Nguyên nhân dẫn đến thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thừa kế thế

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 66)

hiện tại.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thừa kế thế vị. vị.

Trước khi đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị thì yêu cầu cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân của những hạn chế khi áp dụng chế định thừa kế thế vị vào thực tiễn. Chỉ khi nào xác định được nguyên nhân, hiểu rõ gốc rễ của vấn đề thì mới có thể tìm ra được những biện pháp hiệu quả, tối ưu nhất để thể cải thiện thực tiễn theo hướng tốt đẹp hơn. Trong thực tiễn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thi hành và áp dụng pháp luật thừa kế thế vị. Tuy nhiên trong trong khn khổ của khóa luận, tác giả sẽ chỉ tập trung phân tích một số nguyên nhân cơ bản.

Thứ nhất, thừa kế thế vị cũng là một chế định pháp luật trong BLDS 2005. Tuy

nhiên, các điều luật quy định về thừa kế thế vị rất ít. Mặc dù, BLDS đề cao quan hệ thừa kế khi dành nguyên phần 4, từ Điều 631 đến Điều 678, để điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế. Nhưng điều luật quy định riêng về vấn đề thừa kế thế vị rất ít, chỉ gồm ba điều luật: Điều 677, Điều 678 và Điều 679. Trong đó, Điều 678 và Điều 679 hoàn toàn chỉ là sự nhắc đến thừa kế thế vị trong điều luật và mở rộng thêm một vài chủ thể được hưởng thừa kế thế vị như con nuôi và con riêng. Các vấn đề khác có liên quan đến chế định thừa kế thế vị chủ yếu chỉ được quy định chung chung và ngắn gọn trong Điều 677.

Ngoài ba quy định của BLDS về vấn đề thừa kế thế vị thì hiện nay, vấn đề này hồn tồn khơng được hướng dẫn bởi bất cứ văn bản pháp luật nào. Bởi vậy, mới dẫn đến việc áp dụng tượng tự văn bản pháp luật đã hết hiệu lực (NQ 02/1990) để giải quyết vấn đề có liên quan đến thừa kế thế vị. Luật pháp là lăng kính phản chiếu đời sống xã hội. Vì vậy, không thể áp dụng tư tưởng pháp luật thừa kế thế vị lỗi thời, đã ra

đời mấy chục năm trước, để điều chỉnh quan hệ thừa kế thế vị trong giai đoạn hiện tại. Việc khơng có văn bản thay thế trong khi vấn đề vẫn đang cần pháp luật điều chỉnh, đã khiến thực tế dù NQ 02 đã hết hiệu lực trên giấy nhưng “hiệu lực” trên thực tế thì vẫn cịn.

Đây là ngun nhân chủ yếu nhất dẫn đến việc những vụ việc tương tự nhau, cùng được điều chính bởi một điều luật lại có cách giải quyết hồn toàn khác nhau. Quy định chung chung, dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, theo quan điểm chủ quan của mỗi người. Sự lúng túng của Tịa án khi pháp luật quy định khơng rõ sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là, pháp luật được áp dụng thiếu thống nhất trên thực tế.

Thứ hai, hạn chế chung của pháp luật thành văn: pháp luật chưa dự liệu hết

được các tình huống phát sinh khi ban hành pháp luật. Ngoài ra, khi xây dựng pháp luật, hoạt động tổng kết thực tiễn cũng không được quan tâm đúng mức. Đây không chỉ là nguyên nhân riêng dẫn đến hạn chế trong áp dụng thừa kế thế vị, mà là nguyên nhân chung trong việc áp dụng các chế định pháp luật khác. Nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn đòi hỏi pháp luật điều chỉnh như: vấn đề thừa kế thế vị của cháu nuôi hoặc chắt nuôi; vấn đề thừa kế thế vị của con riêng của vợ hoặc chồng, vấn đề thừa kế thế vị khi cha hoặc mẹ bị tước quyền thừa kế… vẫn chưa được pháp luật dự liệu.

Theo ngun tắc của luật tố tụng, Tịa án khơng thể từ chối thụ lý đơn khởi kiện có liên quan đến thừa kế thế vị với lý do khơng có luật hoặc luật quy định khơng rõ ràng. Chính vì vậy khi Tịa án tiến hành xét xử, một số quy tắc đã được hình thành, đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc chung của thừa kế và thực tiễn cuộc sống. Các quy tắc này sau đó đã được nhiều Tịa án vận dụng linh hoạt, thay thế các tư tưởng cũ, ví dụ như: Tịa án cho con ni được hưởng thừa kế thế vị trong mọi trường hợp mà khơng có sự phân biệt giữa con là con nuôi của con đẻ hay con ruột của con nuôi…

Mặc dù thực tiễn vẫn đang chờ đợi sự điều chỉnh của pháp luật và đã có nguồn giải pháp từ thực tiễn phong phú, nhưng khi xây dựng BLDS 2005, các quy định về

thừa kế thế vị vẫn được quy định hầu như là tương tự với quy định của BLDS 1995. Sự bổ sung của BLDS 2005 so với BLDS 1995 mới chỉ dừng lại ở việc bổ sung thêm một trường hợp thừa kế thế vị mới, đó là khơng chỉ khi người thừa kế “chết trước” thời

điểm mở thừa kế mới phát sinh quyền thừa kế thế vị mà ngay cả khi người thừa kế

“chết cùng” thời điểm mở thừa kế thì cũng phát sinh quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt. Điều này chứng tỏ, nhà làm luật đã không tiến hành tổng kết thực tiễn một cách đầy đủ để tiếp thu, ghi nhận nhằm xây dựng pháp luật hoàn thiện hơn.

Thứ ba, yếu tố con người – những người đóng vai trị thực thi pháp luật. Như đã

trình bày, đa phần các quy định về thừa kế thế vị đều được quy định một cách chung chung. Tuy nhiên, trong các quy định về thừa kế thế vị vẫn có một số vấn đề như: xác định khi nào xảy ra trường hợp thừa kế thế vị, đối tượng thừa kế thế vị… được pháp luật quy định cụ thể. Khi pháp luật đã có sự quy định rõ ràng thì trong thực tế, vẫn có một số ít trường hợp người có thẩm quyền có sự nhầm lẫn, khi áp dụng pháp luật. Ví dụ như rõ ràng người thừa kế chết sau người để lại di sản mà vẫn xác định con hoặc cháu của họ được hưởng thừa kế thế vị. Trong khi đáng lẽ trong trường hợp này, con của họ sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất; chứ không phải là thừa kế thế vị. Hoặc khi đã xác định vụ việc có trường hợp thừa kế thế vị thì cũng xác định sai đối tượng được hưởng thừa kế thế vị. Ngoài hai chủ thể luật định là con hoặc cháu, còn đưa thêm chủ thể khác là vợ hoặc chồng người thừa kế.

2.3 Giải pháp hoàn thiện quy định về thừa kế thế vị.

Trước những thực trạng cịn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế như đã trình bày ở trên, việc hồn thiện qui định về thừa kế thế vị là điều hết sức cần thiết. Mục tiêu của việc hồn thiện khơng chỉ là đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện qui định pháp luật về mặt lý luận mà còn đảm bảo hiệu quả trong thực tiễn, phù hợp với tình hình đời sống xã hội. Do vậy, sau khi nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng quy định về thừa kế thế vị trên thực tế cũng như nghiên cứu nguyên nhân của hạn chế; tác giả sẽ đề những giải pháp cụ thể. Giải pháp hoàn thiện quy định về thừa kế thế vị sẽ dựa trên thực tiễn cuộc

sống trong giai đoạn hiện tại, cũng như kinh nghiêm xây dựng pháp luật thừa kế thế vị của các nước.

2.3.1 Trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni.

Điều 678 BLDS 2005 pháp luật chỉ quy định hết sức ngắn gọn là con nuôi được quyền thừa kế thế vị cha nuôi, mẹ nuôi. Trong khi việc thừa kế thế vị của con nuôi là một vấn đề hết sức phức tạp. Bởi trong quan hệ thừa kế thế vị này tồn tại ba mối quan hệ: giữa con nuôi với cha ni, mẹ ni; giữa con ni với gia đình cha mẹ ni. Ngồi ra khi nghiên cứu về vấn đề này, pháp luật không chỉ liên quan đến duy nhất một điều luật trong BLDS mà cịn liên quan đến Luật ni con ni 2011, cùng các văn bản có liên quan. Vì vậy khi đề ra giải pháp hoàn thiện thừa kế thế vị cần phải có sự hài hịa với pháp luật có liên quan, tránh tình trạng cùng một hệ thống pháp luật mà trong các đạo luật khác nhau lại có sự mâu thuẫn. Việc sửa đổi pháp luật thừa kế thế vị có yếu tố con ni gây mâu thuẫn với Luật nuôi con nuôi, sẽ chỉ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Pháp luật cần quy định rõ về quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ ni, đặc biệt là quyền thừa kế thế vị của con nuôi với cha mẹ (ông bà) của cha mẹ nuôi khi cha mẹ ni chết. Như đã trình bày, chỉ có NQ 02/1990 ngày 19/10/1990 của TAND tối cao hướng dẫn chi tiết về quyền thừa kế của cháu nuôi: “Con ni chỉ có quan hệ thừa kế với cha ni, mẹ ni mà khơng có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi” và “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha ni, mẹ ni, thì con của người con nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của cháu được hưởng nếu cha, mẹ của cháu còn sống…”. Quan điểm chỉ cháu nuôi là con ruột của con nuôi mới được thừa kế thế vị, cịn cháu ni là con ni của con đẻ không được thừa kế thế vị là quan điểm khơng hợp lý, bất bình đẳng giữa dịng cháu ni. Về mặt pháp lý đây là quan điểm đã hết hiệu lực nhưng thực tế vẫn thực tế áp dụng tương tự để giải quyết. Như

vậy, chỉ khi nào pháp luật ban hành văn bản mới, hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì thực tiễn và lý luận mời có sự áp dụng thống nhất.

2.3.2 Trường hợp thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế.

Thứ nhất, giải pháp đặt ra là pháp luật phải có hướng dẫn cụ thể thế nào là “có

quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con” theo Điều 679 BLDS 2005. Quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế chỉ phát sinh khi họ có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Nghĩa là không phải cứ khi nào xác định có quan hệ giữa con riêng – cha dượng, mẹ kế thì đồng nghĩa với việc quan hệ thừa kế thế vị sẽ phát sinh. Quan hệ như cha con, mẹ con là điều kiện luật định làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị giữa họ. Mặc dù, với đặc điểm của quan hệ giữa con riêng và cha mẹ kế là quan hệ tình cảm, khơng thể cân đong đo đếm được nhưng pháp luật cũng cần phải quy định một số tiêu chí cụ thể như thời gian nuôi dưỡng, chứng cứ để xác định mức độ chăm sóc, ni dưỡng,… để đánh giá thế nào là chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế. Tất nhiên sự quy định của pháp luật trong trường hợp này không thể cứng nhắc mà phải quy định theo hướng mở, để thẩm phán có thể linh động xét xử tùy từng trường hợp cụ thể nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc chung.

Thứ hai, về quy định “chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con” tại

Điều 679 BLDS 2005 thì thiết nghĩ nên bỏ từ “nhau” và sửa lại thành “chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con”. Bởi quan hệ trong mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng không phải lúc nào cũng tồn tại mối quan hệ chăm sóc, ni dưỡng từ hai chiều. Có trường hợp, chỉ có cha dượng, mẹ kế chăm sóc và ni dưỡng con riêng và ngược lại, cũng có trường hợp chỉ con riêng chăm sóc và ni dưỡng cha dượng, mẹ kế. Sẽ là không cơng bằng nếu trong những trường hợp chỉ có sự chăm sóc, ni dưỡng từ một phía mà pháp luật khơng cho con riêng được thừa kế thế vị, trong khi mối quan hệ giữa họ đã thân thiết như cha mẹ con.

Như vậy, đối với trường hợp thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế thì theo quan điểm cá nhân, hai giải pháp cần thiết được đưa nhằm hoàn thiện pháp luật gồm: giải pháp giải thích pháp luật đối với điều kiện phát sinh thừa kế thế vị và giải pháp điều chỉnh về mặt thuật ngữ - bỏ từ “nhau” trong cụm từ “chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha mẹ con”, đối với điều luật trong pháp luật hiện hành. Với hai giải pháp này thì về cơ bản, một số bất cập về thừa kế thế vị của con riêng với cha dượng, mẹ kế trong thời điểm hiện tại sẽ được giải quyết nhằm mục đích giúp pháp luật được áp dụng thống nhất.

2.3.3 Trường hợp thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế.

Giải pháp đưa ra là pháp luật nên quy định theo hướng vẫn cho con hoặc cháu được thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế thế vị. Bởi như đã phân tích, đối tượng mà thừa kế thế vị hướng đến bảo vệ là cháu hoặc chắt người để lại di sản thừa kế chứ không phải con của họ. Do vậy, việc con của người để lại di sản thừa kế bị tước quyền thừa kế không ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu hoặc chắt. Pháp luật nên xây dựng theo hướng coi quan hệ thừa kế thế vị là quan hệ độc giữa người để lại di sản với cháu hoặc chắt; chứ không phải là quan hệ lệ thuộc với quan hệ giữa người để lại di sản và con của họ. Có như vậy, quyền lợi của cháu hoặc chắt mới được bảo vệ một cách triệt để nhất. Cháu hoặc chắt chỉ bị tước quyền thừa kế thế vị nếu cá nhân cháu hoặc chắt trực tiếp gây ra hành vi. Với những hành vi do chủ thể khác gây ra, cháu hoặc chắt hồn tồn vơ can và vẫn được pháp luật thừa kế thế vị đảm bảo quyền.

Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cháu hoặc chắt trong trường hợp cha mẹ cháu bị tước quyền thừa kế, đồng thời tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt trong trường hợp này thì thiết nghĩ, tại Điều 643 BLDS 2005 về người khơng có quyền hưởng di sản pháp luật nên có sự sửa đổi. Theo quan điểm cá nhân, tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 pháp luật nên sửa theo hướng sau:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản, trừ trường hợp con

hoặc cháu người không được quyền hưởng di sản thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật này… ”.

Như vậy thì trong mọi trường hợp, khi người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản thì người thừa kế thế vị của họ vẫn có quyền thừa kế. Với quy định như trên, một mặt pháp luật về thừa kế vẫn bảo hộ được người để lại di sản khi quyền lợi của họ bị xâm phạm; một mặt vẫn bảo vệ được quyền lợi của cháu và chắt, những người có quan hệ gần gũi nhất về mặt huyết thống với người chết. Bởi nếu người thừa kế rơi vào các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1, Điều 643 BLDS 2005 thì nếu họ cịn sống vào thời điểm mở thừa kế, họ vẫn khơng được hưởng di sản thừa kế. Cịn nếu họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm mở thừa kế thì lúc này, thừa kế thế vị được đặt ra và di sản sẽ do cháu hoặc chắt họ được hưởng chứ không phải cá nhân người bị tước quyền thừa kế được hưởng. Về bản chất, trong cả trường hợp chết trước hoặc chết cùng hay chết sau thời điểm mở thừa kế thì trên thực tế, người bị tước quyền thừa kế vẫn không thực sự nhận được di sản khi quy định “Những người sau đây không được quyền hưởng di sản, trừ trường hợp hợp con hoặc cháu người không được quyền hưởng di sản thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật này… ”.

Một phần của tài liệu THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM (luận văn thạc sỹ luật học) (2) (Trang 66)