Xác định mốc tính thời hiệu thừa kế

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 39 - 73)

CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ

2.3. Các ý nghĩa pháp lý khác

2.3.3. Xác định mốc tính thời hiệu thừa kế

Việc xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và những người có liên quan, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện quyền của mình trong khoảng thời gian do luật định, nếu không xem như từ bỏ quyền của mình và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, có hai loại phổ biến: Thời hiệu yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại. Thời hiệu thừa kế được tính kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS năm 2015). Quy định này cũng kế thừa của Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn khác nhau sẽ quy định về lấy mốc thời điểm để tính thời hiệu cũng khác nhau.

2.3.3.1.Thời hiệu đối với yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế

(i) Thứ nhất, về thời điểm mở thừa kế là mốc tính thời hiệu thừa kế

Trước đây, BLDS năm 2005 quy định sau thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế khơng cịn quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác (Điều 645). Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với động sản là mười năm, đối với bất động sản là ba mươi năm

(Điều 247 BLDS năm 2005). Do đó, BLDS năm 2015 đã quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS năm 2015). Thời hiệu đối với yêu cầu chia tài sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác được tính từ thời điểm mở thừa kế - tức là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm tuyên bố một người đã chết. Để tạo điều kiện cho việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người thừa kế, BLDS năm 2015 đã quy định thời hiệu: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này (điểm d khoản 1 Điều 688) và “Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017” (Điều 689).

Như vậy, từ ngày 01/01/2017 thời hiệu chia di sản là bất động sản mà thời điểm mở thừa kế sau ngày 01/01/1987 vẫn còn hiệu lực. Trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế của TAND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương34: Cụ T chết ngày 23/12/2002, theo BLDS năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm, đến ngày 24/12/2012 thời hiệu khởi kiện chia thừa kế khơng cịn nếu các đương sự khơng có thỏa thuận thống nhất đề nghị phân chia tài sản chung là di sản thừa kế. Tuy vậy, “Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 xác định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản (Điều 623) thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này (Điều 688)”. Ngày 06/3/2017, cụ D có

đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế và có đơn ủy quyền cho ông S theo đơn khởi kiện, TAND huyện Thanh Miện thụ lý là đảm bảo quy định của pháp luật. Qua vụ việc này, chúng ta thấy Tịa án xác định theo BLDS năm 2005 thì việc cụ D khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì đã hết thời hiệu và Tịa án đã áp dụng BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu là còn thời hiệu là đúng quy định. So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã kéo dài thời hiệu chia di sản là bất động sản thêm 20 năm, đảm bảo được quyền và lợi ích của các đương sự.

(ii) Thứ hai, về thời điểm cơng bố Pháp lệnh thừa kế là mốc tính thời hiệu thừa kế

Trước khi công bố Pháp lệnh thừa kế năm 1990, hoàn cảnh lịch sử nước ta gắn liền với cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước nên có nhiều trường hợp chết, mất tích, biệt tích,…. Do đó, để đảm bảo quyền thừa kế của công dân, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (khoản 4 Điều 36) quy định mốc thời

34 Bản án số 05/2017/DS-ST ngày 25/8/2018 của TAND huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đăng tải trên

Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbobanan

điểm mở thừa kế để tính thời hiệu thừa kế là ngày 10/9/1990 (ngày cơng bố Pháp lệnh thừa kế). Theo đó, trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác (khoản 1 Điều 36). Đối với các thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (30/8/1990) thì thời điểm tính thời hiệu mười năm được tính từ ngày cơng bố Pháp lệnh thừa kế năm 1990 là ngày 10/9/1990.

Như vậy, đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày 30/8/1990, người thừa kế có quyền khởi kiện đến hết ngày 09/9/2000. Sau ngày 09/9/2000 đương sự khơng có quyền khởi kiện đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày 30/8/1990 (Mục III điểm c tiểu mục 1 Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1996 của TAND tối cao và VKSND tối cao). Trong vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản của HĐTP TAND tối cao tại Quyết định số 15/2007/DS-GĐT ngày 09/5/200735, HĐTP TAND tối cao đã lấy ngày 10/9/1990 làm thời điểm mở thừa kế để tính thời hiệu:

“Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế về đất nếu là của cố Trợ thì cũng chỉ đến ngày 10-9-2000 là hết. Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết là vi phạm thủ tục tố tụng về thời hiệu khởi kiện”.

Tác giả thống nhất với quan điểm của HĐTP TAND tối cao về xác định thời hiệu nêu trên. Việc xác định thời điểm mở thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990 mặc dù chỉ tương đối, chưa đúng với thời điểm thực tế mà người để lại di sản chết, nhưng xét trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước vào thời điểm chưa có Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì phần nào đã đảm bảo cho người thừa kế có quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền thừa kế của mình. Ngồi ra, việc lấy ngày 10/9/1990 làm mốc thời điểm mở thừa kế để tính thời hiệu đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Nhà nước khi trước thời điểm có Pháp lệnh thừa kế năm 1990 mà quyền và lợi ích của người thừa kế chưa được đảm bảo. BLDS năm 2015 đã tiếp tục kế thừa quan điểm trên nên đã cho phép tính hồi tố đối với thời điểm mở thừa kế và lấy ngày 10/9/1990 làm mốc thời điểm mở thừa kế để xác định thời hiệu thừa kế đối với yêu cầu phân chia di sản là bất động sản (Điều 688).

35 TAND tối cao (2010), Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

Thực tiễn xét xử của Tòa án cũng theo hướng này36: “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản … được tính từ ngày 10/9/1990”; “Ngày 12/01/2017, Toà án nhân dân huyện C T thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện của ông Trần Văn Th…, phần di sản của cụ BT trong khối tài sản chung với cụ C chưa hết thời hiệu khởi kiện…, nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại cho rằng phần tài sản của cụ BT trong khối tài sản chung với cụ C thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết, nên giao 290m2 đất của cụ BT cho ông Trần Văn L và bà Nguyễn Thị L được sử dụng (tại phần nhận định) là không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự”.

2.3.3.2. Thời hiệu đối với yêu cầu của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trước đây, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định thời hiệu đối với yêu cầu của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản 2 Điều 36). Tuy nhiên, BLDS năm 1995 đã “bỏ quên” quy định này nên TAND và VKSND tối cao đã ban hành Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1996 quy định các việc mở thừa kế trước ngày 01/7/1996 (ngày BLDS năm 1995 có hiệu lực) thì áp dụng khoản 2 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990; kể từ ngày 01/7/1996 trở đi thì khơng hạn chế thời hiệu khởi kiện. BLDS năm 2005 đã khắc phục hậu quả của BLDS năm 1995 và quy định thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế và BLDS năm 2015 đã kế thừa quy định này.

Trong vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản của TAND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu37: “Xác định thời điểm mở thừa kế của ông T

là ngày 21/9/2011 theo quy định tại Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2005. Ngày 08/7/2012, bà Vũ Thị Kim P có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ơng T là cịn trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 623 của Bộ Luật dân sự năm 2015”;“Xác định tại thời điểm mở thừa kế, tổng số tiền nợ chung của ông Nguyễn Nhật T và bà Vũ Thị Kim P là: 242.677.000 đồng”; “… những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, do đó bà Vũ Thị Kim P có nghĩa vụ trả ½ số nợ chung của vợ chồng; ông

36 Bản án số 04/2018/DS-PT ngày 16/01/2018 của TAND tỉnh Thanh Hóa đăng tải trên Trang Thông tin điện

tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta68358t1

cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/5/2018.

37 Bản án số 50/2017/DS-ST ngày 07/09/2017 của TAND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đăng tải trên Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND tối cao, địa chỉ: https://congbo

Nguyễn Nhật H và bà Nguyễn Thị K có nghĩa vụ cùng với bà P phải thanh tốn ½ số nợ trên theo quy định”.

Trong vụ án trên, tác giả thống nhất với quan điểm của Tòa án, việc Tòa án sử dụng thời điểm mở thừa kế để làm mốc để xác định thời hiệu thừa kế là đúng quy định. Quy định thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại giúp chủ thể là người mang quyền yêu cầu đối với người để lại di sản trong quan hệ nghĩa vụ trước đó nhưng khi người này chết chưa kịp thực hiện, chủ thể này có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ của người chết là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế38. Tuy nhiên, giả thuyết đặt ra là những người thừa kế cố ý không chia thừa kế trong ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà đợi hết ba năm mới chia thì quyền lợi của người có quyền sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, theo tác giả, Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 theo hướng tính thời hiệu ba năm kể từ thời điểm phân chia di sản, cụ thể: “3. Thời hiệu

yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm phân chia di sản”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong phần nội dung Chương 2, tác giả đã nghiên cứu ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm mở thừa kế và rút ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp không thể xác định được người nào chết trước,

người nào chết sau, pháp luật cần xem xét, nghiên cứu áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý về độ tuổi, giới tính để xác định thời điểm mở thừa kế phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp về thừa kế, đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế.

Thứ hai, HĐTP TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể việc xác định khối di

sản thừa kế bị thay đổi sau thời điểm mở thừa kế thì khi giải quyết phải cộng dồn vào khối di sản tại thời điểm mở thừa kế, đảm bảo đủ khối di sản trước khi phân chia; hướng dẫn xác định ngày chết của người để lại di sản đầy đủ thành phần giờ, ngày, tháng, năm chết, đảm bảo được quyền lợi của người thừa kế khi xác định đúng giá trị của di sản thừa kế sau thời điểm mở thừa kế.

Thứ ba, pháp luật dân sự cần quy định đối với trường hợp nhà, đất bị Nhà

nước thu hồi mà được bồi thường tương xứng với giá trị thì chỉ xác định tiền bồi thường là di sản, còn đất tái định cư cấp cho người đang ở trên đất bị thu hồi không phải là di sản mà là phần được hỗ trợ cho người quản lý di sản đang ở trên đất khi bị thu hồi. Trường hợp tiền bồi thường và đất tái định cư tương xứng với giá trị đất bị thu hồi thì đất tái định cư được xác định là di sản.

Thứ tư, khi người lập di chúc không biết hoặc không thể sửa đổi di chúc cho

hưởng thừa kế chung một tài sản của cả hai vợ chồng mà một trong hai người chết trước hoặc chết cùng thời điểm đối với người lập di chúc thì di chúc vẫn có hiệu lực tồn bộ. Đối với di sản là nhà, đất bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa trước thời điểm mở thừa kế và từ thời điểm mở thừa kế được bồi hoàn, hỗ trợ tiền, đất tái định cư thì di chúc vẫn có hiệu lực.

KẾT LUẬN

Thừa kế là một trong những quan hệ xã hội tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, quan hệ thừa kế là một loại quan hệ tài sản rất đặc biệt, quan hệ này chỉ phát sinh sau khi người để lại di sản chết, là sự kế thừa thành quả lao động và các giá trị văn hoá của thế hệ này cho thế hệ sau. Việc xác định thời gian người để lại di sản chết (thời điểm mở thừa kế) có ý nghĩa quan trọng khi xác định người thừa kế, di sản thừa kế, vấn đề hiệu lực của di chúc và các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn các căn cứ xác định thời điểm mở thừa kế không cụ thể nên khó khăn trong q trình xét xử của Tòa án. Lý do là các căn cứ chỉ ghi nhận ngày chết mà không xác định cụ thể giờ, phút dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế. Khi xác định thời điểm mở thừa kế để giải quyết các tranh chấp ngoài căn cứ các chứng nhận, giấy tờ chứng minh, phải kết hợp thời gian chết ghi trên bia mộ; ngày giỗ, lễ tế; tập quán địa phương hay sự thống nhất của các đương sự về ngày chết của người để lại di sản; đồng thời, phải được xác định là ngày kế tiếp sau thời hạn quy định đối với các trường hợp Tòa án tuyên bố chết. Trên cơ sở nêu ra những

Một phần của tài liệu Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 39 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)