Trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 51)

2.1 Thực trạng khi áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị

2.1.2 Trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni

Ngoài những vấn đề thừa kế thế vị thông thường phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì trong một số trường hợp khác, thừa kế thế vị có được đặt ra hay khơng? Đó là những trường hợp nào? Một trong những trường hợp đó cần được đề cập để xem xét là thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi.

Về mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, pháp luật đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Khi quan hệ nuôi dưỡng được xác lập, con ni có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như người con đẻ của bố mẹ nuôi. Các quyền và nghĩa vụ bao gồm các quyền về nhân thân và quyền về tài sản. Đó là các quyền như chăm sóc, u thương, ni dưỡng, giáo dục… 45. Pháp luật về thừa kế cũng khơng có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ khi quy định tại Điều 678 BLDS 2005 “Con

nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”. Như vậy, quyền thừa kế và

quyền thừa kế thế vị của con nuôi được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Khi bố mẹ ni chết mà khơng có di chúc thì cũng giống như con đẻ, con ni được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất46. Điều này không gây nên sự tranh cãi. Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế thế vị thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Bởi trong quan hệ thừa kế thế vị, không chỉ tồn tại mối quan hệ hai bên giữa cha mẹ nuôi và con nuôi như trường hợp thừa kế theo pháp luật thông thường. Thừa kế thế vị tồn tại mối quan hệ giữa cha (mẹ) đẻ của cha (mẹ) nuôi – cha (mẹ) nuôi – con nuôi. Hệ quả của thừa kế thế vị là cháu hoặc chắt nuôi sẽ được nhận di sản thừa kế của cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi, trong khi thực tế giữa họ khơng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Do đó, vấn đề thừa kế thế vị của cháu nuôi hoặc chắt ni, hiện nay có hai quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất, cháu nuôi hoặc chắt nuôi không được hưởng thừa kế thế vị

của cha mẹ đẻ hoặc của ơng bà cha mẹ ni. Như đã trình bày ở mục 1.2, quan hệ thừa kế thế vị phát sinh trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa cháu nuôi và cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi lại không tồn tại bất cứ quan hệ nào về mặt pháp lý. Bởi quan hệ nhận nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi mà không làm phát sinh quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, trong đó có ơng bà và các cụ. Do vậy, cháu hoặc chắt nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi và ngay cả việc thế vị cha mẹ nuôi để hưởng di sản của cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi cũng không được thừa nhận. Quan điểm này trong một thời gian dài đã được hiểu một cách khá thống nhất, do được Nghị quyết 02/1990/NQ-HĐTP (NQ 02/1990) hướng dẫn cụ thể.

Tại Điều 26 Pháp lệnh thừa kế 1990 có quy định về thừa kế thế vị như sau “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc

mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Điều luật cũng chỉ sử dụng thuật ngữ “cháu” hoặc “chắt” nhưng khác với BLDS 2005, tại khoản B, Mục 5 NQ 02/1990 pháp luật đã có sự giải thích về trường hợp cháu ni nào được thừa kế thế vị. Theo đó, với quy định “Trong trường hợp con ni chết trước cha ni, mẹ ni, thì con của người con ni (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của cháu được hưởng nếu cha, mẹ của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người con nuôi cũng đã chết trước người để lại di sản, thì cháu của người con ni đó (tức là chắt của cha ni, mẹ ni) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha mẹ của chắt cịn sống vào thời điểm mở thừa kế”, thì có thể hiểu thừa kế thế vị chỉ được đặt ra với con ruột của con nuôi và cháu ruột của con nuôi mà không được đặt ra với trường hợp cháu nuôi hoặc chắt nuôi là con nuôi của con đẻ.

Từ quy định của NQ 02/1990, có thể thấy điểm bất hợp lý trong quy định của pháp luật. Đó là sự khơng bình đẳng trong việc nhận thừa kế thế vị giữa các cháu và chắt ni với nhau. Theo đó, pháp luật chỉ thừa nhận quyền thừa kế thế vị của con đẻ và cháu ruột của con nuôi, mà không thừa nhận quyền thừa kế thế vị của con nuôi và cháu nuôi của con đẻ. Điều này thể hiện qua ví dụ sau: A có một người con đẻ là B, và một người con ni là C. Sau đó, B nhận ni một người con ni tên B1; C có một người con đẻ là C1. Nếu theo quy định của NQ 02 thì B1 sẽ khơng được nhận thừa kế thế vị di sản của A. Trong khi đó, C1 lại được nhận di sản thừa kế của A theo diện thừa kế thế vị. Điều này là bất hợp lý, bởi rõ ràng về bản chất cả B1 và C1 đều khơng có quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng với A.

NQ 02/1990 ra đời nhằm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thừa kế 1990, vì vậy khi BLDS 1995 ra đời thay thế Pháp lệnh thừa kế 1990 thì NQ 02 đương nhiên hết hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại khi BLDS 2005 đã thay thế BLDS 1995, thì do vẫn khơng có văn bản nào hướng dẫn nên các các quy định của NQ 02/1990 vẫn mặc nhiên được tham khảo để điều chỉnh quan hệ thừa kế giữa con nuôi

và các thành viên khác trong gia đình47. Chính vì vậy, quan điểm không con nuôi của con đẻ không được hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ đẻ của cha mẹ ni được xem là quan điểm chính thống, khi được các nhà khoa học pháp lý thừa nhận và đưa vào các giáo trình luật dân sự của các cơ sở đào tạo pháp luật uy tín48

.

Quan điểm thứ hai, con nuôi hoặc cháu nuôi được hưởng thừa kế thế vị trong

mọi trường hợp. Luật nuôi con nuôi năm 2011 đã quy định, kể từ ngày giao nhận con nuôi, không những chỉ cha mẹ nuôi và con ni có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; mà giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ ni cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan49. Như vậy, giữa con ni với cha mẹ và ông bà của cha mẹ nuôi đã hình thành mối quan hệ pháp lý về mặt nuôi dưỡng, tương tự như mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi. Điều này thỏa mãn điều kiện làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị là phát sinh trên cơ sở nuôi dưỡng. Đây là cơ sở để cháu nuôi, không phân biệt là con nuôi của con đẻ hay con ruột của con nuôi, đều được thế vị để được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ và ông bà của cha mẹ nuôi.

Việc mở rộng quan hệ của con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi, theo quan điểm cá nhân là quy định hợp lý. Trong thực tế, khi nhận ni con ni, tình cảm gắn bó thân thiết khơng chỉ nảy sinh giữa cha mẹ ni với con ni mà cịn xuất hiện trong những mối quan hệ khác như giữa con nuôi với những người con đẻ, giữa con nuôi với cha mẹ đẻ của con ni… Với nếp sống gia đình quần tụ “tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường” vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở những vùng

nơng thơn thì thiết nghĩ, để tạo mơi trường tốt nhất cho con ni sinh sống, hịa nhập

47

Nguyễn Phương Lan, Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 10/1011, tr.25.

48Trường ĐH Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.341 và hoặc

Trường ĐH Luật T.p HCM (2013), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.380.

49

thì bên cạnh cha mẹ ni thì các thành viên khác trong gia đình cũng đóng vai trị quan trọng. Do đó, việc xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa con ni và các thành viên khác trong gia đình là phù hợp. Đặc biệt, với việc xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc ông bà của cha mẹ nuôi sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thừa hưởng thừa kế thế vị của con nuôi.

Thực tiễn xét xử, Tòa án cũng theo hướng cho các cháu nuôi hoặc chắt nuôi được hưởng thừa kế thế vị, mà không phân biệt là cháu nuôi hoặc chắt nuôi là của con nuôi của con đẻ hay con ruột của con nuôi. Tại bản án số 294/2006/DSPT ngày 22/12/2006 TAND Tp.Hà Nội50 đã xét xử theo hướng này. Cụ Cừ chết năm 1955 và Tòa án đã xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ gồm: bà Hốt, bà Ngần, chị Bình, chị Tứ (thừa kế thế vị của ông Lạch – con trai ruột của cụ Cừ, đã chết trước cụ). Tuy nhiên, chị Bình đã kháng cáo quyết định của Tòa án khi cho rằng chị Tứ chỉ là con nuôi của ông Lạch, tức con ni của con ruột, nên khơng có quyền thừa kế thế vị để nhận di sản của cụ Cừ. TAND T.p Hà Nội đã bác yêu cầu của chị Bình và khẳng định

“Trong điều luật khơng quy định “cháu ni” thì khơng được hưởng. Do vậy việc chị Tứ là người nằm trong diện hưởng thừa kế là đúng luật”.

Trong một bản án khác, bản án số 224/2006/DSPT ngày 28/07/2006 TAND Trà Vinh51 Tòa án cũng áp dụng tương tự như trường hợp trên khi cho con nuôi của con đẻ được hưởng thừa kế thế vị. Bà Suổi là người để lại di sản đã chết năm 2003 nhưng con trai bà Suổi là ông Liêm lại chết trước, chết năm 1992. Ông Liêm là một người con nuôi là anh Huy. Vấn đề đặt ra là anh Huy có được thế vị ơng Liêm để hưởng di sản của bà Suổi hay không, khi anh Huy là con nuôi của con ruột? Trong vụ việc trên, ông Huy đã yêu cầu Tòa án tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và lợi ích liên quan có yếu cầu độc lập. Ơng Huy đã cung cấp chứng cứ có giấy khai sinh của ơng, sinh ngày 16/07/1979 là con nuôi của ông Liêm được Uỷ ban nhân dân xã Tân Nhuận

50Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.312.

Đơng lập trễ hạn ngày 6/9/1986. Ngồi ra, các con khác của cụ Suổi là ông Hiếu, bà Phượng và cả bà Thu đều thừa nhận ông Huy là con nuôi ông Liêm. Việc ông Thành, người thừa kế hàng thứ nhất cụ Suổi không chấp nhận quyền hưởng di sản của anh Huy, khi anh Huy thế vị ông Liêm đã bị Tòa án Trà Vinh bác bỏ. Theo TAND Trà Vinh thì “ơng Huy là thừa kế thế vị của ông Liêm hưởng di sản của bà Suổi” và “yêu cầu của ông Huy xin được hưởng thừa kế thế vị của ông Liêm để yêu cầu chia tài sản chung là di sản của bà Suổi để lại là có căn cứ chấp nhận”. Như vậy, Tòa án đã xét xử theo hướng cho con nuôi của con đẻ hưởng thừa kế thế vị, khác với hướng quy định của NQ 02/1990. Đây là hướng giải quyết thuyết phục, cần được phát triển52.

Việc cho và nhận con nuôi là quan hệ phổ biến trong xã hội và đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, sự thừa nhận và hướng dẫn của pháp luật về việc nuôi con nuôi chủ yếu chỉ dừng lại ở việc quy định hình thức, thủ tục cho và nhận con ni. Cịn hệ quả pháp lý của việc cho và nhận con nuôi vẫn chưa được pháp luật quy định rõ. Chính vì vậy mà việc áp dụng chế định thừa kế thế vị đối với các trường hợp có yếu tố con ni cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thực tiễn. Cơ sở lý luận hình thành nên quan hệ thừa kế thế vị của con nuôi với cha mẹ đẻ của cha mẹ ni cịn chưa chắc chắn, dễ gây tranh cãi dù pháp luật đã có sự điều chỉnh. Chính vì vậy mà yêu cầu cấp thiết đặt ra là pháp luật cần phải có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

2.1.3 Trường hợp thừa kế thế vị giữa con và cha dượng, mẹ kế.

Vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng giữa con và cha dượng, mẹ kế là vấn đề đã và đang gây nhiều tranh cãi. Có thể thấy đây là mối quan hệ hết sức “nhạy cảm”. Quan hệ này chắc chắn không phát sinh dựa trên cơ sở huyết thống. Và đây cũng hồn tồn khơng phải quan hệ ni con ni. Mặc dù đều có điểm chung là giữa con riêng và con ni đều khơng có mối quan hệ về mặt huyết thống đối với cả người thừa kế và người để lại di sản. Nhưng xét về bản chất và căn cứ làm phát sinh thì

hai loại quan hệ này hoàn tồn khác nhau. Nếu quan hệ ni con ni phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa người cho con làm con nuôi và người nhận con ni thì quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế lại phát sinh dựa trên sự kiện kết hôn giữa cha hoặc mẹ đẻ với người khác khơng có quan hệ huyết thống.

Quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế chỉ phát sinh dựa trên cơ sở hôn nhân của cha hoặc mẹ với người khác không phải là cha ruột hoặc mẹ ruột, gọi là cha dượng hoặc mẹ kế. Nhưng như vậy, cũng không thể coi đây là quan hệ hôn nhân. Bởi theo quy định của pháp luật thì quan hệ hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn53. Như vậy xét về mặt pháp lý, quan hệ này không làm phát sinh các mối quan hệ khác, với các chủ thể khác; ngoại trừ giữa vợ - chồng với nhau.Vậy, quan hệ giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế là quan hệ gì?

Quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế là một dạng quan hệ “đính kèm”54

dựa theo quan hệ hơn nhân của cha ruột hoặc mẹ ruột. Không thể phủ nhận, quan hệ giữa con và cha, mẹ là quan hệ gắn bó mật thiết về huyết thống, khơng thể tách rời. Vì vậy, sự kiện cha hoặc mẹ tái hơn hoặc tái giá để hình thành một gia đình mới với cha dượng, mẹ kế; cũng khơng đương nhiên làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ con như chăm sóc, cấp dưỡng… Chính vì vậy, đương nhiên hệ quả kéo theo sẽ là hình thành quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế; thông qua mối quan hệ trung gian là cha ruột hoặc mẹ ruột của con riêng.

Trước đây theo truyền thống pháp luật của các nước như BLDS Pháp 1804, Dân

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 51)