Trường hợp thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 60 - 66)

2.1 Thực trạng khi áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị

2.1.4 Trường hợp thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế

Theo Điều 677 BLDS 2005 thì cháu hoặc chắt “được hưởng phần di sản mà cha

hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Như vậy vấn đề được đặt ra trong

trường hợp này là nếu cha hoặc mẹ cháu khơng có quyền nhận di sản – bị tước quyền thừa kế, theo Điều 643 BLDS 2005 thì liệu cháu hoặc chắt có thể được thế vị nhận di sản hay khơng? Mặc dù cha hoặc mẹ cháu khi con sống có thể khơng được nhận di sản thừa kế trong ba trường hợp: bị tước quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản

hoặc từ chối quyền nhận di sản. Đối với thừa kế thế vị, chỉ xét trường hợp cha mẹ khi còn sống bị tước quyền thừa kế theo Điều 643 BLDS 2005 mà không xét hai trường hợp cịn lại vì:

Đối với trường hợp bị truất quyền thừa kế: cá nhân chỉ có thể bị truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di sản. Mà ý chí của người để lại thừa kế, nếu chỉ được nói bằng lời (trừ trường hợp di chúc bằng miệng), sẽ khơng có giá trị pháp lý. Quyền thừa kế của cá nhân bị truất, được pháp luật thừa nhận nếu được ghi nhận trong văn bản. Như vậy, trường hợp cá nhân bị truất quyền hưởng di sản là thừa kế theo hình thức di chúc. Trong khi đó, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật nên đương nhiên loại trừ việc cá nhân không được hưởng thừa kế do bị truất quyền thừa kế.

Đối với trường hợp cá nhân từ chối quyền hưởng di sản thừa kế: thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ thời điểm mở thừa kế57. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân chỉ có thể từ chối quyền nhận di sản sau thời điểm mở thừa kế. Đối với thừa kế thế vị, thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm mở thừa kế. Do đó, với trường hợp thừa kế thế vị thì sẽ khơng xảy tình huống người thừa kế từ chối di sản thừa kế.

Quan hệ giữa những người trong gia đình khơng phải lúc nào cũng hài hòa, êm ấm. Trong thực tế, có tình huống phát sinh trong thực tế như: người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; hoặc lại có trường hợp người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; hoặc người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; hoặc trường hợp khác là người thừa kế có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa

57

chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản58. Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, cũng như chuẩn mực đạo đức của xã hội và như vậy, những người thừa kế trong trường hợp này xứng đáng bị pháp luật tước quyền thừa kế. Tuy nhiên, nếu người này đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì quyền thừa kế thế vị của con hoặc cháu họ sẽ xử lý như thế nào?

Về vấn đề này, pháp luật khơng có bất cứ một quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Pháp luật chỉ tước quyền thừa kế của những người thừa kế trực tiếp gây ra hành vi và đã bị kết án theo luật định. Với những quan hệ khác xoay quanh như thừa kế thế vị thì dường như pháp luật đã bỏ qn. Chính vì thế, trong trường hợp này, các nhà khoa học pháp lý có những cách hiểu rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có thể đơn cử hai quan điểm pháp lý được thừa nhận rộng rãi như sau:

Quan điểm thứ nhất, nếu người con chết trước khơng có quyền hưởng di sản do

có một trong những hành vi dự liệu tại khoản 1, Điều 646 BLDS 1995 (trường hợp bị tước quyền thừa kế tương tự khoản 1, Điều 643 BLDS 2005) thì con, cháu của người đó khơng được thế vị để địi hỏi các quyền lợi trong di sản59. Quan điểm dựa trên cơ sở loại suy. Nghĩa là, con hoặc cháu chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu con sống. Như vậy, nếu cha mẹ cháu còn sống mà bị tước quyền thừa kế thì khơng được hưởng di sản là đương nhiên, vấn đề thế vị của cháu cũng không được xét đến.

Lấy một ví dụ cụ thể cho trường hợp này như sau: A là con của B, B là con của C. Trường hợp thứ nhất là trường hợp thông thường, B khi cịn sống có đủ điều kiện để được hưởng quyền thừa kế di sản của A. B chết trước A, đương nhiên quyền thừa kế thế vị của C phát sinh. C được hưởng phần di sản tương đương với phần di sản mà B sẽ được hưởng nếu còn sống. Trường hợp thứ hai, tương tự như trường hợp một, nhưng B

58Khoản 1, Điều 676 BLDS 2005.

59Tưởng Duy Lượng (2002), Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.90.

khi còn sống bị kết án vì cố ý xâm phạm mạng sống của A. Như vậy, nếu B cịn sống thì B cũng khơng được thừa kế tài sản của A theo pháp luật. B chết trước A và C không được thế vị. Vì bản chất C thế vị B mà B lại bị tước quyền thì khơng có lí do gì mà C được thế vị để nhận di sản của A.

Quan điểm thứ hai, trong trường hợp con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà bị tước quyền thừa kế khi cịn sống, thì con hoặc cháu người đó vẫn có quyền hưởng thừa kế theo diện thừa kế thế vị. Quan điểm pháp lý này dựa những lập luận sau:

Thứ nhất, bản chất của thừa kế thế vị là nhằm đảm bảo quyền được hưởng di sản của cháu (chắt), thực hiện “nghĩa vụ tình cảm” của ông bà đối với các cháu60. Các cháu và chắt là những đối tượng không thực hiện hành vi vi phạm để bị pháp luật tước quyền thừa kế và các cháu và chắt cũng không bị người để lại di sản truất quyền thừa kế. Như vậy, cháu hoặc chắt là những cá nhân có đủ điều kiện hưởng thừa kế theo trường hợp thơng thường. Vậy thì khơng có lí do gì mà pháp luật về thừa kế thế vị lại tước quyền của họ vì những hành vi mà họ hồn tồn khơng có lỗi. Với việc tước quyền thừa kế thế vị của cháu khi cha hoặc mẹ cháu vi phạm Điều 643BLDS, thì dường như pháp luật đang theo hướng “quýt làm cam chịu”61.

Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng thừa kế thế vị ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu hoặc chắt, những người gần gũi nhất với ông bà về mặt huyết thống; chứ không phải người thừa kế đã chết. Giả sử, thừa kế thế vị là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế đã chết. Người thừa kế đã chết vẫn được hưởng di sản bằng hình thức thơng qua những người thừa kế thế vị. Hay nói cách khác, tài sản mà những người thế vị được hưởng, bản chất thuộc về người thừa kế đã chết. Điều này là vô lý. Bởi thừa kế thế vị chỉ quy định có con hoặc cháu của người thừa kế mới được thế vị, vợ hoặc chồng không được thế vị. Câu hỏi đặt ra là nếu tài sản được thế vị thuộc người

60Chế Mỹ Phương Đài, Bàn thêm về thừa kế thế vị, Tạp chí khoa học pháp lý số 2/2000, tr.42.

thừa kế đã chết thì tại sao vợ hoặc chồng của người thừa kế lại không được thế vị? Như vậy, có thể thấy chế định thừa kế thế vị chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của con hoặc cháu; mở rộng trường hợp con hoặc cháu được hưởng thừa kế, không chỉ được thừa kế theo hàng thừa kế mà cịn thừa kế thay thế. Do đó thiết nghĩ, việc người thừa kế vị bị tước quyền thừa kế không ảnh hưởng đến việc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của con hoặc cháu người thừa kế với hình thức thừa kế thay thế.

Thứ ba, xuất phát từ sự nhân đạo của pháp luật trong trường hợp cháu hoặc chắt

chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất khả năng lao động. Đây là những đối tượng trực tiếp chịu sự mất mát về tinh thần và vật chất khi người thân trực hệ qua đời. Khi họ khơng có khả năng tự lao động ni sống bản thân, thì việc pháp luật cho họ thừa kế thế vị ngay cả khi cha hoặc mẹ bị tước quyền thừa kế mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Biết rằng, họ cũng được xếp vào hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba của người để lại thừa kế nhưng với việc mỗi hàng thừa kế thường tồn tại rất nhiều người thừa kế thì khả năng việc họ được hưởng thừa kế theo hàng là rất ít. Ngồi ra, nếu có may mắn được nhận thừa kế theo hàng thì phần di sản của họ nhận được sẽ rất ít vì càng về sau đối tượng hưởng thừa kế càng mở rộng, không chỉ là quan hệ trực hệ với người nhận di sản mà cịn có quan hệ bàng hệ.

Theo quan điểm cá nhân, quan điểm thứ hai nên được thừa nhận trong luật hiện hành. Bởi như đã phân tích, đối tượng mà thừa kế thế vị hướng đến bảo vệ là cháu hoặc chắt người để lại di sản thừa kế chứ không phải con của họ. Do vậy, việc con của người để lại di sản thừa kế bị tước quyền thừa kế không ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu hoặc chắt. Pháp luật nên xây dựng theo hướng coi quan hệ thừa kế thế vị là quan hệ độc lậpgiữa người để lại di sản với cháu hoặc chắt; chứ không phải là quan hệ lệ thuộc với quan hệ giữa người để lại di sản và con của họ. Có như vậy, quyền lợi của cháu hoặc chắt mới được bảo vệ một cách triệt để nhất. Cháu hoặc chắt chỉ bị tước quyền thừa kế thế vị nếu cá nhân cháu hoặc chắt trực tiếp gây ra hành vi. Với những hành vi

do chủ thể khác gây ra, cháu hoặc chắt hồn tồn vơ can và vẫn được pháp luật thừa kế thế vị đảm bảo quyền.

Ngoài ra, với vấn đề pháp luật quy định tại Điều 677 “hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu cịn sống” thì thiết nghĩ khơng nên hiểu theo

cách như quan điểm một đã nêu. Cá nhân tác giả, hiểu theo cách khác. Theo đó, đây không phải là quan hệ nhân quả: nếu cha hoặc mẹ được thừa kế thì con mới được thế vị và ngược lại. Tác giả coi hai quan hệ trong thừa kế thế vị là quan hệ độc lập. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận quan hệ giữa người thừa kế để lại di sản và người thừa kế với sự kiện người thừa kế chết là điều kiện tiền đề hình thành nên quan hệ thừa kế thế vị. Nhưng quan hệ đấy chỉ nên dừng lại ở là điều kiện tiền đề mà không phải là điều kiện quyết định để xác định cháu hoặc chắt có được thừa kế thế vị hay không.

Việc “hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống” nên hiểu là pháp luật đang giới hạn phần di sản mà cháu hoặc chắt được hưởng trong trường hợp thừa kế thế vị. Nghĩa là mỗi người cháu hoặc chắt khơng được tính là một suất thừa kế độc lập, ngang bằng với các đồng thừa kế khác. Tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được giới hạn hưởng chung một suất thừa kế theo pháp luật của người được thế vị, nếu họ còn sống. Do vậy, phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống là cơ sở để xác định phần mà mỗi thừa kế thế vị sẽ được hưởng.

Như vậy, có thể thấy quy định về thừa kế thế vị trong trường hợp người được thừa kế khi còn sống bị tước quyền hưởng di sản vẫn chưa được pháp luật quy định. Trong khi đó, trường hợp thừa kế thế vị liên quan đến việc người thừa kế bị tước quyền thừa kế đã và đang là vấn đề pháp lý địi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh trong thực tiễn.

Từ thực trạng đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy rằng hành lang pháp lý về thừa kế thế vị chưa được pháp luật xây dựng chặt chẽ. Pháp luật về thừa kế thế vị còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cũng như chưa dự liệu được hết tất cả các tình huống pháp lý

có thể xảy ra trên thực tiễn. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn, lúng túng và thiếu thống nhất. Đứng trước thực trạng đó, thiết nghĩ pháp luật

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 60 - 66)