CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ
2.2. Xác định di sản thừa kế
2.2.1. Xác định khối di sản tại thời điểm mở thừa kế
Việc xác định khối di sản thừa kế phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định được di sản cịn những gì, nhiều hay ít so với trước thời điểm mở thừa kế. Xác định khối di sản thừa kế giúp tránh được tình trạng người hưởng thừa kế không được hưởng di sản thừa kế, tránh được tài sản bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt.
Trong quyết định tuyên bố một người đã chết của TAND Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng23: Ơng T1 mất tích từ năm 1960 đến ngày 28/7/2017 Tòa án tuyên bố là đã chết kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật (trước đó vào ngày 18/12/1998 bà T2 là vợ của ông T1 chết). Như vậy, chúng ta không xác định được khối di sản của ông T1 vào thời điểm có tin tức cuối cùng vào năm 1960 mà dựa vào thời điểm quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Do Tịa án khơng xác định được cụ thể ngày ông T1 chết là ngày nào nên không xác định được khối di sản mà ông T1 để lại. Bà T2 chết trước ông T1 bị tuyên bố là đã chết nên ông T1 được hưởng thừa kế của bà T2 và bà T2 không được hưởng di sản của ơng T1 vì chết trước ngày ơng T1 bị tun bố là đã chết.
Thông thường sau nhiều năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết, những người thừa kế mới yêu cầu chia di sản. Có những trường hợp người quản lý di sản đã thực hiện giao dịch một phần di sản với người khác hoặc do Nhà nước thu hồi, giải tỏa (quyền sử dụng đất, vật kiến trúc và tài sản gắn liền với đất) nên khi giải
23 Quyết định số 09/2017/QĐDS-ST ngày 28/7/2017 của TAND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đăng trên
Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbobanan
quyết tranh chấp thì khối di sản khơng cịn ngun vẹn so với thời điểm mở thừa kế. Trong quyết định Giám đốc thẩm của HĐTP TAND tối cao24: Cố Khuê và cố Hiến chết khơng để lại di chúc có để lại di sản là 11.355m2 đất, một căn nhà do cụ Cử quản lý. Trong quá trình quản lý cụ Cử đã chuyển nhượng một phần di sản là đất cho nhiều người khác. Năm 2004, đất bị Nhà nước giải tỏa một phần để làm trạm bơm và được bồi thường, hỗ trợ 714 triệu đồng và cấp 02 lô đất thổ cư. HĐTP TAND tối cao đã nhận định phần đất cố Khuê và cố Hiến để lại là di sản thừa kế và khơng có cơ sở xác định đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ Cử. Đối với phần đất Nhà nước đã quy hoạch và đền bù để làm trạm bơm nay khơng cịn đất, chỉ còn tiền đền bù và đất tái định cư. “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đất bị quy hoạch vẫn là di sản là không đúng”. HĐTP TAND tối cao hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Qua vụ án trên chúng ta thấy rằng cụ Cử là người quản lý di sản nhưng đã tự ý chuyển nhượng cho người khác khi chưa có sự đồng ý của những người thừa kế. Khi có yêu cầu chia di sản thì khối di sản ban đầu khơng cịn đủ mà bị thiếu diện tích do bị Nhà nước thu hồi (tiền bồi hoàn và đất nền tái định cư). Trường hợp trên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định một phần khối di sản khơng cịn nên không được xem là di sản là chưa đúng và việc HĐTP TAND tối cao hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm là phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế.
Qua các vụ việc trên, để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, HĐTP TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể việc xác định khối di sản thừa kế. Trường hợp khối di sản bị thay đổi sau thời điểm mở thừa kế thì khi giải quyết phải cộng dồn vào khối di sản tại thời điểm mở thừa kế, đảm bảo đủ khối di sản trước khi phân chia.
2.2.2. Xác định giá trị di sản tại thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian để xác định khối di sản hiện còn của người chết, thời điểm mở thừa kế còn giúp xác định giá trị di sản tại thời điểm được chính xác. Thực tế có nhiều trường hợp giá trị di sản tại thời điểm mở thừa kế thay đổi so với trước thời điểm mở thừa kế.
Trong vụ án tranh chấp thừa kế của TAND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ25, Tòa án xác định ông X chết vào “tháng 01/2016”. Tài sản ông X để lại là ngôi nhà chính trị giá 115.364.000 đồng, quyền sử dụng đất 967,4m2 và một số tài sản khác. Việc Tịa án xác định khơng đủ giờ, ngày, tháng, năm chết của ơng X có thể dẫn đến quyền lợi của những người thừa kế của ơng X có thể bị ảnh hưởng. Tịa án xác định ông X chết vào tháng 01 năm 2016 nhưng khơng xác định rõ là ngày nào nên có thể suy đốn ơng X chết bất kỳ ngày nào trong tháng 01 năm 2016. Giả thuyết đặt ra xác định ông X chết vào ngày 30/01/2016, nhưng ngày 29/01/2016 Nhà nước công bố quy hoạch dự án xây dựng khu thương mại và phần diện tích đất 967,4m2 tăng giá lên gấp 02 lần, dẫn đến việc xác định giá trị di sản của ông X cũng thay đổi theo. Ngược lại, nếu suy đốn ơng X chết vào ngày 01/01/2016, giá trị phần diện tích đất 967,4m2 khơng thay đổi.
Qua trường hợp nêu trên, theo tác giả TAND tối cao cần có hướng dẫn Tịa án các cấp khi xác định ngày chết của người để lại di sản đầy đủ thành phần giờ, ngày, tháng, năm chết; đảm bảo được quyền lợi của người thừa kế khi xác định đúng giá trị của di sản thừa kế sau thời điểm mở thừa kế.
2.2.3. Tài sản phát sinh sau khi người có tài sản chết
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại nhưng có một số trường hợp tài sản phát sinh sau khi người chết vẫn được xem là di sản thừa kế. Những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác di sản mà người chết để lại, đảm bảo đúng phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trong thực tiễn, quá trình chia di sản thừa kế phát sinh một tranh chấp là tranh chấp đất tái định cư được Nhà nước bồi hoàn, hỗ trợ khi thu hồi đất, giải tỏa. Phần đất tái định cư được Nhà nước bồi hoàn, hỗ trợ khi thu hồi đất, giải tỏa đất là di sản thừa kế hay khơng thì pháp luật dân sự chưa quy định rõ nên trong thực tiễn xét xử của Tòa án còn lúng túng. Trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản26, HĐTP TAND tối cao cho rằng: “Đối với phần đất Nhà nước đã quy hoạch và đền bù để làm trạm bơm Rạch Ngỗng năm 2004, nay khơng cịn đất, chỉ còn tiền đền bù và đất tái định cư. Cần xem xét, nếu đất đã được bồi thường ngang giá thì chỉ xác định tiền bồi thường là di sản, còn đất tái định cư cấp cho người đang ở trên đất
25 Bản án số 14/2017/DSST ngày 28/9/2017 của TAND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đăng trên Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbobanan.toaan
.gov.vn/2ta40641t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 12/5/2018.
26 Xem thêm: Quyết định Giám đốc thẩm số 131/2013/DS-GĐT ngày 27/9/2013 của HĐTP TAND tối cao, đã dẫn tại chú thích 24.
khơng phải là di sản; cịn nếu cả tiền bồi thường và đất tái định cư mới ngang giá đất bị quy hoạch thì phải xác định cả tiền đền bù và đất tái định cư là di sản. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm xác định đất bị quy hoạch vẫn là di sản là không đúng”. HĐTP TAND tối cao đã hủy bản án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.
Theo tác giả, với quan điểm của HĐTP TAND tối cao là hợp lý nhưng HĐTP TAND tối cao chưa làm rõ việc hỗ trợ đất nền tái định cư là cho người đang ở trên đất (người quản lý di sản) hay hỗ trợ cho người để lại di sản. Nếu cấp cho người để lại di sản là chưa hợp lý, mục đích chính của việc hỗ trợ đất nền tái định cư là để tạo điều kiện cho việc an cư, ổn định cuộc sống, trong khi đó thì người để lại di sản đã chết. Do đó, việc cấp cho người đang ở trên đất sẽ hợp lý hơn. HĐTP TAND tối cao cần hướng dẫn việc xác định đất tái định cư phát sinh sau thời điểm người có tài sản chết theo hướng: Trường hợp nhà, đất bị Nhà nước thu hồi mà được bồi thường tương xứng với giá trị thì chỉ xác định tiền bồi thường là di sản, còn đất tái định cư cấp cho người đang ở trên đất bị thu hồi không phải là di sản mà là phần được hỗ trợ cho người quản lý di sản đang ở trên đất khi bị thu hồi. Trường hợp tiền bồi thường và đất tái định cư tương xứng với giá trị đất bị thu hồi thì đất tái định cư được xác định là di sản.
Ngoài tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế là đất tái định cư, trong thực tiễn tiền phúng điếu là tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nhưng có được xác định là di sản hay khơng thì pháp luật dân sự chưa có quy định rõ. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định tiền phúng điếu là di sản thừa kế hay không. Quan điểm thứ nhất cho rằng tiền phúng điếu là di sản thừa kế vì tiền đi viếng là viếng người chết nên nằm trong khối tài sản của người chết. Quan điểm thứ hai cho rằng tiền phúng điếu khơng phải là di sản thừa kế vì tồn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại chỉ tính đến thời điểm mở thừa kế27.
Với truyền thống của người Việt Nam, khoản tiền phúng điếu là do họ hàng, bà con, bạn bè đóng góp để chia sẻ khó khăn của gia đình người q cố. Do đó, theo tác giả tiền phúng điếu không phải là tài sản riêng của người chết để lại, cũng không phải là tài sản chung với người khác. Tiền phúng điếu phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nên không phải là di sản thừa kế. Vì vậy, tác giả kiến nghị HĐTP TAND tối cao cần có hướng dẫn việc xác định “tiền phúng điếu khơng phải là di sản thừa kế
vì nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế”.
27 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và