Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 38)

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về một

2.1.1. Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội

Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của NBC với người bị buộc tội bắt nguồn và liên quan trực tiếp từ quyền Hiến định cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Đây cũng chính là cơ sở để NBC triển khai hoạt động bào chữa của mình. Mục đích của quyền được gặp, hỏi người bị buộc tội là nhằm tìm hiểu về vụ án, xác minh các thông tin, tài liệu,

39 Điểm d, Khoản 1, Điều 72 BLTTHS năm 2015. 40

đánh giá tình trạng thể chất, tinh thần, nhu cầu của người bị buộc tội và thu thập các chứng cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa.

Trước hết cần khẳng định theo nội dung của điều luật này thì NBC có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội một cách chủ động, thực hiện trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào và không hạn chế số lần, thời gian gặp; được hỏi, trao đổi hoàn toàn riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát theo quy định của cơ sở giam giữ mà khơng bắt buộc có mặt của NTHTT. Khẳng định này còn được thể hiện qua các quy định của pháp luật liên quan như sau:

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định: “Người bào chữa

được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của BLTTHS và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh…”41

. Như vậy BLTTHS năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đều khẳng định NBC có quyền gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị cáo để thực hiện việc bào chữa. Đây là việc gặp riêng giữa NBC và người bị buộc tội đang bị tạm giữ, tạm giam. Quy định mới này hồn tồn khác với việc NBC có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, khi CQTHTT hỏi cung bị can.

Ngày 23/01/2018, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP- TANDTC - VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền THTT và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Theo đó việc phối hợp giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp NBC được thực hiện theo quy định tại Điều 80 BLTTHS năm 2015 và Điều 22, Điều 23 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Khi nhận được văn bản thông báo NBC cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho NBC được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, NBC có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc

41

giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản

cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý42. Thông tư liên tịch này có hiệu lực

thi hành kể từ ngày 12/3/2018.

Điều 80 BLTTHS năm 2015 quy định, để được gặp người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, NBC phải xuất trình văn bản thơng báo NBC, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, do Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trực thuộc Bộ Công an quản lý, nên việc thơng báo mang tính liên thông giữa cơ quan điều tra và giám thị cơ sở giam giữ rất quan trọng. Đây là điều kiện tối thiểu đảm bảo khi NBC có mặt tại cơ sở giam giữ để đăng ký gặp, làm việc với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì được tạo điều kiện thuận lợi tối đa mà không bị bất cứ hạn chế nào.

Chính vì nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cũng như tạo cơ chế phối hợp giữa các CQTHTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015. Ngày 10/10/2019, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Theo quy định của Thông tư này, khi NBC đề nghị gặp thân chủ, đã xuất trình văn bản thơng báo NBC và thẻ luật sư, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước cơng dân thì cơ quan đang thụ lý phải bố trí để NBC gặp, đồng thời phổ biến cho NBC biết quy định của trụ sở cơ quan điều tra và yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh. Khi NBC đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thơng báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của NBC để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết. Đặc biệt, NBC có thể thơng báo trước

42 Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT/BCA – BQP – TANDTC – VKSNDTC ngày 23/01/2018 quy định định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

việc gặp thân chủ cho điều tra viên đang thụ lý vụ án. Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của NBC với

người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam43

.

BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT- BCA- BQP- TANDTC- VKSNDTC ngày 23/01/2018, Thông tư 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 đều khẳng định quyền đương nhiên và chủ động của NBC trong việc gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra trong các vụ án xâm hại an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 74 BLTTHS năm 2015. Tất cả các quy định nêu trên cũng không đề cập hay quy định việc NBC gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt điều tra viên hoặc phải được sự chấp thuận trước của cơ quan điều tra. Như vậy, về mặt pháp lý việc gặp, làm việc riêng chủ động của NBC với người bị tạm giữ, người bị tạm giam buộc cơ sở giam giữ phải giải quyết yêu cầu gặp mặt của NBC. Trong trường hợp cần thiết theo quy định thì báo với cơ quan thụ lý vụ án để cử người tham gia giám sát chứ không thể lấy lý do cơ quan điều tra không đồng ý hoặc điều tra viên bận không tham dự để từ chối việc NBC yêu cầu gặp mặt người bị tạm giữ, tạm giam.

Ý nghĩa và bản chất của các quy định trên đã tháo gỡ các rào cản nhằm hạn chế quyền của NBC, và nếu quyền này khơng được tơn trọng thì phải xác định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)