2.1. Thực trạng về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong tố tụng
2.1.1. Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Khi Luật TTHC 2015 chính thức có hiệu lực và triển khai thi hành trên thực tế, việc giải quyết các VAHC của Tịa án đã có sự thay đổi theo hướng tích cực thể hiện qua việc HĐXX sơ thẩm khi tiến hành tuyên án đã có sự tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm quyền, về các thủ tục tố tụng có liên quan. Qua đó, giải quyết tốt VAHC và kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tiễn việc thực hiện thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm khi giải quyết các VAHC cho thấy vẫn còn tồn tại một số lượng khá lớn án hành chính bị hủy. Theo Báo cáo số 50/BC-TA ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV về cơng tác của Tịa án năm 2016 từ ngày 01/10/2015 cho đến ngày 30/09/2016, “Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 6.708 vụ án hành chính, tăng 449 vụ so với cùng kỳ năm 2015; đã giải quyết, xét xử được 5.358 vụ, đạt tỷ lệ 80%; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm là 4.011/4.933 vụ…tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,75% (trong đó nguyên nhân chủ quan là 2,9% và nguyên nhân khách quan là
0,85%)”38. Đa phần án hành chính bị hủy là án của Tịa án sơ thẩm. Lý do của việc
hủy án có thể nhận thấy chủ yếu nằm ở việc HĐXX sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện sai quy định, khơng có căn cứ; tun án trái thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền, vượt quá yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Để làm rõ các vấn đề trên, tác giả sẽ đi vào phân tích, đánh giá cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực trạng vận dụng thẩm quyền quyết định bác yêu cầu khởi kiện
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 193 Luật TTHC 2015, HĐXX sơ thẩm có quyền quyết định: “Bác yêu cầu khởi kiện, nếu u cầu đó khơng có căn cứ
pháp luật”. Quy định này có thể được hiểu là trong quá trình giải quyết VAHC, nếu
HĐXX sơ thẩm xét thấy rằng các yêu cầu của người khởi kiện khơng có căn cứ pháp luật thì sẽ tun bác u cầu. Việc xác định tính có căn cứ trong u cầu của người khởi kiện được thực hiện thơng qua việc xem xét tồn diện, khách quan các tình tiết, chứng cứ có liên quan trong VAHC. Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn
38Tập thể tác giả (2016), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, Tịa án nhân dân tối cao – Học viện Tịa án, Nxb Cơng an nhân dân, tr.168.
34
tồn tại trường hợp HĐXX sơ thẩm chưa có đủ cơ sở để xác định yêu cầu khởi kiện là có căn cứ hay chưa có căn cứ nhưng đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện làm ảnh hưởng đến q trình địi lại cơng lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của người khởi kiện. Thực trạng này được thể hiện qua vụ việc sau39:
Ơng Cường và ơng Nhẫn tranh chấp diện tích đất là 1.458,8m2 thuộc thửa số 308, bản đồ số 02, phường 5, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Nguồn gốc đất là của cụ Út khai hoang sử dụng trước năm 1975, không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất. Ông Nhẫn cho rằng, cụ Út không sử dụng phần đất trên từ năm 1975 đến năm 2000 thì Nhà nước lấy một phần đất để mở rộng rạch Châu Phê. Năm 1998, ơng có xin cấp quyền sử dụng đất nhưng bị từ chối. Về mình, ơng Cường cho rằng, năm 1987, cụ Út đã cho ông Vững là cha của ông phần đất này. Ơng Vững có cho ơng Nhẫn mượn đất làm được 02 năm thì bỏ trống. Năm 2002, ơng Vững cho ơng Cường phần đất để xây nhà ở. Ơng Nhẫn đã nhiều lần khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng đất với ông.
Ngày 22/09/2010, Chủ tịch UBND thành phố Tân An ban hành quyết định số 4144/QĐ-UBND bác đơn địi quyền sử dụng đất của ơng Nhẫn, cơng nhận quyền sử dụng đất của ơng Cường diện tích đất nêu trên.
Ông Nhẫn đã khiếu nại quyết định trên. Ngày 09/12/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Long An ban hành quyết định số 3610/ QĐ-CT có nội dung giữ nguyên các nội dung còn lại của quyết định 4144/QĐ-UBND ngày 22/09/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Tân An, bác đơn khiếu nại của ông Nhẫn với lý do đất của ông Vững sử dụng từ năm 1987 đến năm 2002 thì ơng Vững giao cho ơng Cường sử dụng cất nhà ở đến nay.
Ngày 21/09/2011, ông Nhẫn khởi kiện VAHC yêu cầu hủy quyết định 4144/QĐ-UBND ngày 22/09/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Tân An và quyết định số 3610/ QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Long An.
Tại bản án sơ thẩm số 07/2012/HCST ngày 18/06/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Long An quyết định: “Không chấp nhận nội dung khởi kiện của ông Nhẫn về việc
yêu cầu hủy quyết định 4144/QĐ-UBND ngày 22/09/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Tân An và quyết định số 3610/ QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Long An”.
Ơng Nhẫn có đơn kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 14/2012/HCPT ngày 16/10/2012 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: “Bác kháng cáo của ơng Đồn Văn Nhẫn, giữ ngun bản án sơ thẩm”.
39 Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính (2016), Tịa án nhân dân tối cao, Học viện tịa
35
Quyết định giám đốc thẩm số…/2016/HC-GĐT ngày 04/07/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Hủy bản án hành chính phúc thẩm và bản án hành chính sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Trong phần nhận định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã cho rằng: “Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Tân An và quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An bác đơn khiếu nại của ông Nhẫn, công nhận quyền sử dụng đất tranh chấp cho ông cường như trên là khơng có căn cứ pháp luật. Tòa án hai cấp căn cứ vào lời khai của người làm chứng phía ơng Cường, khơng thu thập thêm chứng cứ khác mà đã nhận định quyền sử dụng đất là của ông Cường để bác đơn khởi kiện của ông Nhẫn là chưa đủ căn cứ”.
Như vậy, thực trạng về việc sử dụng thẩm quyền đầu tiên này của HĐXX sơ thẩm đã cho thấy hạn chế là chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi của thực tiễn giải quyết tranh chấp trong VAHC, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền, lợi ích liên quan.
Thứ hai, thực trạng tuyên án vƣợt quá thẩm quyền HĐXX sơ thẩm VAHC.
Khi giải quyết VAHC, HĐXX sơ thẩm sau khi chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện sẽ có quyền xử lý đối với các đối tượng khởi kiện được ban hành hoặc thực hiện trái pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết VAHC có thể xảy ra các trường hợp, HĐXX sơ thẩm đã tuyên án vượt quá thẩm quyền.
Tuyên án trái với quy định của pháp luật về thẩm quyền hoặc tuyên án vượt quá thẩm quyền là việc HĐXX sơ thẩm đã ra các bản án, quyết định giải quyết vụ án trái quy định về thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015. Vấn đề tuyên án trái thẩm quyền có thể là HĐXX sơ thẩm đã giải quyết VAHC nhưng trong phán quyết, HĐXX sơ thẩm cũng tự mình thực hiện giải quyết vụ việc về mặt quản lý nhà nước vốn thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. Thực trạng tuyên án trái thẩm quyền được thể hiện qua ví dụ sau:
Gia đình bà T và gia đình ơng Th có tranh chấp diện tích đất 1.100m2. Ngày 18/07/2011, UBND thị xã M, tỉnh B đã ban hành quyết định số 285/QĐ-UB giải quyết tranh chấp đất đai với nội dung gia đình ơng Th được quyền sử dụng diện tích đất nói trên. Đồng thời, quyết định này cũng buộc gia đình ơng Th bồi hồn cho gia đình bà T với giá 2.700đồng/m2
theo bảng giá đất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định giá đất được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất sử
36
dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế.
Bà T khởi kiện VAHC yêu cầu Tòa án nhân dân thị xã M, tỉnh B hủy quyết định số 285/QĐ-UB ngày 18/07/2011, buộc gia đình ơng Th phải bồi hồn cho gia đình bà với giá 100.000đồng/m2.
Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2011/ST-HC quyết định: “Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà T, hủy quyết định số 285/QĐ-UB ngày 18/07/2011 của UBND thị xã M, tỉnh B và buộc gia đình ơng Th phải bồi hồn cho gia đình bà
T với giá 50.000 đồng/m2”. Từ ví dụ có thể thấy, khi UBND là cơ quan hành chính
nhà nước có QĐHC sai phạm thì HĐXX sơ thẩm chỉ được phép hủy QĐHC đó mà khơng được quyền can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp đất đai, việc can thiệp như vậy là trái thẩm quyền40.
Thứ ba, thực trạng tuyên án trái thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm.
Một thực tế khác bên cạnh việc HĐXX sơ thẩm tuyên án trái thẩm quyền là việc HĐXX sơ thẩm đã tuyên án vượt quá thẩm quyền của mình. Thực trạng đó được thể hiện qua vụ việc sau:
Năm 1994, bà Thông cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Âu mượn 17 chỉ vàng và thế chấp cho bà Thông 01 lô đất ở (thửa đất số 28, tờ bản đồ số 35, tọa lạc tại thông Gia Chiểu 1, thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân) nhưng khơng qua xác nhận và chứng thực của chính quyền địa phương. Năm 2004, vợ chồng ông Âu làm thủ tục chuyển nhượng lô đất trên cho vợ chồng ơng Hịa. Năm 2009 bà Thơng nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan của huyện để khiếu nại việc Phòng Tư pháp đã chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất ở của vợ chồng ông Nguyễn Văn Âu cho vợ chồng ơng Huỳnh Văn Hịa.
Đến ngày 19/08/2009, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân ra quyết định giải quyết khiếu nại số 1498/QĐ-CTUBND hông chấp nhận khiếu nại của bà Thông. Bà tiếp tục khiếu nại và ngày 07/09/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra quyết định số 2017/QĐ-CTUBND không công nhận nội dung khiếu nại của bà. Ngày 06/03/2012, bà Thông khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định số 1498/QĐ-CTUBND, hủy kết quả công chứng hợp đồng mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Âu với ơng Hịa, xử lý một số cán bộ có liên quan.
Ngày 20/3/2014 TAND huyện Hoài Ân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án khởi kiện QĐHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chứng thực giữa bà Nguyễn
40https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahU KEwiPy8WogcnUAhWENpQKHf3CCDcQFgglMAA&url=http%3A%2F%2Fhvta.toaan.gov.vn%2Fportal% 2Fpage%2Fportal%2Fhvta%2F27676677%2F27982384%3Ftailieu_%3D132&usg=AFQjCNEp65cxKDgfd2 oBfCXwIkBN3ixvdw&sig2=QB0e_dAthtxGVCVdvkK9mw (truy cập ngày 19/06/2017).
37
Thị Thông và Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, tại bản án số 03/2014/HC-ST của mình HĐXX sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện về việc hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 1498/QĐ-CTUBND và công nhận hiệu lực Quyết định giải quyết khiếu nại số 1498/QĐ-CTUBND ngày 19/08/2009 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, bác yêu cầu của người khởi kiện về việc hủy kết quả công chứng hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất41. Các vụ việc khác, cũng gặp trường hợp HĐXX sơ thẩm tuyên án vược quá thẩm quyền như: Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2010/HCST ngày 27/11/2010, Tịa án nhân dân huyện TL, tỉnh H đã quyết định: “Bác yêu cầu khởi kiện của ông Đ.V; giữ nguyên
Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Ủy ban nhân dân huyện T. L, tỉnh H về việc thu hồi đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn”.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 02/2011/HCST ngày 27/02/2011, Tịa án nhân dân tỉnh H đã quyết định: “Bác kháng cáo của ông Đ.V; giữ nguyên Bản án
hành chính sơ thẩm số 01/2010/HCST ngày 27/11/2010 Tòa án nhân dân huyện T.L; Xử: Giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Ủy ban nhân dân huyện T. L, tỉnh H về việc thu hồi đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn”.42
Trong các vụ việc vừa nêu, HĐXX sơ thẩm chỉ có thẩm quyền là bác yêu cầu khởi kiện chứ khơng có thẩm quyền công nhận hiệu lực của QĐHC của cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ tƣ, thực trạng tuyên án vƣợt quá yêu cầu khởi kiện của HĐXX sơ thẩm.
Khi giải quyết VAHC, cịn có trường hợp, HĐXX sơ thẩm giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Thực trạng này được thể hiện qua vụ việc sau:
Năm 2001, UBND huyện N thu hồi đất có diện tích 11.206m2 tại xã P, huyện N của bà Phan Thị Thu K. UBND huyện N đã thực hiện sai các quy định về đền bù và hỗ trợ thiệt hại, thực hiện không đúng phương án đền bù giải tỏa như đã cam kết. Bà K đã khởi kiện VAHC tại Tòa án nhân dân huyện N yêu cầu UBND huyện N thực hiện lại trình tự, thủ tục thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật; bố trí cho bà một nền đất ở tại khu tái định cư là 300m2 theo đúng phương án thỏa thuận trước khi thu hồi đất; hủy bỏ thông báo số 72/TB-UBND ngày 07/05/2009 và công văn số
41 http://vksbinhdinh.gov.vn/newsdetail.asp?newsID=294&cat1id=3&Cat2id=9 , (truy cập ngày 19/06/2017).
42https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahU KEwiPy8WogcnUAhWENpQKHf3CCDcQFgglMAA&url=http%3A%2F%2Fhvta.toaan.gov.vn%2Fportal% 2Fpage%2Fportal%2Fhvta%2F27676677%2F27982384%3Ftailieu_%3D132&usg=AFQjCNEp65cxKDgfd2 oBfCXwIkBN3ixvdw&sig2=QB0e_dAthtxGVCVdvkK9mw (truy cập ngày 19/06/2017).
38
332/CV-BT ngày 15/10/2007 của UBND huyện N và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện N.
Tại bản án sơ thẩm TAND huyện N đã tuyên án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà K, yêu cầu hủy bỏ Biên bản hiệp thương đền bù ngày 06/09/2001 của UBND huyện N và yêu cầu UBND huyện N thực hiện lại trình tự, thủ tục thu hồi đất. Trong khi đó, yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện (bà K) là yêu cầu UBND huyện N thực hiện lại trình tự, thủ tục thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật, phải bố trí cho bà một nền đất ở tại khu tái định cư là 300m2, theo đúng phương án thỏa thuận trước khi thu hồi đất; hủy bỏ Thông báo số 72/TB-UBND ngày 07/05/2009 và Công văn số 332/CV-BT ngày 15/10/2007 của UBND huyện N và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện N chứ khơng phải là yêu cầu hủy bỏ Biên bản hiệp thương đền bù43. Như vậy, HĐXX sơ thẩm trong trường hợp này đã ra bản án tuyên vượt quá yêu cầu của người khởi kiện.