Trường hợp thừa kế thế vị thông thường

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 42 - 51)

2.1 Thực trạng khi áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị

2.1.1 Trường hợp thừa kế thế vị thông thường

Khi một người chết đi, không phải tất cả mọi chủ thể trong hàng thừa kế đều được xét hưởng thừa kế thế vị. Theo Điều 677 BLDS 2005 thì đối tượng được xét hưởng thừa kế thế vị được xác định chỉ bao gồm cháu hoặc chắt của người để lại di sản. Vợ hoặc chồng của người thừa kế, mặc dù cũng có quan hệ gần gũi với người thừa kế, nhưng không thuộc đối tượng được xét hưởng thừa kế thế vị. Trường hợp thừa kế thế vị thông thường là trường hợp cháu thế vị của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc chắt thế vị của cha mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ. Cháu ở đây là cháu ruột và chắt cũng là chắt ruột. Đây là những người có quan hệ huyết thống trực hệ, gần gũi nhất với người để lại di sản khi cùng chung một gốc thông qua sự kiện sinh đẻ. Và đương nhiên những người cháu, chắt “ruột”40

này ln có đủ tư cách hưởng thừa kế thế vị. Tuy nhiên, thực trạng trường hợp thừa kế thế vị thơng thường có hai vấn đề cần lưu ý đó là vấn đề thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt trong giá thú và cháu hoặc chắt ngoài giá thú; và thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt ngoại hoặc cháu hoặc chắt nội.

Thứ nhất, vấn đề thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt trong giá thú và cháu hoặc

chắt ngoài giá thú. Về định nghĩa cháu hoặc chắt trong giá thú và cháu hoặc chắt ngoài giá thú, pháp luật hiện hành khơng có quy định. Tuy nhiên, có thể hiểu cháu hoặc chắt trong giá thú là cháu hoặc chắt sinh ra từ cuộc hôn nhân được pháp luật thừa nhận, khi cha mẹ cháu xác lập quan hệ vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn. Ngược lại, cháu hoặc chắt ngồi giá thú được hiểu là cháu hoặc chắt được sinh ra từ cuộc hôn nhân mà quan hệ vợ chồng giữa cha mẹ cháu không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mặc dù cháu hoặc chắt trong giá thú hay cháu

40Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Năm 2013, tr.309.

hoặc chắt ngồi giá thú thì đều có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản thừa kế và đều được coi là cháu hoặc chắt ruột. Nhưng liệu rằng, quyền thừa kế thế vị của họ có bị ảnh hưởng do quan hệ hôn nhân của cha mẹ của cháu hoặc chắt hay không? Thực tiễn sẽ chứng minh qua các vụ việc sau.

Đối với thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt trong giá thú, tại Quyết định giám đốc thẩm số 21/2006/DS-GĐT ngày 3/8/2006 về vụ án “Tranh chấp về thừa kế”41, nhận thấy cụ Sâm (chết tháng 9/1979) và cụ Liễn (chết năm 1999) có tất cả năm người con chung. Hai cụ chết để lại di sản gồm một nhà ngói ba gian diện tích 42,34 m2 sân gạch, bể nước nằm trên diện tích 693 m2 đất tại thơn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, T.p Hà Nội. Trong quá trình sử dụng nhà đất của cụ Sâm và cụ Liễn, vợ chồng ông Ky bà Thái – là con trai và con dâu cụ các cụ, đã bỏ tiền ra tôn tạo nhà cửa, cũng như mở rộng diện tích đất. Do vậy, khi hai cụ chết di sản của hai cụ được định giá là 247.631.650 đồng, sau khi đã trừ đi 106.127.850 đồng tiền cơng duy trì tơn tạo sửa chữa cho bà Thái, ông Ky. Tranh chấp xảy ra khi ông Hà, một người con khác của cụ Sâm và cụ Liễn, đưa ra di chúc của cụ Sâm và yêu cầu bà Thái giao nhà đất theo di chúc. Bà Thái không đồng ý chia thừa kế quyền sử dụng đất vì cho rằng mặc dù nhà đất là của cụ Sâm và cụ Liễn để lại, nhưng cụ Sâm và cụ Liễn không đứng tên chủ sử dụng thửa đất; bà không công nhận di chúc do ơng Hà xuất trình.

Trong quá trình xét xử, khi xác định cá nhân được hưởng thừa kế, Tòa án đã xác định trong những người con chung giữa cụ Sâm và cụ Liễn thì có hai người con chết trước các cụ gồm: ông Nguyễn Viết Khả (chết tháng 4/1979) và ông Nguyễn Viết Ky (chết năm 1992). Bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 19/02/2003, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định những người thừa kế thế vị của cụ Sâm “Xác định

ông Khả chết tháng 4-1979, các con của ơng Khả gồm anh Bình, anh Năng, chị Lựu, chị Phú, chị Phương, chị Tình, chị Tĩnh được nhận thừa kế thế vị” và xác định thừa kế

41http://danluat.thuvienphapluat.vn/quyet-dinh-giam-doc-tham-so-21-2006-ds-gdt-ngay-03-8-2006-ve-vu-an- tranh-chap-ve-thua-ke-94250.aspx

thế vị của cụ Liễn gồm “thừa kế thế vị của ông Khả, thừa kế thế vị của ông Ky”. Tại

bản án dân sự phúc thẩm số 103/PTDS ngày 7-7-2003, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội cũng đồng ý với bản án sơ thẩm về việc thừa nhận địa vị thừa kế thế vị của các con ông Khả và ông Ky. Và Hội đồng thẩm phán TAND TC đã ra quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm. Có thể thấy, các con của ơng Khả và ông Ky đều được sinh ra từ cuộc hôn nhân hợp pháp, là cháu trong giá thú và đều là cháu ruột của cụ Sâm và cụ Liễn. Như vậy, việc Tòa án xác định tư cách thừa kế thế vị của những người cháu này cho thấy; quyền thừa kế của cháu hoặc chắt trong giá thú là thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Còn đối với thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt ngoài giá thú, bản án số 44/2010/DS-ST ngày 22/06/2010 của TAND quận 8 Tp.HCM khi xét xử “Tranh chấp

thừa kế” đã thể hiện rõ hướng giải quyết của thực tiễn là cho cháu hoặc chắt ngoài giá

thú cũng được hưởng thừa kế thế vị như cháu hoặc chắt trong giá thú. Ông Nguyễn Văn Ly chết năm 2000 là con riêng của ông Nguyễn Văn Bánh chết năm 2007. Trong giấy khai sinh của ông Ly, mặc dù không ghi nhận tên cha nhưng các bên đều thừa nhận ông Bánh là cha ơng Ly. Ơng Bánh chết để lại tài sản là một căn nhà số 181/104 Âu Dương Lân, phường 2, Quận 8, Tp.HCM do ông Bánh và bà Hốt (vợ hợp pháp của ông Bánh) đứng tên chủ sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Do sau khi ông Bánh chết, bà Hốt không chia thừa kế của ông Bánh cho cháu Nguyễn Văn Thơ và cháu Nguyễn Thị Kim Ngân, là con ruột của ông Ly nên cháu Thơ đã khởi kiện để yêu cầu bà Hốt phải chia thừa kế.

Từ tình huống trên nhận thấy, do ơng Ly là con ngồi giá thú của ơng Bánh nên xác định cháu Thơ và cháu Ngân là cháu ngồi giá thú của ơng Bánh. TAND quận 8 Tp.HCM đã nhận định “Ông Ly chết ngày 06/08/2000, ông Bánh chết ngày 26/05/2007. Vậy các người con của ông Ly là ông Thơ, Ngân được hưởng phần di sản của ông Bánh để lại đúng theo Điều 677 BLDS 2005”. Tòa án đã chấp nhận cho cháu Thơ và cháu Ngân được hưởng di sản thừa kế của ông Bánh, tương đương với phần mà

ông Ly nhận được từ ông Bánh nếu ơng Ly cịn sống vào thời điểm mở thừa kế. Số tiền mà mỗi cháu được hưởng là 36.265.500 đồng.

Việc Tòa án thừa nhận quyền thừa kế thế vị của cháu ngoài giá thú là phù hợp. Bởi khoản 2, Điều 2 Luật ni con ni 2011 có quy định “Nhà nước và xã hội không

thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa… con trong giá thú và con ngoài giá thú” và Điều

5 BLDS 2005 cũng quy định “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng… ”. Như vậy có thể thấy, nếu pháp luật khơng thừa nhận sự bất bình đẳng giữa các con trong giá thú và các con ngồi giá thú thì hiển nhiên, giữa các cháu hoặc chắt trong và ngoài giá thú pháp luật không phân biệt đối xử. Mặc dù pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa cha và mẹ nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ - con, ông bà – cháu,… vẫn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mặt khác, với thừa kế theo pháp luật, đặc biệt là thừa kế thế vị thì yếu tố huyết thống giữa người nhận di sản và người để lại di sản luôn được pháp luật ưu tiên bảo hộ. Vì vậy, sẽ là hợp lý nếu cho cháu hoặc chắt ngoài giá thú được thừa kế thế vị. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định quyền thừa kế của cháu “ruột” và tương tự là chắt “ruột” là vấn đề không gây tranh cãi và được thừa nhận thống nhất trong cả lý luận, thực tiễn.

Thứ hai, vấn đề thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt nội và cháu hoặc chắt ngoại.

Điều 677 BLDS 2005 chỉ sử dụng thuật ngữ “cháu” và “chắt”. Như vậy, cháu và chắt theo cách hiểu của Điều 677 BLDS 2005 là cháu nội hay cháu ngoại; chắt nội hay chắt ngoại hay là tất cả cháu chắt vừa nêu? Trước đây, dưới ảnh hưởng của Nho giáo cùng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, pháp luật phong kiến – đặc biệt là pháp luật thời

Nguyễn, con gái khơng có quyền hưởng thừa kế nếu cha mẹ chết mà không để lại di chúc. Và như vậy, hệ quả kéo theo là cháu hoặc chắt ngoại cũng khơng có quyền hưởng thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị trong giai đoạn này được coi là đặc quyền của dòng cháu họ nội.

Hiện nay, dưới sự phát triển của kinh tế - xã hội, tư tưởng về pháp luật cũng đã có sự thay đổi. Pháp luật đã quy định về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự

như sau “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, khơng được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính… để đối xử khơng bình đẳng với nhau”42. Quan hệ thừa kế nói chung hay quan hệ thừa kế thế vị nói riêng là quan hệ dân sự và như vậy, sẽ khơng có sự phân biệt về nam hay nữ trong quyền hưởng di sản thừa kế. Theo tinh thần của pháp luật, cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị tài sản ông bà hoặc các cụ không phân biệt là cháu nội, cháu ngoại hay chắt nội, chắt ngoại.

Điều này cũng được thể hiện trong thực tiễn xét xử. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 21/2006/DS-GĐT ngày 3/8/2006 về vụ án “Tranh chấp về thừa kế” nhận thấy: cháu nội cũng như cháu ngoại, đều được xét là người thừa kế thế vị đối với di sản do cụ Nguyễn Viết Sâm và cụ Nguyễn Thị Liễn để lại. Cụ Sâm (chết tháng 9/1979) và cụ Liễn (chết năm 1999) có tất cả năm người con chung. Trong những người con chung giữa cụ Sâm và cụ Liễn thì có ba người con chết trước các cụ gồm ơng Nguyễn Hồng Long (chết năm 1989), bà Trương Thị Mỹ Phượng (chết năm 1994) và ông Trương Trung Thành (chết năm 1995). Khi xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại bản án sơ thẩm, Tịa án nhân dân Tp.HCM đã xác định khơng chỉ thừa kế thế vị của ông Long, thừa kế thế vị của ơng Thành; mà cịn có thừa kế thế vị của bà Phượng được hưởng thừa kế của cụ Sâm và cụ Liễn. Ơng Long và ơng Thành là con trai, do đó các con của hai ơng sẽ gọi ông Sâm và bà Liễn là ông bà nội. Quyền thừa kế thế vị của cháu nội và tương tự là chắt nội được thừa nhận. Đối với trường hợp người thừa kế thế vị của bà Phượng, xét bà Phượng là con gái của cụ Sâm và cụ Liễn. Do đó, con của bà Phượng sẽ phải gọi ông Sâm và bà Liễn là ông ngoại và bà ngoại. Khi xác định thừa kế thế vị, con của bà Phượng, tức cháu ngoại của ông Sâm, bà Liễn được xét là người hưởng thừa kế thế vị thay cho bà Phượng. Như vậy, quyền thừa kế thế vị không phân biệt là cháu nội, cháu ngoại hay chắt nội, chắt ngoại. Xét trên quan hệ huyết thống, cháu chắt thuộc đằng nội hay đằng ngoại thì cũng đều có quan hệ huyết thống trực hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Do vậy, sẽ là hợp lý khi xác định quyền thừa kế

thế vị của các cháu hoặc chắt mà không phân biệt là cháu nội hoặc cháu ngoại, chắt nội hoặc chắt ngoại.

Khi xác định người được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp thơng thường, ngồi các vấn đề đã trình bày ở trên, thực tiễn cịn đặt ra một vấn đề đó là xác định tư cách của vợ hoặc chồng người được thế vị, khi thừa kế thế vị xảy ra. Pháp luật đã có sự quy định cụ thể về đối tượng hưởng thừa kế thế vị chỉ gồm cháu và chắt của người để lại di sản. Tuy nhiên, thực trạng xét xử Tịa án vẫn có sự nhầm lẫn khi bên cạnh cháu và chắt, Tòa án còn đưa cả con dâu hoặc con rể của người để lại di sản (hay còn gọi là vợ hoặc chồng của người thừa kế) vào diện thừa kế thế vị. Trong bản án dân sự sơ thẩm về “Tranh chấp thừa kế” số 1472/2012/DS-ST, khi xác định người thừa kế thế vị TAND Tp.HCM đã xác định cả vợ của ông Khổng Minh Mẫn, bên cạnh hai con của ông là bà Nguyễn Xuân Hương vào diện thừa kế thế vị. Tóm tắt bản án như sau: Ông Khổng Tường Vân chết năm 2009 và bà Dương Thị Hiền chết năm 2002 đều không để lại di chúc. Di sản của ông Vân và bà Hiền gồm có nhà đất số 11B Bãi Sậy, phường 1, quận 6 Tp.HCM đã được hội đồng định giá có giá trị 1.239.000.000 đồng. Ơng bà có tất cả 11 người con chung. Tranh chấp xảy ra khi bà Khổng Xiếu Nghính, là con gái của ơng Vân và bà Hiên, nhận được căn nhà theo sự thỏa thuận của các đồng thừa kế nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ chia cho các đồng thừa kế số tiền theo đúng kỷ phần thừa kế của từng người.

Khi tiến hành xét xử, Tòa án đã xác định được trong các người con của ơng Vân có ơng Khổng Minh Mẫn chết ngày 16/05/2009, tức là chết trước ông Vân khi ông Vân chết ngày 30/12/2009. Như vậy điều kiện để phát sinh thừa kế thế vị đã phù hợp với Điều 677 BLDS 2005. Trong phần xét thấy, Tòa án đã xác định được “Do ông Mẫn chết trước ông Vân, nên các con của ông Mẫn được quyền hưởng phần di sản mà ông Mẫn được hưởng thừa kế của ông Vân theo quy định tại Điều 677 BLDS 2005”. Tuy nhiên, cũng trong phần xét thấy, Tịa án cịn xác định “Ơng Khổng Minh Mẫn (Steven Khong) chết ngày 16/05/2009 có vợ là bà Nguyễn Xuân Hương (Kelly Nguyen) và hai

con là Elaine Khong và Kevin Khong thừa kế”, nghĩa là Tòa án đã liệt kê cả bà Nguyễn Xuân Hương vào diện thừa kế của ơng Vân và bà Hiên. Vì bà Hương là vợ ơng Mẫn nên trong mối quan hệ với ông Vân và bà Hiên, bà Hương chỉ được xác định là con dâu của ông Vân và bà Hiên. Theo Điều 676 BLDS 2005 về người thừa kế theo pháp luật thì con dâu là bà Hương khơng nằm trong cả ba hàng thừa kế của ông Vân và bà Hiên. Do vậy, việc Tòa án khi tiến hành phân chia di sản đã cho bà Hương cùng với hai con của ông Mẫn cùng hưởng chung một suất thừa kế, là phần mà ông Mẫn sẽ được hưởng nếu còn sống; mặc nhiên được hiểu là bà Hương đang “thế vị” ông Mẫn để hưởng di sản thừa kế thừa kế của ông Vân và bà Hiên. Như vậy, dù Tịa án khơng trực tiếp liệt kê bà Hương vào diện những người hưởng thừa kế thế vị của ông Mẫn, nhưng thực tế với việc chia di sản như trên thì Tịa án cũng đã coi bà Hương là một trong những người người “thế vị” ông Mẫn.

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 42 - 51)