vay vẫn cịn kéo dài.
Trong hoạt động tín dụng tín dụng đối với người nghèo, ngồi việc phân tích việc áp dụng pháp luật về xác định đối tượng vay vốn, thẩm định hồ sơ, ký kết hợp đồng ở nội dung Chương I và việc giải ngân và giám sát sử dụng vốn vay thì hoạt động thu hồi nợ là rất cần thiết để duy trì nguồn vốn vay, chính vì thế tác giả đi vào phân tích hoạt động này.
2.2. Áp dụng pháp luật trong việc gia hạn, xóa nợ, khoanh nợ và thu hồi nợ nợ
2.2.1. Các quy định pháp luật về phịng ngừa rủi ro trong tín dụng cho người nghèo
Theo quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Người nghèo khi vay vốn không phải thế chấp tài sản mà việc vay vốn bằng tín chấp, người nghèo được tổ chức CT-XH bảo lãnh bằng tín chấp vì họ là tổ viên tổ TK&VV thuộc tổ chức CT-XH đó. Do vậy, ngay từ khâu xem xét cho đối tượng người nghèo vay vốn phải hội tụ từ việc bình xét hộ nghèo đến việc họ phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi để xem xét lựa chọn. Tổ chức CT-XH phải
thực hiện việc xét chọn kỹ lưỡng như nội dung Chương I. Đối với trường hợp này thì việc phịng ngừa rủi ro là phải thực hiện từ khâu xem xét hồ sơ để chọn đúng đối tượng có nhu cầu vay thực sự, để họ có hướng vươn lên thoát nghèo nhưng do khơng có vốn để sản xuất kinh doanh. Họ là người có trách nhiệm cao đối với vốn vay. Bên cạnh đó, khi vốn vay được giao cho bên vay thì tổ chức CT-XH có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn để tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích dẫn đến nợ quá hạn hoặc xấu hơn là việc khoanh nợ, xóa nợ.
Trong trường hợp bên vay có tài sản bảo đảm thì NHCSXHVN sẽ áp dụng theo Hướng dẫn số 2478/NHCS-TDSV ngày 04/9/2009 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép
giao dịch32.
Đối với trường hợp này thì phần lớn hộ nghèo thực hiện tài sản bảo đảm theo hình thức dùng tiền tiết kiệm hàng tháng đóng góp tổ TK&VV. Cụ thể: năm 2016, tại tỉnh Bình Dương tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV là 117,374 tỷ đồng, cả nước là
5.435 tỷ đồng33; động sản như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hoa lợi, lợi
tức, mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm…hoặc được người thứ ba dùng tài sản để bảo đảm.
- Trường hợp xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, NHCSXH được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho NHCSXH; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được làm thủ tục xử lý rủi ro theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Trường hợp tài sản có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho NHCSXH; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được làm thủ tục xử lý rủi ro theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg.
- Trường hợp xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan hoặc có người thứ ba bảo đảm bằng tài sản thì khi dùng số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm
32 Điều 4 Hướng dẫn số 2478/NHCS-TDSV ngày 04/9/2009 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
khơng hồn trả đủ cho NHCSXH. Bên vay hoặc bên thứ ba phải có trách nhiệm tiếp tục trả phần cịn thiếu. Nếu khơng giải quyết được thì đưa vụ việc ra tòa án phán quyết.
2.2.2. Quy định pháp luật về gia hạn nợ a. Cơ sở pháp lý
Theo Quy định của pháp luật hiện hành về việc thu hồi nợ, xử lý nợ bị rủi ro tín dụng được áp dụng cho người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách
quan gây ra34 không áp dụng đối với những nguyên nhân chủ quan. Các văn bản
quy phạm pháp luật gồm:
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Thơng tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện qui chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành Quy định xử lý nợ rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội,
b. Gia hạn nợ
Là việc NHCSXH cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian gia hạn nợ, khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay35.
Theo quy định tại Điều 9, Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Quy trình gia hạn có 04 bước:
Bước 1: Người vay vốn khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bị thiệt hại
về vốn và tài sản dưới 40% sẽ viết đơn đề nghị xử lý nợ kèm các giấy tờ có liên quan.
Bước 2. NHCSXH (phòng Giao dịch cấp huyện) chủ trì phối hợp với người vay vốn, các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của người vay; kiểm tra và tổng hợp hồ sơ đề
34 Điều 20, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP.
35 Điểm a, Khoản 1, Điều 6, Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-
nghị xử lý nợ bị rủi ro. Hồ sơ được lập 01 bộ hồ sơ pháp lý và biểu tổng hợp. Sau đó gửi 01 liên biểu tổng hợp về NHCSXH cấp tỉnh.
Bước 3: NHCSXH cấp tỉnh tổng hợp đề nghị xử lý nợ bị rủi ro của các NHCSXH nơi cho vay gửi; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và đúng thực tế của hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro. Nếu cần, có thể kiểm tra trực tiếp đến hộ vay. Gửi Tờ trình đề nghị xử lý nợ bị rủi ro và 01 liên tổng hợp về Hội sở chính.
Bước 4: Hội sở chính NHCSXH kiểm tra, lập biểu tổng hợp các khoản nợ bị
rủi ro đề nghị gia hạn nợ trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; thông báo kết quả xử lý nợ rủi ro về NHCSXH nơi cho vay để xác định lại kỳ hạn trả nợ ghi vào sổ vay vốn.
Ngoài ra, Tổng Giám đốc NHCSXHVN ủy quyền Giám đốc nơi cho vay ra quyết định gia hạn nợ đối với những trường hợp vốn vay đã sử dụng trong chu kỳ sản xuất, tạm thời chưa kịp thu hồi vốn để trả ngân hàng khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc trường hợp bên vay khơng có khả năng trả nợ theo đúng thoả thuận ban đầu, nếu đủ điều kiện thì có thể được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các
trường hợp này không thuộc quy định cụ thể về các nguyên nhân khách quan36.
c. Thực tiễn áp dụng việc gia hạn nợ đối với tín dụng người nghèo.
Qua khảo sát thực tế tại một số tổ TK&VV trong địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ghi nhận số liệu như sau: các hộ xin gia hạn nợ tính đến ngày 17/02/2017 tại phịng Giao dịch NHCSXH Bến Cát. Cụ thể: tổ ông Vương Minh Châu có 04 người (Vũ Cao Thái, Nguyễn Thị Bảo, Trần Thị Bích Nhung, Nguyễn Văn Hải) những người vay xin gia hạn với các nguyên nhân: buôn bán chậm nên chưa thu hồi được vốn để có khả năng trả nợ, chăn ni gia súc đã đủ lớn nhưng chưa bán được (ngày đến hạn 17/02/2017) với số tiền vay là 112.200.000 đồng; tổ Bà Đặng Thị Xn Loan có 10 người (Lương Đức Cầu, Đồn Duy Khánh, Nguyễn Thị Gái, Lê Văn Sành, Lê Thị Như Thảo, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thị Kim Thúy, Nguyễn Thị Quán, Nguyễn Quang Nghiêm, Lê Thị Thùy Trinh) xin gia hạn với nguyên nhân chủ yếu sản phẩm sản xuất ra chưa bán được do giá thành quá thấp
khơng đủ chi phí bỏ ra với số tiền gia hạn là 139.000.000 đồng37. Như vậy đa số các
hộ xin gia hạn không thuộc nguyên nhân khách quan theo quy định Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7/2010 nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc NHCSXH nơi cho vay. Do vậy chỉ áp dụng 02 bước từ người vay viết đơn nêu nguyên nhân khách quan đến việc NHCSXH nơi cho vay thẩm định lập biên bản và quyết định cho gia hạn.