Những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng đang thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 51)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đánh giá rủi ro của hoạt động chovay doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.2.3. Những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng đang thực hiện

Hạn chế và xử lý nợ quá hạn (NQH không phải là một vấn đề mới, nhưng nó là vấn đề ln mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, tìm giải pháp hạn chế NQH ln mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đơiư s với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ nói riêng. Hiện tại Ngân hàng đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn sau:

Một là: Giải pháp ngăn ngừa.

Ngăn ngừa NQH là một trong những giải pháp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có ý thức từ người điều hành, lẵnh đạo đến cán bộ cơng nhân viên trong tồn chi nhánh, đặc biệt là độ ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa NQH ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho dến khi thu hồi nợ gốc và lãi. Thông qua việc: Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo quy chế cho vay mới; Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay; Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mơi trường, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng

Hai là: Biện pháp xử lý

- Tổ chức phân tích NQH theo định kỳ: Việc phân tích các khoản NQH có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ nắm được thực trạng NQH nói chung của dơn vị và thực trạng từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao.

- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp: Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ, Ngân hàng đã xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp dối với từng khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý được áp dụng nhằm giúp các khách hàng có

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu NQH khắc phục khó khăn về tài chính, khơi phục, duy trì sản xuất kinh doanh. Một số biện pháp theo quy định hiện nay như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm tiền lãi vay,…

- Xử lý bằng quỹ dự phòng bù dắp rủi ro: Xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng bằng quỹ dự phịng bù đắp rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đang và sẽ thực hiện tốt một số vấn đề: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản có, trích lấp quỹ dự phòng thưo đúng quy định, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu, lập hồ sơ xử lý đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,…

Ba là: Biện pháp thu hồi nợ

- Hiện nay Ngân hàng đã có tiểu ban xử lý và thu hồi nợ tồn đọng (được thành lập từ 2002). Việc xử lý và thu hồi NQH là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp. Những thành viên của tiểu ban xứ lý và thu hồi nợ là những người có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết, xử lý các món nợ; được giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; trực tiếp và thường xuyên phân tích, xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng, NQH khó địi.

- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của Ngan hàng, khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả và khơng có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ, khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đây được coi là môt biện pháp quan trọng trong việc xử lý NQH của Ngân hàng. Ngân hàng đã tiến hành rà sốt lại tồn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay. Việc xử lý phải khẩn trương, kiên quyết, nhanh chóng để có thể thu hồi dược các khoản nợ vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)