Mơ hình tổ chức và hoạt động của ViettinBank chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại vietinbank – cần thơ (Trang 28)

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industrial & Trade – Cantho Branch.

Logo:

Hội sở: số 09, Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ trước đây là ngân hàng Nhà nước tại 39-41 Ngô Quyền, thành phố Cần Thơ. Đến tháng 7 năm 1988 chi nhánh ngân hàng Cơng thương được chính thức thành lập và có trụ sở đặt tại số 09, Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho đến nay. Cùng với hệ thống các chi nhánh ngân hàng Công thương trên mọi miền đất nước, VietinBank Cần Thơ đã có những bước phát triển vững chắc.

Năm 1991, ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều hòa từ ngân hàng Công thương Việt Nam. Khi mới thành lập, VietinBank Cần Thơ bao gồm cả phòng giao dịch Sóc Trăng và chi nhánh cấp 2 khu cơng nghiệp Trà Nóc. Tháng 6 năm 2001, phịng giao dịch Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của chi nhánh ngân hàng Cơng thương Cần Thơ hình thành Ngân hàng Cơng thương Sóc Trăng, chịu sự giám sát trực tiếp của ngân hàng Công thương Việt Nam. Đến tháng 10 năm 2006, chi nhánh cấp 2 khu cơng nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành chi nhánh ngân hàng Công thương khu cơng nghiệp Trà Nóc trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, ngày 08/07/2009 ngân hàng Công thương trở thành ngân hàng TMCP với mục đích xây dựng ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thành ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các nghiệp vụ ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu trở thành tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa ra thế giới.

Mơ hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ được mô phỏng qua sơ đồ sau:

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức các Phòng ban của NH TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ

Phịng Khách Hàng Doanh Nghiệp

Phòng Ngân Quỹ

Phòng Kiểm Tra Kiểm Sốt Nội Bộ

Phịng Quản Lý Rủi Ro & Nợ Có Vấn Đề

Phịng Thơng Tin Điện Toán PGD Thắng Lợi PGD An Thới PGD Phong Điền PGD Thốt Nốt PGD Cái Răng Tổ Thẻ PGD Quang Trung Phịng Kế Tốn Phòng Khách Hàng Cá Nhân Phòng Tổ Chức Hành Chính PGD Ninh Kiều PGD Nguyễn Trãi CÁC PHÒNG BAN PHÒNG GIAO DỊCH BAN GIÁM ĐỐC

a) Ban giám đốc:

Ban giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, lãnh đạo mọi hoạt động của các văn phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 4 Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân cơng thực hiện.

b) Phịng khách hàng doanh nghiệp:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

c) Phòng khách hàng cá nhân:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

d) Phịng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề:

Phịng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện các doanh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Đồng thời, thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu).

e) Phịng kế tốn:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

f) Phòng tiền tệ kho quỹ:

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

g) Phịng tổ chức – hành chính:

Phịng tổ chức – hành chính là phịng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện cơng tác bảo vệ an ninh, an tồn chi nhánh.

Thực hiện quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền chi nhánh.

h) Phịng thơng tin điện tốn:

Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền chi nhánh.

i) Tổ thẻ:

Thực hiện công tác phát hành thẻ ATM, quảng bá tiếp thị các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ. Quản lý, lắp đặt các máy ATM, các máy cài thẻ tín dụng và theo dõi việc chi lương qua thẻ của khách hàng.

3.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.

Về huy động vốn:

- Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy…

Về hoạt động tín dụng:

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ. - Thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.  Bảo lãnh:

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và tài trợ thương mại:

- Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu, thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng xuất khẩu.

- Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu.

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.

- Chỉ trả lương cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.

Ngân quỹ:

- Thu chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ. - Mua, bán ngoại tệ, các chứng từ có giá…  Thẻ và ngân hàng điện tử:

- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card…)

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card). - Internet banking, Phone banking, SMS banking.

3.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2009 – 6 tháng đầu năm 2012. 2009 – 6 tháng đầu năm 2012.

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn sao cho mang lại lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng ln quan tâm đến việc thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành với mục đích cuối cùng có được lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rõ kết quả kinh doanh của ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu 1 sau:

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Công Thương VN- CN Cần Thơ)

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên tồn bộ q trình kinh doanh của ngân hàng và bị chi

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6 th 2011 6 th 2012 Thu nhập 148.146 271.030 772.089 317.326 385.974 Chi phí 125.304 232.175 703.221 277.949 360.676 Lợi nhuận 22.842 38.855 68.868 39.377 25.299 Chênh lệch Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 6th 2011/6th 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %

Thu nhập 122.884 82,95 501.059 184,87 68.648 21.63

Chi phí 106.871 85,29 471.046 202,88 82.727 29.76

phối bởi nhiều yếu tố. Hai yếu tố chính tác động trực tiếp đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động kinh doanh là các khoản thu nhập và các khoản chi phí kinh doanh. Do đó, phân tích chi tiết các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.4.1 Về thu nhập

Qua bảng 3.1 trên nhìn chung, thu nhập của ngân hàng giữ được mức tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể, sau một năm nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều định chế tài chính gặp khó khăn nhưng ngân hàng vẫn duy trì được mức thu nhập đạt 148.146 triệu đồng. Bước sang năm 2010, thu nhập của ngân hàng trên đà tăng mạnh đạt 271.030 triệu đồng, tăng 122.884 triệu đồng, tương ứng tăng 82,95% so với năm 2009, đây là một dấu hiệu khả quan. Đến năm 2011, doanh thu đạt 772.089 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2010, cụ thể tăng 501.059 triệu đồng, tương ứng tăng 184,87%. Yếu tố góp phần làm thu nhập tăng trong 3 năm liên tiếp như vậy là do nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 2 cơn bão lớn: lạm phát cao năm 2008 và suy thoái kinh tế năm 2009. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã thể hiện rõ sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng cả về qui mô và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các năm.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, chính sách hạ lãi suất,… những nhân tố đó làm ảnh hưởng khơng tốt đến lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian này. Thêm vào đó, năm 2012 Chi nhánh phải trả thêm lãi do vốn điều chuyển tăng lên, chi phí cho việc đầu tư mới trang thiết bị, sữa chữa, di dời phòng giao dịch Ninh Kiều,… làm cho chi phí trong 6 tháng tăng nhanh hơn thu nhập dẫn đến lợi nhuận trong thời gian này âm.

3.4.2 Về chi phí

Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng gia tăng theo đáng kể để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Năm 2009 chi phí của ngân hàng là 125.304 triệu đồng. Năm 2010 chi phí đạt mức 232.175 triệu đồng, tăng 106.871 triệu đồng tức 85,29% so với năm 2009, mức tăng tương đối hợp lý so với thu nhập. Đến năm 2011, chi phí tăng khá cao cùng với thu nhập là 202,88% so với năm 2010, đạt 703.221 triệu đồng. Qua bảng số liệu ta thấy chi phí của ngân hàng đều tăng qua các năm. Việc tăng lên của chi phí là tất yếu vì nó biến đổi theo xu hướng của thu nhập. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao làm cho số lượng khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng ngày càng tăng, số lượng món vay tăng lên nên tổng chi phí cho các món vay cũng tăng theo. Mặc dù mục tiêu của ngân hàng là cắt giảm bớt chi phí để tối đa hóa lợi nhuận nhưng trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, bên cạnh việc cạnh tranh về lãi suất để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vay và đầu tư sinh lời, ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần, cải tiến kỹ thuật cơng nghệ,…thì việc gia tăng chi phí là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt có thể thấy trong 6 tháng năm 2012, các khoản chi phí tăng lên đáng kể để phục vụ cho nhu cầu mới của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên lưu ý quản lý tốt các khoản chi phí vì chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận rất nhiều.

3.4.3 Về lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2011 cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, cùng với việc chú trọng trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng đạt 38.855 triệu đồng, tăng 70,10% tương ứng tăng 16.013 triệu đồng so với năm 2009 đạt 22.842 triệu đồng. Tốc độ này phản ánh phần nào hoạt động của ngân hàng là rất hiệu quả trong buổi đầu của thời kỳ hội nhập, sự thích ứng nhanh đối với sự thay đổi của nền kinh tế không những mang đến lợi nhuận của ngân hàng qua một năm mà sự tăng trưởng ấy tiếp tục thể hiện qua năm 2011. Lợi nhuận năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng tăng 77,24% so với 2010, đây là một tốc độ tăng ấn tượng so với tồn hệ thống trong thời gian này.

Tóm lại, tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại vietinbank – cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)