ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Vốn huy động 189.618 21,93 291.643 27,98 378.846 30,47 Vốn điều hoà 674.938 78,07 750.813 72,02 864.523 69,53 Tổng vốn 864.556 100 1.042.456 100 1.243.369 100 ( Nguồn: phịng tín dụng)
Vốn điều hòa là nguồn vốn cần thiết để chi nhánh hoạt động liên tục, trong khi nhu cầu vay vốn ngày càng tăng mà nguồn vốn huy động lại không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp…
Nhìn vào bảng tỷ trọng nguồn vốn thì ta có thể thấy là tỷ trọng vốn điều hòa từ năm 2006-2008 luôn rất cao. Đặc biệt là năm 2006 chiếm tỷ trọng đến 78,07% và 2 năm còn lại lần lược là 72,02% và 69,53%. Ở đây có một tín hiệu đáng mừng là tỷ trọng vốn điều hòa trong tổng nguồn vốn đã giảm dần qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm đúng mức đến vấn đề này.
Nhưng nhìn một cách tổng thể và khách quan thì Ngân hàng đang sử dụng vốn điều hịa q nhiều. Bên cạnh đó tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động qua các năm lại có dấu hiệu giảm, và khơng đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là:
Tình hình chung trên địa bàn An Giang vốn nhàn rỗi khan hiếm; cụ thể ở TP.Long xuyên có rất nhiều Ngân hàng khác cùng cạnh tranh, các khách hàng có xu hướng gửi vào các Ngân hàng khác bởi vì tên của Ngân hàng là “phát triển nhà” nên người dân có suy nghĩ là Ngân hàng chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng sửa chữa nhà. Ở các phịng giao dịch thì đây là nơi người dân có thu nhập tương đối thấp, thu nhập chủ yếu từ trong nơng nghiệp, vì thế các khoản tiền gửi của họ rất nhỏ vì thế ở ở các phòng giao dịch nguồn vốn huy động rất thấp, ngoài ra các hoạt động dịch vụ và hình thức huy động vốn ở các phịng giao dịch chưa
mạnh; biến động giá vàng và một số mặt hàng chủ yếu cũng làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Chưa có nhều biện pháp cơ bản mang tính ổn định từ Trung Ương mà chỉ tập trung vào biện pháp áp dụng tăng lãi suất là chủ yếu dẫn đến công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
Các sản phẩm đầu tư tín dụng, dịch vụ, các tiện ích mang lại cho khách hàng chưa đa dạng và khâu vận hành thực hiện nghiệp vụ sẵn có chưa đạt được linh hoạt để thu hút khách hàng so với đa số các tổ chức tín dụng khác.
Chưa phát triển thêm được phòng giao dịch trong 3 năm 2006-2008 nên việc tăng trưởng tín dụng phải tốn nhiều chi phí thẩm định, việc quản lý và tái thẩm định của cán bộ tín dụng tốn nhiều thời gian.
Do vừa thực hiện nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tỉnh vừa quản lý các phòng giao dịch nên công tác phối hợp điều hành và tham mưu cho giám đốc trong chiến lược kinh doanh cũng như trong các hoạt động khác tại các phòng chi nhánh tỉnh đối với các phòng giao dịch chưa cao dẫn đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ còn chậm. Và chưa thực hiện được cơng tác giao khốn các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Các phịng giao dịch khơng đạt được đươc chỉ tiêu đề ra.
Vì thế có thể nói cơng tác huy động vốn của Ngân hàng là chưa tốt lắm, Ngân hàng còn sử dụng nhiều đến vốn điều hòa để cho vay. Việc nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng tăng dẫn đến chi phí tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Điều này cần phải có biện pháp giải quyết và nhanh chống khắc phục.
4.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn 4.2.2.1. Tình hình cho vay 4.2.2.1. Tình hình cho vay
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi huy động được vốn để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh, Ngân hàng thương mại phải tiến hành kinh doanh dưới hình thức sử dụng vốn huy động chủ yếu là cấp tín dụng. Hoạt động cho vay khơng những có ý nghĩa đối với bản thân
Ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi vì nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Do vậy hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro Ngân hàng cần có quy trình tín dụng chặc chẽ.
MHB chi nhánh An Giang cũng như các Ngân hàng khác lợi nhuận chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Vì thế việc đạt được các chỉ tiêu cho vay và đảm bảo khách hàng uy tín, trả nợ gốc và lãi tốt là ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng. Nhưng để đạt được mục tiêu không phải là dễ. Để biết được Ngân hàng hoạt động như thế nào ta đi vào từng đối tượng cụ thể như sau:
Cho vay theo kỳ hạn
Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao. Cho nên ở mỗi phương thức vay Ngắn hạn hay trung, dài hạn điều có những mặt tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay Ngắn hạn tăng trưởng nhanh hay cho vay trung, dài hạn phát triển mạnh.