Áp dụng pháp luật về ký kết hợp đồng tín dụng cho người nghèo

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 27 - 34)

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng tín dụng cho người nghèo a. Khái niệm

Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một bên là tổ chức, cá nhân (bên đi vay) nhằm xác định quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay.

Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các

bên thoả thuận18.

Từ khái niệm trên thì hợp đồng tín dụng cho người nghèo là văn bản thỏa thuận giữa một bên là NHCSXH với một bên là người nghèo hoặc là cá nhân trong hộ nghèo nhằm xác định quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay.

Nội dung hợp đồng khác với hợp đồng tín dụng thông thường là không thế chấp bằng tài sản vì đây là dạng hợp đồng đặc biệt, bên vay chỉ dùng tín chấp trong giao kết hợp đồng.

Hợp đồng tín dụng cho người nghèo khi giao kết không sử dụng mẫu hợp

đồng tín dụng thơng thường mà dùng Sổ vay vốn19. Sổ vay vốn do NHCSXH phát

hành thay thế cho Hợp đồng tín dụng và Khế ước nhận nợ. Sổ vay vốn có nhiều nội dung cơ bản giống như một hợp đồng tín dụng: số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kết của bên vay. Ngoài ra cịn có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay.

b. Đặc điểm hợp đồng tín dụng cho người nghèo

- Về chủ thể: bên cho vay là NHCSXH, bên vay là người nghèo hoặc hộ nghèo. Chủ thể tham gia quan hệ này là chủ thể đặc biệt giữa bên cho vay và bên vay chỉ có một chủ thể duy nhất và thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền. Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

- Về tính rủi ro: hợp đồng tín dụng có nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể địi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định và hợp đồng này không sử dụng tài sản thế chấp mà chỉ sử dụng tín chấp. Nếu bên vay đến hạn phải trả nợ nhưng họ khơng có tiền do bị thất mùa hoặc kinh doanh khơng hiệu quả thì khả năng mất vốn rất cao.

- Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được

18 Điều 17 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ

chức tín dụng đối với khách hàng.

19 Hướng dẫn số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng dẫn quy trình phát hành Sổ vay

thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Chỉ khi bên cho vay đã giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hồn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi…).

c. Mức vay

Trước đây từ năm 2007 đến tháng 4/2014 mức vay theo quy định là 30 triệu

đồng/hộ; từ ngày 01/5/2014 đến nay là 50 triệu đồng/hộ20. Riêng vay vốn để giải

quyết việc làm thì mức vay là 50 triệu đồng/người21

d. Mẫu của Hợp đồng tín dụng

Trong quan hệ tín dụng giữa bên cho vay là các tổ chức tín dụng và bên vay là tổ chức, cá nhân đều được giao kết bằng văn bản được gọi là hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định 01 mẫu chung trong quá trình giao kết. Hợp đồng tín dụng đối với người nghèo theo Hướng dẫn số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam quy định Sổ vay vốn thay thế hợp đồng tín dụng. Mẫu Sổ quy định khá đơn giản về các nội dung. Tuy đơn giản nhưng các nội dung chủ yếu được quy định đầy đủ như hợp đồng tín dụng, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được quy định rõ. Riêng quan hệ tín dụng cho người nghèo là dạng đặc thù nên pháp luật không quy định việc bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản mà chỉ dùng tín chấp, nên khơng có nội dung bảo đảm tiền vay trong hợp đồng, Sổ vay vốn chỉ có người đại diện đứng tên. Sổ vay vốn được sử dụng thay thế cho một hoặc nhiều hợp đồng tín dụng nếu hộ vay một

hoặc nhiều chương trình cũng chỉ sử dụng một Sổ vay vốn22.

1.3.2. Thực tiễn việc ký kết hợp đồng tín dụng cho người nghèo tại địa phương

Việc ký kết hợp đồng tín dụng cho người nghèo tại tỉnh Bình Dương trong nhiều năm qua cơ bản được thực hiện tốt. Từ năm 2003 đến nay Chi nhánh NHCSXH Bình Dương đều áp dụng đúng các Hướng dẫn của NHCSXHVN từ mẫu Sổ tiết kiệm và vay vốn nay là Sổ vay vốn là cơ sở pháp lý để bên cho vay và bên vay thực hiện đầy đủ các điều khoản và cam kết trong Sổ này. Trong thực tiễn áp dụng đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế như sau:

a. Ưu điểm

20 Điều 1 Quyết định số 34/QĐ-HĐQT ngày 26/4/2014 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam về nâng mức cho vay tối đa đối với

người nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh

21 Nghị định số 61/2015NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm

22 Hướng dẫn số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng dẫn quy trình phát hành Sổ vay

- Sổ vay vốn được thay thế cho một hoặc nhiều hợp đồng tín dụng. Trường hợp người nghèo vay nhiều chương trình thì mỗi chương trình được cấp 01 mã riêng và được ghi trong cùng một Sổ vay vốn. Để cải cách thủ tục hành chính và NHCSXH dễ kiểm soát nguồn vốn vay của các hộ gia đình.

- Người nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao có thể trả vốn vay trước hạn. Đây là nội dung khác biệt với các hợp đồng tín dụng khác, bên vay có khả năng thanh tốn nợ thì được trả trước hạn và họ khơng phải chịu mức phí trả nợ trước hạn. Điều này, tạo thuận lợi cho bên vay khi đã thanh tốn xong nợ, họ tập trung cơng việc sản xuất kinh doanh và không phải lo khoản trả nợ gốc và lãi phát sinh. Đối với quan hệ tín dụng khác, bên vay có khả năng thanh tốn nợ trước hạn thì phải trả một khoản chi phí cho TCTD do không thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng. Vì ngân hàng với chức năng của nó là kinh doanh tiền bằng hình thức đi vay và cho vay. Khi đi vay ngân hàng cũng có những cam kết với người gửi tiền là phải trả đúng lãi suất và đúng thời hạn đã cam kết. Không thể trả lãi suất tiền gửi trước hạn cho người gửi tiền. Do vậy, ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn chặt chẽ, ràng buộc bên vay phải chịu một mức phạt nhất định khi trả nợ trước hạn.

b. Hạn chế

- Do nguồn vốn vay đến kỳ trả nợ nhưng họ chưa thu hoạch hoặc bán sản phẩm làm ra để thu tiền trả nợ nên dư nợ được thể hiện trong Sổ vay vốn. Người nghèo muốn vay vốn tiếp để sản xuất kinh doanh nhưng dư nợ bằng mức vay tối đa thì khơng được bên cho vay chấp nhận cho vay tiếp.

- Sổ vay vốn do một người đại diện hộ đứng tên và không quy định về người thừa kế mà quan hệ tín dụng này khơng có tài sản để bảo đảm khi người đứng vay khơng có khả năng trả nợ hoặc chết đi thì việc địi nợ của bên cho vay rất khó khăn, nhiều khả năng không thu hồi nợ.

- NHCSXH là TCTD đặc biệt được thành lập theo quy định của pháp luật nhưng việc bên vay trả nợ trước hạn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của ngân hàng.

- Việc bảo đảm bằng tín chấp trong quan hệ tín dụng này nên đến kỳ hạn người nghèo chưa có khả năng trả nợ, thơng thường các tổ chức CT-XH cấp xã và Tổ trưởng TK&VV phải vận động hộ vay trả nợ đúng hạn, vì đối với những trường hợp này việc thu hồi nợ phải mềm dẻo, không áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản như các TCTD khác nên dẫn đến nợ quá hạn hoặc khoanh nợ còn nhiều. Cụ thể ở Bình Dương số nợ quá hạn là 1.606.846.240 /48.613.105.709 đồng (3,3%),

khoanh nợ là 259.018.080 đồng23.

1.3.3. Áp dụng về hạn mức cho vay, lãi suất cho vay, cơ chế thay đổi lãi suất, mục đích sử dụng tiền vay

a. Hạn mức cho vay

Trong thực tế nguồn vốn cho vay không đáp ứng được yêu cầu nên người nghèo vay vốn với hạn mức vay rất thấp. Hiện nay ở Bình Dương có 2.986 người nghèo được vay vốn với số tiền 48.613.105.709 đồng, bình quân 16.280.506

đồng/hộ24. Nguồn vốn vay chủ yếu là nguồn vốn ở địa phương do chuẩn nghèo theo

tiêu chí của tỉnh cao hơn tiêu chí của Trung ương nên nguồn vốn Trung ương không cấp về để thực hiện chương trình này. Hiện nay, Bình Dương áp dụng theo tiêu chí của Trung ương thì cơ bản đã thoát nghèo. Do vậy, người nghèo sử dụng đồng vốn q ít nên khơng cải thiện nhiều đến kinh tế gia đình.

b. Lãi suất cho vay người nghèo

Hiện nay là 0,55%/tháng25 so với lãi suất cho vay của các ngân hàng Thương

mại đối với cá nhân, vay tín chấp lãi suất từ 0,9% đến 1,2%/tháng, vay có tài sản thế chấp 7,5%/năm lãi suất năm đầu. Hàng năm có biên độ dao động từ 3% đến 3,5%.

Như vậy, lãi suất cho vay đối với người nghèo được ưu đãi rất nhiều. Hộ được vay vốn không phải chứng minh với ngân hàng về khoản thu nhập để đánh giá khả năng hoàn vốn đúng thời hạn vay nhưng cá nhân khi vay tín chấp ở các ngân hàng Thương mại vẫn phải chứng minh năng lực của cá nhân bằng bảng lương để chứng minh thu nhập của cá nhân. Vì thế, khi được xét là người nghèo họ đều muốn vay được nguồn vốn này. Do ưu đãi về vốn, lãi suất, họ được đáp ứng nhu cầu về vốn nên có điều kiện sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập, để đến thời hạn trả nợ thì ngồi tiền gốc cộng với tiền lãi thấp giúp cho họ vừa thanh toán được nợ và có khoản để tích lũy để vươn lên thốt nghèo, với lãi suất cao họ khơng mạnh dạn vay vì sợ sử dụng vốn khơng đem lại khoản thu bù đắp được tiền lãi.

c. Cơ chế thay đổi lãi suất

Đối với các ngân hàng Thương mại việc thực hiện cơ chế thay đổi lãi suất phải căn cứ vào cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ, để chống lạm phát ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt", để ngăn chặn suy giảm kinh tế áp dụng chính sách "nới lỏng". Khi giao

kết hợp đồng với ngân hàng Thương mại, bên vay được thỏa thuận về lãi suất vay26.

Về cơ chế thay đổi lãi suất đối với quan hệ tín dụng cho người nghèo thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật và không cho phép 02 bên tự thỏa thuận về lãi suất

24 Báo cáo Chi nhánh NHCSXH Bình Dương năm 2016

25 Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với

một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội

vay, không bị điều chỉnh bởi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thực tế cơ chế thay đổi lãi suất trong quan hệ tín dụng đối với người nghèo là do NHCSXHVN đề xuất Chính phủ giảm lãi suất tiền vay trong thời gian qua đã giúp cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn này được thuận lợi và họ đã thực hiện tốt nghĩa vụ của bên vay trả tiền gốc và lãi đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Tỉnh Bình Dương vốn vay cho người nghèo bị nợ quá hạn nằm trong giới hạn an tồn.

d. Mục đích sử dụng tiền vay

Qua khảo sát một số địa phương trên địa bàn Bình Dương, người nghèo vay vốn ở khu vực nông thôn tập trung sử dụng vốn vay vào việc mua phân bón, trả cơng lao động để chăm sóc cây cơng nghiệp: như cao su, tiêu, điều hoặc chăn nuôi gia cầm. heo, bò…khu vực thành thị người nghèo vay vốn để mở tiệm tạp hóa bn bán nhỏ, dịch vụ làm tóc, cắm hoa, làm hoa giả…

Ở địa phương còn một số hạn chế về mục đích sử dụng tiền vay như: trong giấy đề nghị vay vốn thì phương án sử dụng vốn vay là mua phân bón chăm sóc cao su nhưng do giá sản phẩm thấp, họ tự chuyển sang chăn nuôi hoặc phương án sử dụng vốn để mua bán nhỏ hoặc thành viên trong gia đình học được nghề chăm sóc sắc đẹp thì sử dụng vốn mở dịch vụ nên có sai về mục đích sử dụng vốn nhưng họ vẫn sử dụng vốn vay để đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đối với những trường hợp này, cán bộ tín dụng phối hợp các hội của tổ chức CT-XH cấp xã hướng dẫn người nghèo điều chỉnh lại phương án sử dụng vốn vay.

1.3.4. Giải pháp

- Nhà nước ta cần áp dụng cơ chế huy động tổng hợp từ nhiều nguồn và Ngân sách nhà nước cấp Trung ương, địa phương cần có kế hoạch bổ sung nguồn vốn hàng năm để đáp ứng hạn mức cho vay. Đối với địa phương có tiêu chí về thu nhập để xác định người nghèo cao hơn tiêu chí của Trung ương nên vận dụng các nguồn lực của địa phương để có kế hoạch bổ sung về nguồn vay. Quy định mức vay 50 triệu/hộ nhưng tại địa phương rất ít hộ được vay mức này.

- NHCSXHVN cần bổ sung trong Sổ vay vốn về nghĩa vụ của thành viên trong hộ đối với vốn vay để tránh rủi ro cao đối với việc thu hồi nợ.

- Hàng quý phải lập kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay được các hộ vay sử dụng.

- Hàng năm các địa phương cần tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các người nghèo về phương pháp trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất kinh doanh, áp dụng phương pháp mới để tăng năng suất hoặc hướng nghiệp, đào tạo nghề. Để họ sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả và nhằm tạo cho họ có cơ

hội tiếp thu kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận thị trường tự sản xuất kinh doanh, tiến đến tự lập về kinh tế và thốt khỏi đói nghèo.

* Tóm lại: việc ký kết hợp đồng tín dụng cho người nghèo là nhằm xác lập

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)