Đon vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ xấu 65.742 301.760 261.569 Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810 Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2,13 6,69 6,39
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này có xu hướng tăng. Năm 2006, hệ số này là 2,13. Sang năm 2007, hệ số này là 6,69. Đến năm 2008, hệ số này là 6,39. Tuy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng vượt mức 5% theo qui định của
ngân hàng nhà nước, nhưng chưa vượt mức 7% theo kế hoach của ngân hàng,
nên có thể nói Ngân hàng vẫn kiểm sốt được hoạt động của mình. Trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần phải giải quyết nợ xấu, hạ hệ số rủi ro tín dụng xuống
dưới mức 5% theo qui định nhằm đảm bảo tính an tồn và góp phần làm tăng lợi
nhuận của Ngân hàng.
4.3.5. Hệ số doanh lợi
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuân ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta xem xét bảng số liệu sau. BẢNG 17: HỆ SỐ DOANH LỢI Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361 Doanh thu 461.264 499.066 899.118 Hệ số doanh lợi (%) 10,42 12,12 6,38 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số doanh lợi của Ngân hàng có tăng giảm hàng năm, nhưng nhìn chung thì giảm. Năm 2006, hệ số này là 10,42%, tức
trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng có được 10,42 đồng lợi nhuận. Sang năm
2007, hệ số này tăng so với năm trước, đạt 12,12%, tức trong 100 đồng doanh thu thì mang về cho Ngân hàng 12,12 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008, hệ số giảm đột
ngột, giảm xuống còn 6,38%, tức trong 100 đồng doanh thu thì chỉ mang về cho
Ngân hàng 6,38 đồng. Trong năm 2008, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt
tiền tệ vào đầu năm và chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm của Ngân hàng
nhà nước nên Ngân hàng chịu rủi ro lãi suất, ảnh hưởng đến hoạt động. Mặc dù
vậy, trong năm 2008, Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả, vì lợi nhuận rịng so với năm 2006 thì vẫn tăng.
4.3.6. Hệ số ROA
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tái sản của Ngân hàng. Ta xem xét hệ số ROA của Ngân hàng qua
3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau.
BẢNG 18: HỆ SỐ ROA Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361 Tổng tài sản 3.165.667 4.597.330 4.303.446 ROA (%) 1,52 1,32 1,33
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng qua 3
năm biến động không đều. Năm 2006, hệ số này là 1,52%, tức 100 đồng tài sản
sẽ mang về cho Ngân hàng 1,52 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, hệ số này là 1,32%, tức 100 đồng tài sản sẽ mang về cho Ngân hàng 1,32 đồng lợi nhuận, rõ rang hệ số này đã giảm so với năm 2006 mặc dù lợi nhuận năm 2007 tăng so với
năm 2006. Đến năm 2008, hệ số này cao hơn năm 2007 nhưng không nhiều,
1,33%, tức 100 đồng tài sản sẽ mang về cho Ngân hàng 1,33 đồng lợi nhuận. Tuy hiệu quả sử dụng tài sản tại Ngân hàng khơng cao, nhưng trước tình hình kinh tế
suy thối như hiện nay thì hợp lý. Ngân hàng cần có những chính sách tiết kiệm,
giảm chi phí, mở rộng hoạt động tín dụng góp phần làm tăng lợi nhuận, qua đó làm cho hệ số này ngày càng cao.
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG
5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 5.1.1. Những mặt làm được 5.1.1. Những mặt làm được
Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT VIỆT NAM qui định; Bám sát các mục tiêu, định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT VIỆT NAM; Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng
Giám Đốc về điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay.
Các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc đã bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao và những chỉ đạo của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
để điều hành kế hoạch kinh doanh đúng theo định hướng của NHNo&PTNT
VIỆT NAM.
Cân đối nguồn vốn để phân phối tạm ứng kịp thời cho các chi nhánh,
phịng giao dịch có nhu cầu giải ngân cho các đối tượng nông nghiệp, nông thôn. Chi nhánh có nguồn vốn huy động nội tệ tăng so với đầu năm và vượt so với kế hoạch được giao như: Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Thạnh Phú, Cù Lao Dung và Ba Xun; Các chi nhánh cịn lại tuy có nguồn vốn huy động chưa đạt so với kế hoạch được giao nhưng có tăng so với đầu năm.
Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, tập trung vốn cho vay hộ nơng dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị thu
mua lương thực và nông sản xuất khẩu, các đợn vị chế biến nông, lâm, thủy hải
sản xuất khẩu để tiêu dùng và xuất khẩu.
Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tăng cường cơng tác chỉ đạo kịp thời các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giao.
Tình hình thực hiện chỉ tiêu hạn mức dư nợ của các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc đã được các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc quan tâm.
Mặc dù ngay từ đầu năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều yếu tố không thuận lợi, lạm phát và giá cả tiêu dùng tăng cao nhưng nguồn vốn huy động nội tệ đến cuối năm vẫn tăng so với đầu năm và vượt so với kế hoạch được giao.
Sự đoàn kết tốt nội bộ từ NHNo&PTNT tỉnh đến các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc đá tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn thách thức và nỗ lực đạt được các chỉ tiêu của NHNo&PTNT VIỆT NAM giao.
Mặc dù năm 2008 có những khó khăn về kinh tế như đã được nêu trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của chi nhánh. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, chi nhánh cũng đã phấn đấu đạt được hệ số lương theo qui định và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên để yên tâm công tác.
Công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, khuyến mãi, chất lượng phục vụ khách hàng luôn được ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng quan tâm, chú trọng.
5.1.2. Những mặt cịn hạn chế
Tình hình kinh tế tiếp tục còn nhiều yếu tố không thuận lợi, tình hình cạnh tranh giữa các tố chức tín dụng vẫn ngày càng gay gắt, tỷ giá VND/USD vẫn tăng cao đã làm cho nguồn vốn huy động ngoại tệ không những không đạt so với kế hoạch được giao mà còn giảm so với đầu năm 2008. Toàn tỉnh giảm so với
đầu năm là 223.731 USD, tỷ lệ giảm 5,03% và chỉ đạt 86,04% kế hoạch
NHNo&PTNT VIỆT NAM giao.
Tình hình chất lượng tín dụng vẫn chậm được cái thiện, công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tiến triển chậm, nợ xấu chiếm 5,19%/tổng dư nợ, giảm so với đầu năm 1,49%. Có 11/14 chi nhánh có nợ xấu cao hơn kế hoạch
được giao. Cụ thể như sau: TP Sóc Trăng 2,61% (kế hoạch giao 1%), Thuận Hịa
3,81% (KH 3%), Thạnh Phú 52,05% (KH 5%), Mỹ Xuyên 6,98% (KH 3%), Mỹ Tú 9,07% (KH 5%), Vĩnh Châu 23,65% (KH 5%), Ngã Năm 3,49% (KH 3%),
PGD Khánh Hưng 10,07% (KH 1%), Trần Đề 15,89% (KH 5%), Ba Xuyên
2,89% (KH 1%), và Cù Lao Dung 12,19% (KH 5%).
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa nơng thủy sản sụt giảm mạnh, khó tiêu thụ lam ảnh hưởng nguồn thu của các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc khơng đạt kế hoạch. Có 2 đơn vị khơng có
hệ số lương là Thạnh Phú và Trần Đề; Có 4 đơn vị khơng đạt được hệ số 1 như: Vĩnh Châu (0,92), Kế Sách (0,63), Long Phú (0,46), và Cù Lao Dung (0,07).
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 5.2.1. Về công tác huy động vốn 5.2.1. Về công tác huy động vốn
Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất phù hợp, áp dụng lãi suất bậc thang, rút vốn linh hoạt, chú trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn mang tính ổn định và vững chắc; từ đó tạo
được thế chủ động trong hoạt động kinh doanh và tăng nhanh nguồn vốn huy
động của Ngân hàng.
Ngân hàng cần nhanh chóng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới về huy động vốn tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng.
Ngân hàng nên sắp xếp đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ chun mơn. Một mặt, có thể huy động được nhiều vốn, một mặt có thể tạo được cảm giác thoả mái, hài lòng và một ấn tượng về một Ngân hàng chuyên nghiệp trong lịng khách hàng khơng chỉ lần gửi tiền này mà còn cho những lần gửi tiền sau.
Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh tốn hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản.
Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an
toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.
5.2.2. Về cơng tác tín dụng
Ngân hàng cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn: chú ý đầu tư đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp
thu mua, chế biến xuất khẩu hàng nông thủy sản, chế biến cá tra, cá basa có đầy
đủ điều kiện vay vốn, có tiềm lực tài chính thực sự, có phương án sản xuất kinh
doanh hiệu quả. Không để hộ nông dân, đặc biệt là cấy lúa đủ điều kiện vay vốn
Các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc phải chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư, tiếp tục tái cơ cấu dư nợ nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những
sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng.
Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng.
5.2.3. Về công tác tài chính
Tập trung thu hồi mọi nguồn: lãi dự thu, lãi tồn động, lãi đến trong hạn, các khoản thi hành án, đặc biệt là nợ đã xử lý rủi ro.
Khai thác triệt để các nguồn thu ngồi tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong chuyển tiền cùng hệ thống, triển khai các dịch vụ tổng hợp và hợp tác với các đối
tác để hỗ trợ mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng nguồn thu.. Đồng thời triệt để
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động.
5.2.4. Về chất lượng tín dụng
Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, chú trọng cho vay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và thủy sản…
Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay.
Hạn chế cho vay đối với những khách hàng khơng có đảm bảo hay đối với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định.
Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem
họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng
khơng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân
hàng.
Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ xấu, thu đúng, thu đủ và kịp thời mọi nguồn thu. Ngân hàng phối hợp với lãnh đạo các huyện ủy,
UBND các huyện và các địa phương trong công tác thu hồi nợ xấu để đạt kết quả tốt hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thơn chi nhánh tỉnh
Sóc Trăng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là một Ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực nơng nghiệp, mục đích kinh doanh khơng chỉ vì lợi nhuận mà còn chú trọng
quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, mở rộng tín dụng, cung
cấp vốn cho khách hàng mở rộng sản xuất, chuyển dich cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Qua phân tích ta thấy hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn và cung cấp tín dụng. Cung cấp vốn hỗ trợ cho dân cư, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả lượng tiền nhàn rỗi trong dân
cư.
Qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng luôn ở mức cao. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng đầu tư, tăng đều qua các năm, nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu vốn, do đó vốn điều chuyển từ Trụ Sở Chính vẫn còn cao. Về doanh số cho vay, Ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, doanh số cho vay đối với các đối tượng này tăng qua các
năm, chếm tỷ trọng cao. Doanh số cho vay của Ngân hàng cao hơn tổng nguồn
vốn nhiều điều đó cho tháy Ngân hàng sử dụng rất hiệu quả đồng vốn của mình, vịng quay vốn tín dụng tăng dần qua 3 năm. Hoạt động thu nợ của Ngân hàng diễn ra rất tốt, doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, điều này cho thấy thiện chí trả nợ của khách hàng, đông thời cũng khẳng định năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng Ngân hàng. Doanh số dư nợ qua 3 năm tăng cho thấy Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế tốt, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Về chất lượng tín dụng, nợ xấu hàng năm tuy có tăng
lên, vượt mức 5% của Ngân hàng Nhà nước qui định nhưng chưa vượt kế hoạch Ngân hàng đề ra, Ngân hàng vẫn kiểm sốt được hoạt động của mình. Hệ số rủi
ro vốn chủ sở hữu vẫn nằm trong mức an toàn. Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, tuy có giảm qua từng năm
nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng ln đạt
ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh những mặt tích cực do nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần
quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ xấu.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Ngân hàng
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng thêm một số hình thức huy động vốn mới đang được nhiều khách hàng hiện nay