2.1.1. Điều kiện giải ngân
Giải ngân trong hoạt động tín dụng được hiểu là một cơng đoạn mang tính nghiệp vụ trong quy trình tín dụng, theo đó, bên cho vay chuyển giao vốn (tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho bên vay dựa trên kết quả thẩm định hồ sơ vay vốn. Trong tín dụng cho người nghèo, NHCSXH thực hiện việc giải ngân chỉ khi bên vay đã hội đủ các điều kiện vay vốn và có đủ hồ sơ theo quy định đã phân tích trong chương 01 của luận văn này.
a. Thực tiễn quy trình giải ngân
Quy trình giải ngân được tiến hành như sau:
NHCSXH sau khi xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay vốn cho UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức CT-XH cấp xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…) và Tổ TK&VV. Các đối tượng vay ở các địa phương được phòng giao dịch NHCSXH quy định rõ địa điểm và ấn định ngày giải ngân. Các điểm giao dịch đa số bố trí trong khn viên của UBND xã; các chính sách tín dụng ưu đãi, chương trình cho vay, nội quy giao dịch, danh sách dư nợ cho vay... đều được niêm yết công khai tại điểm giao dịch xã kịp thời, đúng quy định. Hàng tháng các phòng giao dịch NHCSXH đều chấp hành nghiêm túc lịch giao dịch cố định tại xã. UBND cấp xã và Tổ trưởng tổ TK&VV có trách nhiệm thông báo cho người vay biết để giao dịch. Tại địa điểm giải ngân hộ vay sẽ nhận đủ số tiền vay và ký vào các chứng từ. Việc giải ngân vốn vay tại các phòng Giao dịch NHCSXH phải đảm bảo tính chính xác về số tiền vay và đối tượng vay để hộ vay có quyền sử dụng vốn vay và trách nhiệm trả nợ vốn và lãi theo đúng cam kết trong sổ vay vốn.
NHCSXH tiến hành tổ chức giải ngân theo trình tự sau:
- Kế tốn của phịng Giao dịch NHCSXH của tỉnh căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách được duyệt, lập chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của Bên cho vay quy định (phiếu chi).
- Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ vay vốn đã có đủ chữ ký và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn.
- Trường hợp giải ngân tại xã (phường, thị trấn) thì Bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ cho vay lưu động đi phát tiền vay tại xã (phường, thị trấn) và quyết