Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHNo&PTNT huyện Gò Quao trong

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 76 - 82)

Chương 3 : GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN GÒ QUAO

5.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHNo&PTNT huyện Gò Quao trong

HUYỆN GÒ QUAO TRONG THỜI GIAN TỚI

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế địa phương, kết quả kinh doanh năm 2008 và định hướng kinh doanh của ngành. NHNo&PTNT huyện Gò Quao xây dựng

kế hoạch kinh doanh năm 2009 như sau:

- Kế hoạch tín dụng

- Huy động vốn:

+ Nội tệ 65 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư là 40 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,53%/ tổng nguồn vốn huy động.

+ Ngoại tệ: 60.000 USD, chủ yếu là tiền gửi dân cư.

- Dư nợ tín dụng thơng thường: 130 tỷ, trong đó dư nợ trung hạn là 45 tỷ, chiếm tỷ lệ 35%/ tổng dư nợ.

- Nợ xấu: nhỏ hơn 1,5%.

- Kế hoạch tài chính

- Tổng thu: 21.900 triệu đồng (tăng 5% so với năm 2008) trong đó thu nợ đã xử lý rủi ro 800 triệu đồng, thu dịch vụ 250 triệu đồng.

- Tổng chi: 18.000 triệu đồng (tăng 5% so với năm 2008) - Quỹ thu nhập: 3.900 triệu đồng.

Qua kết quả phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT

huyện Gò Quao 3 năm qua cùng với việc phân tích ma trân SWOT đồng thời kết hợp với mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Em xin đề xuất một số chiến lược phát triển hoạt động tín dụng ngân

hàng trong thời gian tới như sau:

- Tạo lập nguồn vốn kinh doanh lành mạnh và ổn định. Bởi vì ngân hàng hoạt động với phương châm “là đi vay để cho vay”nên vốn của ngân hàng là điều

kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tồn tại

và phát triển mà trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn huy động.

- Giữ vững và cũng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nơng nghiệp nơng thôn.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh, lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

- Nâng cao năng lực điều hành, quản lý, đạo đức, kiến thức cán bộ tín dụng

đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

5.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHỮNG MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG

ĐỀ RA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN

GỊ QUAO.

5.2.1 Đối với cơng tác huy động vốn

Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó địi hỏi ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc

tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và nhà nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng

hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân hàng,

muốn thực hiện mục tiêu trên ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:

- Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, ln giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.

- Đa dạng hố các hình thức huy động vốn.

- Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông

thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nơng thơn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng.

- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của ngân

hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống,

đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để

củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu địi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp.

5.2.2 Giữ vững vị thế chủ đạo trong việc cấp tín dụng nơng nghiệp nơng thơn

- Tiếp tục đầu tư và mở rộng đầu tư cho các chi phí sản xuất trồng trọt, chăn ni, tiêu thụ, chế biến sau thu hoạch, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ nơng thơn cũng như mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ với phịng nơng nghiệp, phòng kế hoạch đầu tư, hội nông dân, hội phụ nữ,…để mở rộng đầu tư, đảm bảo đầu tư có hiệu quả, đầu tư đúng mục đích phát triển kinh tế theo mục tiêu của huyện đề ra.

- Chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư cho các ngành nông nghiệp trọng điểm và thương nghiệp-dịch vụ.

- Mạnh dạn cho vay các mơ hình chuyển đổi cây trồng vật ni theo vùng qyu hoạch có hiệu quả và các thành phần kinh tế khác nhằm khắc phục dần tính thời vụ và phân tán rủi ro.

5.2.3 Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn

Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

- Thường xuyên coi trọng việc thẩm định trước khi xét duyệt cho vay. Đây là bước đầu mang tính quyết định chất lượng của khoản tín dụng mà ngân hàng

chuẩn bị cung cấp ra, giúp cho ngân hàng quyết định kỹ càng có hay khơng nên quan hệ với khách hàng nếu có quan hệ thì ở mức là bao nhiêu.

- Cho vay phải có tài sản đảm bảo với tính khả thi cao. Thực chất của đảm bảo tiền vay là sử dụng những giá trị của tài sản làm đảm bảo để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Thường xuyên phân loại khách hàng, áp dụng các chính sách, biện pháp phù hợp, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ diều kiện vay vốn và các dự án khơng có hiệu quả.

- Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài đồng thời nghiên cứu và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất.

- Hạn chế cho vay đối với những khách hàng đã vay nhiều nơi hoặc vay nhiều nguồn vốn. Mặc dù theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam một khách hàng có thể vay tối đa 70% tài sản thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên, trong mơi trường cạnh tranh hiện nay có rất nhiều ngân hàng và tổ chức cho vay trên địa bàn. Do đó, một khách hàng có thể vay ở nhiều nơi hoặc vay nhiều nguồn vốn trong đó có vốn ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội khác như: vốn giải

quyết việc làm, vốn cho người dân tộc khơme, vốn hộ nông dân, phụ nữ,…vì thế trong quá trình điều tra khảo sát nếu biết khách hàng vay nhiều nơi thì cần hạn chế trong quyết định cho vay.

- Chọn người tổ trưởng theo những tiêu chuẩn nhất định. Thời gian qua do

nhu cầu vốn sản xuất của bà con nông dân ngày một nhiều hơn, khối lượng tín dụng ngày càng tăng để đáp ứng với nhu cầu vốn được nhanh chóng, đơn giản,

ngân hàng đã thực hiện cho vay theo tổ, có tổ trưởng đại diện do tổ viên bầu ra.

Thực tế cho vay theo tổ có thuận lợi cho ngân hàng trong việc kiểm tra sử dụng vốn và đôn đốc thu hồi nợ nhưng đôi khi cũng xảy ra rủi ro do tình trạng tổ

trưởng chiếm dụng vốn. Do đó, cần chọn người tổ trưởng hội đủ các điều kiện

sau: Có uy tín, có trình độ học vấn, có tài sản.

- Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó địi tuỳ tình hình cụ thể mà

ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ

nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

5.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin các ngân hàng hoạt động trên

cùng địa bàn để có giải pháp thích hợp trong chiến lược kinh doanh.

- Giảm bớt những thủ tục xét duyệt không cần thiết nhằm tránh mất nhiều thời gian và chi phí của khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền được dễ dàng và nhanh chóng.

- Mạnh dạn nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với địa

bàn hoạt động.

- Trang bị thêm máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.

5.2.5 Giải pháp về bộ máy tổ chức và quản lý

- Việc cho vay phải do chính ngân hàng tự chủ quyết định, không chịu sự

can thiệp từ bên ngồi. Trong thực tế, ngân hàng cịn hay chịu những can thiệp từ bên ngồi vào các hoạt động tín dụng của mình. Điển hình là cá nhân người có

chức quyền hoặc cơ quan chính quyền các cấp đề nghị thậm chí cịn u cầu ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vốn vì quyền lợi người vay và có liên quan đến cá nhân người đề nghị. Những khoản cho vay trên đến khi không thu hồi được nợ, mất vốn thì sự can thiệp kia lại khơng bị đưa ra xem xét và cùng chịu trách nhiệm.

- Nâng cao năng lực, đạo đức, kiến thức cán bộ tín dụng. Việc đào tạo kiến

thức chun mơn cho cán bộ tín dụng là việc làm thiết yếu cho hiệu quả tín dụng. Bởi vì một khách hàng khi đến với ngân hàng trước tiên sẽ tiếp xúc với cán bộ tín dụng. Do đó, địi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng, năng lực làm việc tốt bên cạnh đó cần phải có một đạo đức tốt thì mới có khoản tín dụng lành mạnh.

- Tuyển chọn thêm cán bộ tín dụng đồng thời tạo điều kiện để cán bộ công

nhân viên được học tập nâng cao trình độ tạo nên lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

- Trong giao dịch đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khơng ngừng cải tiến cung cách phục vụ tốt khách hàng. Kho quỹ thục hiện đúng quy trình ra vào

kho, đặc biệt lưu ý việc phát hiện và lưu giữ tiền giả.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt nghiệp vụ kế tốn, tín dụng để phát hiện, ngăn ngừa hạn chế và khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)