Xác định người thừa kế tại thời điểm thừa kế

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ

2.1. Xác định người thừa kế tại thời điểm thừa kế

2.1.1. Đối với người có quyền thừa kế di sản của nhau

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ khơng được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp quy định về thừa kế thế vị (Điều 619 BLDS năm 2015).

Trong thực tế có nhiều trường hợp người có quyền thừa kế di sản của nhau cùng chết trong một sự kiện như: tai nạn phương tiện giao thơng, động đất, biệt tích trong chiến tranh,… Việc xác định người nào chết trước người nào chết sau có ý nghĩa quan trọng vì người chết sau là người thừa kế di sản của người chết trước. Hiện nay pháp luật dân sự chưa có quy định cụ thể việc xác định ai chết trước ai chết sau mà khi không xác định được coi là chết cùng thời điểm.

Trong quyết định giải quyết việc dân sự của TAND quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng20, do trước năm 1975 ông H (là cha của ông X) đã dẫn em của ông là bà T bỏ nhà đi khỏi địa phương, biệt tích. TAND quận Thanh Khê tun bố ơng H và bà T là đã chết kể từ ngày 31/10/2017. Trong trường hợp này, nếu xác định ông H chết trước thì số người thừa kế tài sản của ông H là 03 người gồm: Bà T, ông X và vợ ông H; nếu xác định bà T chết trước thì số người thừa kế của bà T là 02 người

20 Xem thêm: Quyết định số 21/2017/QĐ-DSST ngày 31/10/2017 của TAND quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, đã dẫn tại chú thích 10.

gồm: Ơng H và vợ ơng H (hàng thừa kế thứ nhất của bà T). Đối với việc không xác định được thời điểm ai chết trước, ai chết sau sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế và những người có liên quan. Trường hợp không xác định được ai chết trước ai chết sau, pháp luật Pháp đã sử dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý đối với những người chết dưới 15 tuổi thì người nhiều tuổi hơn sẽ được suy đốn là chết sau; trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được suy đốn là chết sau; nếu đàn ông và đàn bà khơng chênh nhau q 3 tuổi thì đàn ơng được suy đốn là chết sau đàn bà21. Mặc dù nguyên tắc suy đoán có thể thiếu chính xác nhưng trong hồn cảnh khi khơng cịn căn cứ để chứng minh, xác định người nào chết trước người nào chết sau thì cũng cần xém xét. Theo tác giả, Quốc hội cần xem xét, nghiên cứu để sửa đổi phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đối với trường hợp không thể xác định được người nào chết trước (được coi là chết cùng thời điểm) mà vẫn bảo đảm quyền lợi cho những người thừa kế.

2.1.2. Người thừa kế thành thai, sinh ra sau thời điểm mở thừa kế

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm là rất phổ biến. Vấn đề đặt ra là cá nhân được thành thai, sinh ra sau thời điểm mở thừa kế có được xem là người thừa kế hay khơng thì pháp luật dân sự chưa có quy định rõ.

Cá nhân thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế là kết quả của sự tiến bộ về y học. Theo đó, người chồng có thể lưu trữ tinh trùng hoặc sử dụng tinh trùng để thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con theo ý chí của mình. Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp người chồng gửi tinh trùng vào cơ sở lưu giữ và sau đó chết. Sau khi người chồng chết một thời gian, người vợ tự ý lấy tinh trùng để thụ thai, sinh đứa trẻ ra và còn sống. Mặc dù về mặt sinh học, đạo lý thì đứa trẻ được sinh ra có mối quan hệ huyết thống với người đã chết22, nhưng về mặt pháp luật thì đứa trẻ sinh ra không phải là người thừa kế theo Điều 613 BLDS năm 2015. Trong trường hợp này nếu chúng ta chấp nhận việc lấy tinh trùng/trứng để thụ tinh theo phương pháp khoa học và sinh đứa trẻ ra sau thời điểm mở thừa kế, thì sẽ làm cho số lượng người thừa kế tăng lên, vì phụ thuộc vào ý chí của người vợ/chồng còn sống, ảnh hưởng đến những người thừa kế khác và phát sinh thêm tranh chấp. Do đó, nếu cá nhân được thành thai, sinh ra sau thời điểm mở thừa kế

21 Phạm Văn Bằng (2014), “Những vấn đề đặt ra về chế định thừa kế khi sửa đổi Bộ luật dân sự”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 05 (261), tr.32.

22 Nguyễn Hồ Bích Hằng, Ngơ Thị Anh Vân (2015), “Một số góp ý về người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự - Bàn về tư cách hưởng thừa kế của người được thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế”,

thì khơng được thừa kế đối với tài sản của người cha/mẹ đã chết. Theo tác giả, việc việc lấy tinh trùng/trứng của người đã chết để thụ thai, sinh đứa trẻ sinh ra sau thời điểm mở thừa kế phải có sự đồng ý bằng văn bản của người để lại tinh trùng/trứng về việc mong muốn sinh con bằng phương pháp khoa học sau khi chết. Trường hợp người thừa kế thế vị thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của ông/bà trước khi người vợ/chồng quyết định lấy tinh trùng/trứng để thụ tinh theo phương pháp khoa học và sinh đứa trẻ ra sau thời điểm mở thừa kế.

Có thể thấy, cịn nhiều vấn đề, ngồi trường hợp có ý chí của người chết, thì cịn liên quan đến di sản đã chia thừa kế cho người thừa kế hợp pháp; đồng thời còn liên quan đến thời hiệu thừa kế, thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với di sản.

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)