4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.3. Phân tích chi phí của ngân hàng
Ngân hàng phân tích chi phí dựa trên phương pháp chi phí lịch sử. Đây là
phương pháp phổ biến nhất đẻ tính chi phí sử dụng vốn của ngân hàng. Phương
pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy
động và vay trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi
hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi loại nguồn vốn huy động và vay. Chi phí của nguồn vốn chính là chi phí bình quân gia quyền, tức bằng tổng chi phí lãi suất phải trả chia cho tổng mức vốn huy động và vay trong quá khứ. Cách tính này co
ưu điểm: Đối với ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí nguồn vốn
theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương
đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư vào lĩnh vực nào để có hiệu quả.
Tổng chi phí trả lãi
Chi phí lãi suất bình quân = x 100 % Tổng vốn huy động
BẢNG 4: CHI PHÍ LÃI SUẤT BÌNH QN
Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi trả lãi 68.170 82.850 322.648 14.680 21,53 239.798 74,32 Tổng VHĐ 1.486.938 1.852.139 2.004.439 365.201 24,56 152.300 7,60 CPLSBQ (%) 4.58 4,47 16,10 -0,11 -2,43 11,62 72,21
(Nguồn: Phịng kế hoạch kinh doanh)
( VHĐ: vốn huy đơng, CPLSBQ: chi phí lãi suất bình qn)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sử dụng vốn tăng qua 3 năm. Năm 2006 chi phí sử dụng vốn bình qn là 4,58%, năm 2007 là 4,47% và năm 2008 là 16,10%. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn huy động tăng qua 3 năm đều này tất yếu dẫn đến chi trả lãi tiền gửi tăng theo. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh giữa các
ngân hàng trên cùng địa bàn trong thời gian qua đã làm cho lãi suất huy động tăng lên.
So sánh giữa mức chi trả lãi và tổng vốn huy động trong 3 năm ta thấy tốc độ tăng chi trả lãi nhanh hơn tốc độ vốn huy động. Năm 2007, tốc độ chi trả lãi tăng 21,53%, trong khi tốc độ vốn huy động tăng 24,56% so với năm 2006.
Đến năm 2008, tốc độ chi trả lãi tăng 74,32%, trong khi tốc độ vốn huy động chỉ tăng 7,60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế nước ta,
lãi suất tiết kiệm đã bị thực âm kéo dài suốt từ năm 2004 (lạm phát 9,5% so với lãi suất 8%), năm 2005 (lạm phát 8,4% so với lãi suất 8%), năm 2006 lãi suất thực dương một chút (lạm phát 6,6% so với lãi suất 8%), năm 2007 (lạm phát 12,63% so với lãi suất khoảng 9%), năm 2008 (lạm phát 24% so với lãi suất 11%), người gửi tiền không muốn gửi vào ngân hàng nên vốn huy động của ngân hàng tăng khơng nhiều. Vì thế, để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, ngoài việc
ngân hàng thực hiện các chính sách do Trụ sở chính đề ra, ngân hàng cần phải
tăng cường hơn trong công tác huy động vốn, đặc biệt ngân hàng cần khai thác
nguồn vốn giá rẻ để giảm chi phí lãi suất nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.