Thực trạng sử dụng các dịch vụ NHBL tại VietinBank Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại vietinbank – cần thơ (Trang 39)

4.1.1. Tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân

Trong hoạt động của ngân hàng, việc đảm bảo nguồn vốn được tăng trưởng ổn định và thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

Bằng nhiều hình thức gửi tiền với cách tính lãi linh hoạt dựa trên nền tảng công nghệ cho phép thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền rất tiện ích thơng qua mơ hình giao dịch hiện đại, mơ hình hướng theo khối khách hàng và sản phẩm, cho phép ngân hàng có thể theo sát nhu cầu của khách hàng. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp kịp thời phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã thực sự thu hút người dân đến gửi tiền.

Đối tượng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ bao gồm các thành phần kinh tế sau: Tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể qua bảng số liệu 4.1 dưới đây:

BẢNG 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế tốn)

Ở mỗi hình thức huy động sẽ có nhiều kỳ hạn khác nhau, tương ứng với các mức lãi suất khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo điều kiện và mục đích sử dụng tiền gửi của mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại VietinBank – Cần Thơ tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước bình quân tăng 1,32 lần ở mỗi năm.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế thường có một bộ phận vốn nhàn rỗi như: khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng, tiền mua hàng nhưng chưa phải mua, trả lương, các quỹ đầu tư và phát triền, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến,... để đảm bảo an toàn đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số tiền đó vào ngân hàng. Hoặc để

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 th đầu 2012 6 th đầu 2012

1.Tiền gửi cá nhân 599.195 889.562 1.112.029 754.652 799.602

2.Tiền gửi của TCKT 596.325 1.032.675 1.078.501 635.977 684.574

3.Phát hành GT có giá 113.177 57.409 29.567 19.226 26.651

Nguồn vốn huy động 1.308.697 1.979.646 2.220.097 1.409.855 1.518.827

Chênh lệch

Chỉ tiêu

2009/2010 2011/2010 6th2011/6th 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %

1.Tiền gửi cá nhân 290.367 48,46 222.467 25,01 44.950 5,96

2.Tiền gửi của TCKT 436.350 73,17 45.826 4,44 48.597 7,64

3.Phát hành giấy tờ

có giá -55.768 -49,28 -27.842 -48,50 7.425 38,62

thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, giảm bớt chi phí, đơn vị có thể thanh tốn qua ngân hàng cũng như để sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như: ủy nhiệm chi, lệnh chi, sec, ... góp phần mang đến lợi nhuận từ cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Năm 2010 kinh tế Việt Nam có những ảnh hưởng tích cực từ kinh tế thế giới dần phục hồi, các tổ chức kinh tế cũng bắt đầu làm ăn có hiệu quả hơn nên tiền gửi để thanh toán, tiết kiệm cũng tăng hơn. Đến năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng dẫn đến nhiều bất ổn khiến các tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ hoặc thiếu vốn kinh doanh nên tiền gửi chỉ tăng nhẹ, mức tăng so với năm 2010 là 12,15%, thấp hơn mức tăng vào năm 2010 so với năm 2009 là 51,27%.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 tống số vốn huy động từ tiền gửi chỉ tăng 7,73% so với cũng kỳ năm trước, cụ thể tăng 108.972 triệu đồng. Có thể thấy rằng thời gian gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình kinh tế khó khăn. Thêm vào đó áp lực cạnh tranh từ những ngân hàng khác nên lượng vốn huy động của ngân hàng vào thời gian này không thịnh vượng như những năm trước. Nhìn chung trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, tương đương với tiền gửi cá nhân.

Riêng tình hình huy động vốn từ khách hàng cá nhân cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể, tiền gửi cá nhân năm 2010 tăng 1,48 lần so với năm 2009 và năm 2011 tăng 1,25 lần so với năm 2010. Qua đó cho thấy tiền gửi dân cư tăng trưởng khá ổn định qua 3 năm và thu hút được lượng tiền gửi khá lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, trung bình chiếm khoảng 50% trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2009, 2010, 2011 được minh họa bằng hình 4.1 sau:

Hình 4.1: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế tại Vietinbank - Cần Thơ qua 3 năm

Trong những năm gần đây phần trăm tiền gửi cá nhân tăng dần. Năm 2011 tiền gửi cá nhân chiếm đến 50,09% tổng vốn huy động. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu tiết kiệm nhiều hơn. Năm 2009 tiền gửi cá nhân là 559.195 triệu đồng .

Tiền gửi của các nhân là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư chủ yếu thông qua sổ tiết kiệm và mở tài khoản thanh toán cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, chỉ cần với 100.000 đồng cùng với đầy đủ các hồ sơ cần thiết, khách hàng có thể đến gửi tiền tại ngân hàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện đã thực sự giúp được khách hàng có được số tiền tích lũy, phục vụ cho mục đích sử dụng tiền trong tương lai .Để hiểu rõ hơn về khoản tiền gửi từ khách hàng cá nhân ta xem xét các loại tiền gửi cá nhân được trình bày trong bảng số liệu 4.2:

BẢNG 4.2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi cá nhân 599.195 100 889.562 100 1.112.029 100

+ Tiền gửi thanh toán 30.649 5,12 29.899 3,36 23.929 2,15 + Tiền gửi tiết kiệm 568.546 94,88 859.663 96,64 1.088.100 97,85

Chênh Lệch

Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi cá nhân 90.665 17,12 190.442 30,71

+ Tiền gửi thanh toán 52.495 10,73 193.994 35,81

+ Tiền gửi tiết kiệm 78.451 25,00 39.458 10,06

(Nguồn: Phịng kế tốn)

Khách hàng cá nhân được xác định là thị phần đầy tiềm năng để các ngân

hàng khai thác. Thật vậy, người Việt Nam nói chung có thói quen tiết kiệm, tích lũy nhằm để phòng ngừa rủi ro, bệnh tật hoặc sử dụng cho các mục đích tiêu dùng ở tương lai cho nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của người dân là khá lớn.

Hơn nữa khoảng cách không gian, về mức độ thu chi luôn luôn tồn tại. Đây sẽ là kho báu cho các ngân hàng khai thác, một khi hầu hết các cá nhân đều có tài khoản tại ngân hàng thì khơng chỉ đem lại cho ngân hàng nguồn vốn huy động ổn định bên cạnh việc mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế mỗi khi đồng vốn vận động như: tiết kiệm chi phí kiểm đếm, bảo quản,...Đây cũng là nguồn vốn mở đầu cho cho hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá thương hiệu, cung cấp các sản phẩm có liên quan khác như: trả lương qua tài khoản, mở thẻ, cho vay cá nhân,...

Cùng với thói quen tích lũy của người dân Việt nam nói chung thì thói quen thanh toán chi trả qua ngân hàng của người dân chưa cao bởi họ xem tiền mặt là cơng cụ thanh tốn quen thuộc, như là một bằng chứng cho mọi giao dịch, mua bán hàng hóa, cho nên tiền gửi tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong khi tiền gửi thanh toán của cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn tại

ngân hàng. Cụ thể, ở năm 2009 tiền gửi thanh toán chỉ chiếm 5,12% trong khi đó tiền gửi tiết kiệm lại chiếm tới 94,88% trong cơ cấu tiền gửi cá nhân. Tình hình diễn biến tương tự trong năm 2010 và năm 2011. Hầu như người dân gửi tiền nhằm để tiết kiệm bằng lãi suất chứ không chú trọng cho việc chi trả, thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng.

Ngoài ra để tạo sự đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn trong dân cư như: mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy bằng vàng và đồng Việt nam, tiết kiệm dự thưởng,... cùng với sự đa dạng về cách rút tiền và cách tính lãi linh hoạt. Do vậy mà lượng khách hàng đến gửi tiền ngày một tăng, cụ thể năm 2010, tiền gửi tiết kiệm tăng 291.117 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 51,20% so với năm trước. Khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tiếp tục tăng vào năm 2011 với mức tăng tuyệt đối là 228.437 triệu đồng, tăng 26,57% so với năm 2010. Tuy tiền gửi thanh tốn có giảm qua 3 năm nhưng do mức tiền gửi tiết kiệm tăng lớn hơn mức giảm của tiền gửi thanh tốn nên nhìn tổng thể thì tiền gửi cá nhân vẫn đảm bảo tăng trong giai đoạn này. Phương pháp gửi tiền vào ngân hàng lúc này được đánh giá là lựa chọn hàng đầu bởi hầu như các kênh đầu tư đều được cho là không mang lại lợi nhuận, thị trường bất động sản hầu như đóng băng, thị trường chứng khốn ảm đạm, không thu hút nhà đầu tư. Như vậy so với các lĩnh vực đầu tư khác thì gửi tiền vào ngân hàng sẽ an tồn hơn, mặc dù sinh lời thấp.

Theo nhận định thì từ năm 2012 tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi so với những năm trước đó, nên mặc dù lãi suất ngân hàng trong 6 tháng đầu năm liên tục được điều chỉnh giảm. Lần thứ 4 là lần gần đây nhất lãi suất do NHNN quy định giảm từ 11% xuống 9% vào ngày 11-6-2012, song đây vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn với khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Vì thế để tăng tính hấp dẫn cho kênh tiết kiệm, tạo cơ hội thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư và gia tăng lợi nhuận cho khách hàng, ngân hàng đang tiếp tục thiết kế các sản phẩm tiền gửi đi liền với các chương trình khuyến mại có cơ cấu giải thưởng cũng như giá trị ngày càng hấp dẫn. Hiện nay, khách hàng cũng thận trọng hơn trong lựa chọn ngân hàng để gửi tiền ngoài lựa chọn ngân hàng mang lại nhiều tiện ích nhất đến cho mình, khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng lớn, có uy tín để gửi tiền.

Ngân hàng Cơng Thương đã có những chương trình hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm và được khách hàng tin tưởng nên nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012 vẫn tiếp tục tăng cao.

4.1.2. Tình hình tín dụng cá nhân

Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, CVCN là hình thức tín dụng đang thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng bởi tính chất phân tán, ít rủi ro nhưng cũng đồng thời mang lại lợi nhuận tương đối cao cho ngân hàng. Do vậy, mà trong những năm qua, lĩnh vực này cũng thu hút sự quan tâm phát triển của hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank Cần Thơ nói riêng. Theo dõi tình hình cho vay cá nhân của Vietinbank Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu 4.3 :

BẢNG 4.3: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Doanh số cho vay 529.489 620.154 810.596 404.526 409.100

Doanh số thu nợ 489.208 541.703 735.697 348.041 309.753 Dư nợ cho vay 313.854 392.305 431.763 488.248 578.395

(Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Công Thương VN- CN Cần Thơ)

4.1.2.1. Doanh số cho vay cá nhân (CVCN)

Hoạt động cho vay cá nhân chủ yếu là vay tiêu dùng, cho vay cá thể sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp. Bên cạnh đó cịn cho vay CB – CNV,...

Nhìn chung, doanh số CVCN tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2010, doanh số CVCN là 620.154 triệu đồng, tăng so với năm

Chênh Lệch

Chỉ tiêu

2010/2009 2011/2010 6 th 2012/ 6 th

2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 90.665 17,12 190.442 30,71 4.574 1,13 Doanh số thu nợ 52.495 10,73 193.994 35,81 -38.288 -11,00

2009 là 90.665 triệu đồng, tương ứng tăng 17,12%. Đến năm 2011 DSCV cá nhân tiếp tục tăng mạnh, tăng 30,71% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do đời sống người dân được cải thiện, họ có nhu cầu vay tiền xây nhà, mua xe, tiêu dùng càng nhiều. Cho nên họ tìm đến ngân hàng để bổ sung nguồn vốn bị thiếu hụt. Bên cạnh đó tiềm năng thủy sản được phát huy mạnh mẽ, diện tích ni cá đã khơng ngừng tăng lên. Chính vì vậy hộ gia đình cũng tìm đến Ngân hàng để vay vốn nhiều hơn.

Đến 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng có vẻ thận trọng hơn khi cho vay. Ngân hàng ưu tiên thúc đẩy cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, DN vừa và nhỏ ở một số lĩnh vực như tiêu dùng, cá thể SXKD, CB –CNV, tiều thương tăng mạnh và hạn chế cho vay với những hoạt động mang tính chất đầu cơ. Cịn đối với tín dụng mua nhà trả góp, Vietinbank tập trung hỗ trợ cho cá nhân có nhu cầu mua nhà để ở và có thu nhập ổn định đảm bảo trả nợ, hạn chế cho vay đối với đối tượng đầu tư kinh doanh bất động sản. Doanh số CVCV của Vietinbank 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 1,13% so với 6 tháng đầu năm 2011. Do tình hình kinh tế bất ổn, chi tiêu hạn chế.

Về mặt cơ cấu cho vay, ta thấy tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng doanh số cho vay được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 4.2: Tỷ trọng doanh số CVCN trong tổng doanh số cho vay

Tuy doanh số CVCN có chiều hướng tăng qua các năm nhưng nhìn chung, những năm gần đây tỷ trọng CVCN giảm dần trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

4.1.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân (TNCN)

Bất cứ một ngân hàng nào muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng và làm tốt công tác thu hồi nợ. Dựa vào DSTN ta có thể đánh giá được tình hình thu hồi vốn của Ngân hàng. Từ đó có thể thấy được mức độ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay khơng, vì nếu khơng thu hồi nợ kịp và đầy đủ sẽ làm cho đồng vốn của Ngân hàng đem đi đầu tư bị chiếm dụng và khơng quay vịng đúng theo chu kỳ.

Qua bảng số liệu ở bảng 4 cho thấy DSTN của Vietinbank Cần thơ tăng qua các năm. Năm 2010, DSTN của Ngân hàng đạt 541.703 triệu đồng, tăng 10,73% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 193.994 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 35,81%. Đó là kết quả cho thấy Ngân hàng có phương pháp quản lý nợ tốt, tránh gia tăng nợ xấu, gia tăng khả năng rủi ro.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012 do tình hình kinh tế bất ổn, ảnh hưởng không tốt đến những khoản nợ nên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng thời gian này giảm so cùng kỳ năm 2011.

Hình 4.3: Tỷ trọng doanh số thu nợ cá nhân trong tổng doanh số thu nợ

Cùng với xu hướng giảm của tỷ CVCN thì tỷ trọng doanh số TNCN qua các năm cũng giảm dần, được minh họa bằng hình 4.3. Doanh số thu nợ CVCN năm 2010 chỉ chiếm 10,62% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2011 con số ấy giảm còn 9,29%, và tiếp tục giảm vào 6 tháng đầu năm 2012.

4.1.2.3. Dư nợ cho vay (DNCV)

Dư nợ cho vay là khoản vay của khách hàng chưa đến thời hạn trả nợ hoặc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại vietinbank – cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)