Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ

2.3. Các ý nghĩa pháp lý khác

2.3.2. Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (Điều 643 BLDS năm 2015). Hiệu lực của di chúc có vai trị rất quan trọng và việc xác định di chúc có hiệu lực hay khơng, một phần hay tồn bộ có ảnh hưởng tới việc phân định tài sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế31. Di chúc có hiệu lực khi nó hợp pháp – tức là được lập theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi di chúc được lập hợp pháp đều có hiệu lực. Một di chúc hợp pháp vẫn có thể bị mất hiệu lực (khơng có hiệu lực) nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hay di chúc hợp pháp nhưng mất hiệu lực do di sản khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.

2.3.2.1. Di chúc mất hiệu lực khi người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2015, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc khơng có hiệu lực tồn bộ hoặc một phần. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ phần liên quan đến cá nhân khơng có hiệu lực. Như vậy, chỉ phần di chúc liên quan đến cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc mới mất hiệu lực và các phần khác vẫn có hiệu lực.

Trong vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản của TAND tỉnh Đắk Lắk32, Tòa án nhận định: “Ông X chết ngày 25/02/2011 cịn ơng V chết ngày 06/10/2013 do đó phần di chúc này khơng có hiệu lực pháp luật mà cần được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông V gồm bà Nguyễn Thị L, bà Trịnh Thị H, ông Trịnh Quốc H1, bà Trịnh Thị H2, ông Trịnh Quốc H3, bà Trịnh Thị H4, ông Trịnh Thanh T7, và ông Trịnh Kim X”. Đối với phần di sản

của ông V được chỉ định trong di chúc cho những người thừa kế, nhưng ông X đã đã chết trước ông V (trước thời điểm mở thừa kế) thì di chúc chỉ mất hiệu lực một phần đối với phần định đoạt cho ông X và phần của ông X sẽ được chia theo pháp

30 Xem thêm: Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Sđd, tr.940.

31 Xem thêm: Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Sđd, tr.988.

32 Bản án số 43/2018/DS-PT ngày 01/03/2018 của TAND tỉnh Đắk Lắk đăng trên Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta7802

luật cho những người thừa kế còn lại. Trong trường hợp này pháp luật dân sự không quy định thừa kế thế vị và thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với một phần di chúc bị mất hiệu lực và di sản thuộc về phần mất hiệu lực sẽ được chia theo pháp luật: “Do ông

X chết trước ông V nên thừa kế thế vị của ông X được hưởng phần di sản của ông X để lại gồm: ông Trịnh Thái T, bà Trịnh Thị Thanh T2, bà TTrịnh Thị Thu T3, ông Trịnh Thái T1, bà Trịnh Thị Thanh T4, bà Trịnh Thùy T6, ơng Trịnh Thái T5”. Do

đó, quan điểm xét xử của Tịa án nêu trên là phù hợp.

Đối với trường hợp cả hai vợ chồng được người lập di chúc cho hưởng thừa kế chung một tài sản mà một trong hai vợ chồng có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, thì phần di chúc liên quan đến người đó bị thất hiệu (mất hiệu lực)33. Mục đích của người lập di chúc là muốn cho chung cho cả hai vợ chồng nhưng vì vợ hoặc chồng chết trước mà tài sản sẽ chuyển dịch qua những người thừa kế khác khi chia theo pháp luật thì sẽ khơng đúng ý chí của người lập di chúc và quyền lợi của người chồng hoặc vợ sẽ bị ảnh hưởng vì một trong hai chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

Do đó, để đảm bảo ý chí tự định đoạt tài sản của người lập di chúc và bảo vệ được vợ hoặc chồng trong trường hợp cho hưởng thừa kế chung một tài sản, tác giả kiến nghị HĐTP TAND tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn đối với trường hợp này theo hướng: Khi người lập di chúc không biết hoặc không thể sửa đổi di chúc cho hưởng thừa kế chung một tài sản của cả hai vợ chồng mà một trong hai người chết trước hoặc chết cùng thời điểm đối với người lập di chúc thì di chúc vẫn có hiệu lực tồn bộ.

2.3.2.2. Di chúc mất hiệu lực khi di sản khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế

Di chúc mất hiệu lực (khơng có hiệu lực) nếu di sản để lại cho người thừa kế khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế (khoản 3 Điều 643 BLDS năm 2015). Người lập di chúc có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế sau khi chết nhưng người lập di chúc có quyền sửa đổi, thay thế di chúc, thực hiện các giao dịch đối với tài sản của mình khi chưa chết. Nếu người lập di chúc định đoạt hết tài sản của mình thì sau khi chết di sản khơng cịn thì di chúc rơi vào tình trạng mất hiệu lực.

Tuy nhiên, đối với di sản là nhà, đất bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa trước thời điểm mở thừa kế và được bồi hoàn, hỗ trợ tiền, đất tái định cư thì di chúc có hiệu lực hay khơng khi di sản khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế, vấn đền này BLDS

33 Xem thêm: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền

năm 2015 chưa quy định rõ. Khi Nhà nước thu hồi, giải tỏa đối với di sản (đã được định đoạt trong di chúc) sẽ được bồi hoàn, hỗ trợ tiền, đất tái định cư và phần được bồi hoàn, hỗ trợ tiền, đất tái định cư này sẽ được chia theo pháp luật do di chúc mất hiệu lực (di sản khơng cịn tại thời điểm mở thừa kế). Theo tác giả, tiền, đất tái định cư trong trường hợp này xét đến cùng vẫn là di sản thừa kế mặc dù nó đang tồn tại dưới hình thức khác so với thời điểm lập di chúc, vì nó là phần tài sản thay thế cho phần di sản đã bị thu hồi, giải tỏa. Vì vậy, nếu xem xét tiền, đất tái định cư do được hỗ trợ do thu hồi, giải tỏa khơng cịn là di sản và chia theo pháp luật do di chúc mất hiệu lực thì sẽ ảnh hưởng quyền lợi của người đã được chỉ định nhận thừa kế trong di chúc.

Do đó, tác giả kiến nghị HĐTP TANDTC cần có hướng dẫn theo hướng: Đối

với di sản là nhà, đất bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa trước thời điểm mở thừa kế và từ thời điểm mở thừa kế được bồi hồn, hỗ trợ tiền, đất tái định cư thì di chúc vẫn có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)