KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 51 - 53)

36 Điều 5, Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Trong hoạt động tín dụng người nghèo, NHCSXHVN được nhà nước giao vốn ngân sách nhà nước để phục vụ người nghèo, tổ chức tín dụng này phải bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả nên hoạt động giải ngân và thu hồi nợ theo hợp đồng tín dụng là những khâu rất quan trọng. Việc quy định của pháp luật trong hoạt động giải ngân, thu hồi nợ khá rõ ràng, chi tiết nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động này cũng cịn nhiều thiếu sót như: giải ngân khơng đúng người vay, chậm trễ trong việc thu hồi nợ, chiếm dụng vay vốn thông qua việc thu hồi nợ, sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích…

Chính vì vậy, qua phân tích, đánh giá những kết quả đạt được từ các hoạt động trên đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động giải ngân, thu hồi nợ để từ đó cần bổ sung, sửa đổi trong các quy trình của từng khâu. Mặt khác, đề ra các giải pháp phù hợp trong các khâu, kiến nghị để hoàn thiện các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

KẾT LUẬN

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Từ cơ sở này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã đưa tiêu chí xác định hộ nghèo từ tiếp cận đơn chiều sang tiếp cận đa chiều.

Do vậy, từ khâu xác định đối tượng vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn nên khâu thẩm định hồ sơ vay, khâu giải ngân, khâu thu hồi nợ trong quá trình áp dụng pháp luật hiện hành gặp nhiều lúng túng; thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua có những hạn chế, bất cập đã được phân tích ở chương I, II.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp trong từng khâu để giúp cho việc điều chỉnh các quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo nói riêng và hồn thiện pháp luật nói chung. Đồng thời để việc áp dụng pháp luật được chuẩn xác và đáp ứng với yêu cầu đặt ra nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với người nghèo.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng người nghèo có phạm vi tương đối rộng, với góc nhìn của người công chức ngành Lao động - Thương binh và xã hội nên việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Giáo sư, Tiến Sĩ Mai Hồng Quỳ, quý thầy cô và các bạn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)