( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008
Nguồn vốn huy động Triệu đồng 189.618 291.643 378.846
Dư nợ bình quân Triệu đồng 839.116,5 942.833 1.124.551,5 Dư nợ
Triệu đồng 852.633 1.033.033 1.216.070
Nợ xấu Triệu đồng 16.369 17.754 23.191
Doanh số thu nợ
Triệu đồng 778.925 913.946 1.551.574 Doanh số cho vay
Triệu đồng 805.958 1.094.346 1.711.153 Lợi nhuận Triệu đồng 19.261 30.181 18.281 Doanh thu Triệu đồng 113.768 137.218 192.172 Hệ số thu nợ % 96,65 83,52 90,67
Dư nợ trên nguồn
vốn huy động Lần 4,50 3,54 3,21
Nợ xấu trên tổng dư
nợ % 1,92 1,72 1,91
Vịng quay vốn tín
dụng vòng 0,93 0,97 1,38
Thu nhập trên tổng
doanh thu % 16,93 21,99 9,51
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)
4.3.1. Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Qua bảng số liệu trên nhận thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng tương đối cao nhưng có sự biến đổi không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 96,65%, sang năm 2007 đạt 83,52% giảm 13,13% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho hệ số này giảm trong năm này là vì tình hình kinh doanh của Ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả lắm. Tình hình lạm phát cao làm cho khách hàng kinh doanh khơng có lãi nên viêc thu nợ còn chậm tiến độ đề ra. Đến năm 2008 hệ số này tăng lên 90,67% tăng lên rất nhiều so với năm 2007 tăng đến 7,15%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào công tác thẩm định, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, nhắc nhở, đôn đốc trả lãi và gốc đến hạn của cán bộ tín dụng với khách hàng. Mặt khác do thiện chí trả nợ của khách hàng ngày một tốt hơn. Tuy chỉ số này có giảm có tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức rất cao và an toàn. Qua chỉ số này chứng tỏ người dân làm ăn có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống và thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển hơn.
4.3.2. Dư nợ trên Nguồn vốn huy động
Chỉ số này xác định khả năng vốn huy động vào nghiệp vụ tín dụng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả.
Nhìn vào bảng số liệu thì ta nhân thấy rằng chỉ số này giảm qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt ngày càng có hiệu quả. Năm 2006 bình qn 4,50 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 3,54 lần, tức là trong 3,54 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia, năm 2008 bình quân trong 3,21 đồng dư nợ chỉ có một đồng vốn huy động tham gia. Cụ thể trong năm 2007 chỉ số này giảm 0,96 lần, sang năm 2008 chỉ số này lại giảm xuống 0,33 lần. Nhìn chung thì các chỉ số này điều tương đối cao điều đó đã cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng không tốt. nguyên nhân là vì MHB chi nhánh An Giang có các phịng giao dịch ở nông
thôn nên nguồn vốn nhàn rõi của người dân là rất ít vì thế số tiền huy động vốn ở đây rất ít. Ở TP. Long Xuyên và Châu Đốc thì việc huy động chỉ đối với các khách hàng truyền thống. Ngân hàng còn sử dụng vốn điều hòa nhiều, Bằng chứng là Ngân hàng có tỷ trọng vốn điều hòa rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã tích cực trong cơng tác huy động vốn cụ thể chỉ số này liên tục giảm qua các năm. Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để thu hút khách hàng như: mở nhiều dịch vụ mới, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, khuyến khích dân chúng bằng các hình thức khuyến mãi, Ngân hàng ngày càng cố gắn cải thiện hình ảnh để thu hút thêm được nhiều vốn từ người dân hơn. 4.3.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp tín dụng của Ngân hàng. Các Ngân hàng có chỉ số này thấp chứng minh được chất lượng tín dụng cao.
Tình hình nợ xấu của MHB chi nhánh An Giang diễn biến rất phức tạp. Cụ thể trong năm 2007 chỉ số này là thấp nhất trong 3 năm, chỉ có 1,72% giảm 0,2% so với năm 2008, đến năm 2008 thì tình hình nợ xấu lại tăng lên làm cho chỉ số này tăng lên 1,91% tăng hơn năm 2007 là 0,19%. Tuy là chỉ số này có tăng có giảm nhưng nhìn chung thì tình hình nợ xấu vẫn thấp vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Nó ln nhỏ hơn mức quy định của NHNN. Trong năm 2007 chỉ số này thấp nhất là vì trong năm này Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất trong 3 năm. Nhưng đến năm 2008 chỉ số này lại tăng lên cũng là vì tình hình kinh doanh của Ngân hàng khơng được tốt lắm, lợi nhuận giảm không đạt được chỉ tiêu đề ra.
Tóm lại Ngân hàng đã hoạt động tốt. Có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng từ ban giám đốc đến phịng tín dụng, phịng kế tốn ln giữ lịng tin cho khách hàng và khơng ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức năng cao chun mơn nghiệp vụ của mình. Ngồi ra khách hàng của Ngân hàng đa số là những khách hàng truyền thống có uy tín trong việc trả nợ và lãi đúng hạn. Vì thế tình hình nợ xấu giảm làm cho chỉ số này giảm theo làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.
4.3.4. Vịng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại Ngân hàng cao hay thấp. Thường thì vịng quay vốn tín dụng càng cao thì càng hiệu quả, chứng tỏ rằng đồng vốn đã hoạt động với tốc độ rất cao để sinh lời.
Vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là 0,93 vòng nhưng đến năm tăng lên 0,97 vòng tăng 0,04 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 vòng quay vốn tính dụng là 1,38 vịng tức là lại tiếp tục tăng 0,41 vòng so với 2007. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn hơi thấp nhưng nhìn chung thì Ngân hàng vẫn hoạt động tốt. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do có sự giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cùng sự kết hợp giữa cán bộ tín dụng và trưởng khu vực làm cho cơng tác thu nợ của Ngân hàng dễ thực hiện hơn.
4.3.5. Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập Ngân hàng. Từ đó thấy được vai trị, vị trí hoạt động cho vay trong việc tạo ra lợi nhuận cho tồn bộ hoạt động Ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu ta chỉ số này biến động phức tạp, trong năm 2007 chỉ số này cao nhất trong ba năm và tăng hơn năm 2006 là 5,06% với tỷ trọng so với tổng thu nhập là 21,99%. Sang năm 2008 thì chỉ số này thấp nhất giảm đi rất nhiều so với năm 2007 đến 12,48% với tỷ trọng là 9,51%. Như vậy, ta thấy rằng tình hình lợi nhuận trong năm 2008 giảm mạnh và không đạt được kế hoạch đề ra là 40 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008 nền kinh tế có rất nhiều biến cố lớn xảy ra, đầu năm 2008 là tình hình lạm phát cao, cuối năm là tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cùng với các Ngân hàng cùng nhau cạnh tranh đã làm cho lợi nhuận có giảm đi, bên cạnh đó là việc chi phí hoạt động của Ngân hàng quá cao nên làm cho lợi nhuận giảm kéo theo chỉ số này giảm theo. Nhưng nhìn chung thì Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả, tình hình lợi nhuận vẫn có nhưng khơng lớn lắm.
Tất cả các chỉ số trên điều có liên quan đến tình hình lợi nhuận, huy động vốn, tình hình cho vay, tình hình dư nợ, thu nợ, nợ xấu của MHB chi nhánh An
Giang. Các nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu này tăng giảm điều bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế các nguyên nhân phân tích ở trong các phần trên cũng ít nhiều tác động đến các chỉ số tài chính này.
4.4. Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh An Giang(2006-2008) và các biện pháp nhằm giúp Ngân hàng năng nhánh An Giang(2006-2008) và các biện pháp nhằm giúp Ngân hàng năng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
4.4.1. Tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang
Rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi của các khoản cho vay không nhận được như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Hoạt động tín dụng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những rủi ro, bất cập trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu. Trong kỳ báo cáo nếu doanh số nợ quá hạn trên tổng doanh số thu nợ còn tồn động khá cao so với dự kiến thì Ngân hàng cần xem xét lại tình hình hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua.