năm 1868 trước khi Điều sửa đổi thứ 14 Hiến pháp Mỹ được chính thức thơng qua, các bang phải chăng đã buộc phải tuân theo pháp luật do Quốc hội liên bang đặt ra rằng phải thực hiện tôn giáo tự do và chính giáo phân ly? Điều này vẫn là vấn đề còn “treo”, chưa được giải quyết dứt điểm và triệt để. Một số người, trong đó bao gồm cả các thẩm phán tối cao liên bang cho rằng “ý đồ” của Điều sửa đổi thứ 14 là nhằm biến “luật quyền lợi” trong Hiến pháp liên bang trở thành luật của các bang, tuy nhiên trong nhiều năm, phán quyết của tịa án tối cao liên bang lại khơng thể hiện quan điểm này. Đa số các quan tịa kiên trì ngun tắc xử lý từng vụ việc riêng biệt và họ luôn phủ định hai phân câu mang tính nguyên tắc về tôn giáo trong điều sửa đổi thứ nhất Hiến pháp liên bang có khả năng áp dụng phổ biến cho các bang. Cho đến mãi thập niên
104
40 của thế kỷ XX, tòa án tối cao liên bang mới chính thức nêu ra hai nguyên tắc cơ bản (tơn giáo tự do và chính giáo phân ly) áp dụng phổ biến cho tất cả các bang129.
Tuy nhiên, đến đây lại một vấn đề được phát sinh: sự lý giải trong thực tiễn pháp lý ở các bang về tự do tơn giáo và chính giáo phân ly còn tồn tại sự khác nhau rất lớn. Khơng những thế, ngay cả sự lý giải của Tịa án tối cao liên bang cũng tồn tại sự khác biệt lớn giữa các quan tòa qua các giai đoạn khác nhau, các đảng phái khác nhau. Tất cả những vấn đề đó làm cho việc vận dụng hai nguyên tắc này trở nên hết sức phức tạp130.
Đánh giá về mối quan hệ giữa các giáo hội, giáo phái và các đảng phái chính trị, giáo sư người Mỹ D. Moberg đã nhận xét rằng, tín đồ Cơng giáo và Do Thái giáo thơng thường dành lá phiếu của mình cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ, cịn tín đồ đạo Tin Lành người da trắng ở miền Bắc và miền Tây lại bỏ phiếu cho những người thuộc Đảng Cộng hồ. Tuy nhiên, tình hình đó đã thay đổi vào nửa sau những năm 70 thế kỉ XX. Các giáo phái Tin Lành lớn đã trở thành những lực lượng bảo thủ hơn, do vậy những người cấp tiến và những người theo chủ nghĩa tự do đã ra
129 Khi được viết ra, Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất chỉ áp dụng cho chính quyền Liên bang chứ không cho các bang. Điều bổ sung sửa đổi thứ mười bốn, được thông qua vào năm 1868, cấm các bang “cướp đi của bất kỳ ai sinh mệnh, tự do hoặc tài sản mà không theo một quy trình do luật định”. Điều khoản này được giải thích là các bang phải bảo vệ các quyền - bao gồm quyền tự do tôn giáo - được bảo đảm bởi Đạo luật về các quyền).
Trong thế kỷ XX, quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền đã đạt đến một giai đoạn xung đột mới - sự xung đột giữa trách nhiệm công dân và lương tâm cá nhân. Những nét lớn của một cách tiếp cận tới sự xung đột đó hình thành trong một số phán quyết của Tịa án Tối cao.
Có lẽ đáng chú ý nhất trong số đó là vụ Sở Giáo dục bang Tây Virginia kiện Barnette (1943). Vụ kiện phát sinh từ việc một số thành viên của giáo phái Chứng nhân Thượng đế từ chối chào cờ Hoa Kỳ trong lúc ở trường học, một điều được quy định trong luật của bang. Những người theo giáo phái Chứng nhân tranh luận rằng vì tín ngưỡng của họ cấm đốn những lời thề trung thành như thế nên họ đã bị ép buộc phải làm trái với lương tâm của mình. Ba năm trước đó, Tịa án Tối cao đã ủng hộ một điều luật gần tương tự như vậy - một quyết định đã bị chỉ trích thẳng thừng.
Trong một vụ kiện vào năm 1943, Tòa Tối cao trên thực tế đã tự bác bỏ phán quyết của mình bằng việc viện dẫn một điều khoản khác trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất, điều khoản về đảm bảo tự do ngôn luận. Việc chào cờ được coi là một dạng ngơn luận, một điều mà chính quyền bang khơng thể buộc các cơng dân của mình phải thi hành. Kể từ đó, Tịa án Tối cao đã tạo ra những ngoại lệ khác đối với pháp luật thay mặt cho những nhóm tơn giáo nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một sự phân biệt giữa các vấn đề về lương tâm cá nhân và hành động có tác động xấu tới người khác. Chính vì thế, những thành viên của Nhà thờ Chúa Giê-su của Những vị thánh ngày nay (những tín đồ của giáo phái Mormon) đã bị bỏ tù vào thế kỷ 19 vì thực hiện chế độ đa thê (sau này Nhà thờ Mormon không thừa nhận chế độ đa thê nữa). Gần đây hơn, có những bậc cha mẹ bị buộc tội sơ suất mang tính tội phạm vì khơng chịu tìm kiếm trợ giúp y tế cho con cái ốm đau của mình, để cho chúng bị chết, mặc dù tín ngưỡng tơn giáo của những người cha mẹ đó thể hiện rằng họ từ chối việc điều trị vì lịng tin sẽ là phương thuốc.
Theo: George Clark (Tổng Biên tập), Portrait of the USA, tr.69, 70.
130 Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb. Tôn giáo - Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009 (bản dịch của Trần Nghĩa Phương) tr.392 - 394.
105
khỏi những giáo phái này, còn Đảng Dân chủ cũng không thể hi vọng nhiều vào sự ủng hộ của đại bộ phận cử tri là tín đồ Cơng giáo. Tuy vậy, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976 đại bộ phận cử tri Công giáo vẫn bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Dân chủ- J. Carter.
Tơn giáo cũng đóng vai trị nhất định trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị trong các cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ. Theo một truyền thống đã hình thành ở nước Mỹ, đại bộ phận những người Công giáo bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ, cịn tín đồ đạo Tin Lành thường dành lá phiếu của mình cho các ứng cử viên Đảng Cộng hồ. Tuy nhiên, khơng nên đánh giá rằng nhân tố tơn giáo đóng vai trị chủ đạo trong đời sống chính trị cũng như trong cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị ở Mỹ. Thực chất nhân tố tơn giáo chỉ đóng vai trị thứ yếu. Nhưng nếu coi thường nhân tố này thì sẽ mắc sai lầm.
Trước hết cần phải nhận thấy rằng, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đều cố gắng sử dụng tôn giáo như một con át chủ bài trong chiến dịch bầu cử. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong các chiến dịch tranh cử một số vấn đề về mối quan hệ giữa Chính phủ Hoa Kỳ với các giáo hội lại nổi lên và được tranh luận một cách gay gắt. Các giáo hội Mỹ muốn gây một tác động nhất định đến các ứng cử viên của cả hai đảng để khi các ứng cử viên này trúng cử, họ sẽ có thái độ tốt đối với các giáo hội trong khi thảo luận tại Quốc hội về các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Các nhà soạn thảo sách lược của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà trong các cuộc vận động tranh cử cho rằng, cần nêu rõ thái độ thiện cảm đối với một số đòi hỏi của các tổ chức tơn giáo nhằm lơi kéo cử tri về phía mình.
Qua một số cuộc bầu cử Quốc hội tại Hoa Kỳ, chúng ta thấy đại diện của các thành phần tôn giáo trong Quốc hội Hoa Kỳ như sau: Số nghị sĩ đạo Tin Lành chiếm đơng nhất, tiếp sau đó là số nghị sĩ Cơng giáo. Đại đa số các nghị sĩ Công giáo tham gia Quốc hội thuộc Đảng Dân chủ. Trong Quốc hội Hoa Kỳ khố 92 bầu tháng 11 năm 1972 có 113 nghị sĩ người Cơng giáo (trong đó ở Hạ viện là 101, cịn ở Thượng viện là 12). Đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 1976 Quốc hội khoá 95 số nghị sĩ Công giáo là 129 (chiếm 24% tổng số thành viên Quốc hội). Trong khi đó,
106
tại Quốc hội khố 94 bầu năm 1974 người Cơng giáo mới chiếm 21,3 %, cịn Quốc hội khố 93 con số này mới chỉ là 17,8 %. Trong 129 nghị sĩ người Cơng giáo của Quốc hội khố 95 thì có tới 92 người thuộc Đảng Dân chủ và 37 người thuộc Đảng Cộng hịa. Ngồi ra cịn có 13 thượng nghị sĩ người Công giáo thuộc Đảng Dân chủ131.
Qua con số thống kê chúng ta thấy người Cơng giáo ngày càng có mặt nhiều hơn trong Quốc hội Mỹ. Cả hai đảng lớn ở Mỹ đều dựa vào sự ủng hộ của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ. Ba người thuộc Đảng Cộng hoà lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện của Quốc hội khố 95 là người Cơng giáo, 17 nghị sĩ mới của Đảng Cộng hoà trong Quốc hội cũng là người Công giáo. Đối với người theo đạo Tin Lành, đại biểu của họ trong Quốc hội Hoa Kỳ nếu tính tổng số thì đơng hơn người Cơng giáo, nhưng nếu chia theo giáo phái, thì con số của từng giáo phái Tin Lành lại có phần nhỏ hơn. Trong số đó, sau Công giáo là người theo giáo phái Methodists. Tham gia vào Quốc hội khoá 95 giáo phái Methodists có 20 thượng nghị sĩ và 60 nghị sĩ ở Hạ viện. Tiếp đó, giáo phái Episcopalians có 64 nghị sĩ, giáo phái Presbyterians có 60 nghị sĩ, giáo phái Baptists có 55 nghị sĩ, đạo Do Thái có 27 nghị sĩ, Liên hiệp các nhà thờ chúa Kitơ có 22 nghị sĩ, giáo phái Lutherans có 16 nghị sĩ, giáo phái Unitariens có 8 nghị sĩ, giáo phái Mormon có 11 nghị sĩ, Nhà thờ Chúa Kitơ có 5 nghị sĩ. Ngồi ra có 15 tổ chức tơn giáo, trong đó mỗi tơn giáo có dưới 5 nghị sĩ, 21 nghị sĩ tự nhận mình là tín đồ đạo Tin Lành nhưng khơng nói rõ thuộc giáo phái nào và chỉ có 5 nghị sĩ khơng nhận mình thuộc giáo hội tơn giáo nào.
Thực tế cho thấy trong thời gian vận động tranh cử tôn giáo Mỹ đã viết nhiều về quan hệ của tín đồ Cơng giáo, tín đồ đạo Tin Lành và tín đồ Do Thái giáo với các ứng cử viên tổng thống và các ứng cử viên vào Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Điều này khẳng định rằng, tơn giáo đã đóng một vai trị nhất định trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Các giáo hội tôn giáo ngày càng tích cực tác động tới các cơ quan lập pháp như Hạ viện và Thượng viện Mỹ, cố gắng bầu được những đại biểu mà họ hi vọng
131 The Review of Politics, 1975, N. 1, tr.49.
107
có thể nhận được sự ủng hộ sau này. Trong số các nghị sĩ Quốc hội người ta thấy có cả linh mục dịng Tên Robert Dranen. Các chức sắc của các giáo hội tơn giáo tích cực tham gia vào hệ thống các tổ chức ở hậu trường hoạt động trong các cơ quan lập pháp của nước Mỹ và gây áp lực tới Quốc hội và các quan chức nhà nước vì lợi ích của những tập đồn nhất định, trong trường hợp này là lợi ích của giáo hội tơn giáo. Linh mục dòng Tên Robert Dranen được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ từ bang Massachusetts đã thừa nhận rằng, trong số những người tham gia vận động hành lang (Lobbyist) hoạt động ở hậu trường Quốc hội có các đại diện của Giáo hội Công giáo.
Năm 1976, tại Washington đã thành lập một nhóm mới những người vận động hành lang có tên là Những người Cơng giáo vì hành động chính trị Kitơ giáo do Potter lãnh đạo. Ông này đã từng là người xuất bản tạp chí Cơng giáo với tên gọi Triumph. Potter đã từng nói rằng, những người Cơng giáo được tổ chức tốt có thể trở thành một lực lượng to lớn. Một trong những phương tiện của tổ chức này là sự vận động hành lang ở nghị viện (Lobbism), một phương tiện mà giới tư bản độc quyền Mỹ luôn dùng đến. Các tổ chức tơn giáo, trong đó có Giáo hội Cơng giáo Mỹ, cũng sử dụng phương tiện này. Những người vận động hành lang ở nghị viện của các tổ chức tôn giáo đã nỗ lực rất lớn nhằm cản trở Quốc hội thông qua những đạo luật mà các giáo hội khơng mong muốn.
Tóm lại, cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề “rốt cuộc, thế nào là chính giáo phân ly?” vẫn chưa có hồi kết. Với tư cách là tôn giáo truyền thống của nước Mỹ, đạo Tin Lành vẫn thể hiện tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội Mỹ, kể cả trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Mỹ. Tính hạn chế lịch sử của hai nguyên tắc đã làm cho bản thân nó trở thành một nguyên nhân tồn tại mâu thuẫn trong xã hội Mỹ.