2.2. Kiến nghị hoàn thiện về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
2.2.2. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, cần thiết phải nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Xét xử nói chung là một hoạt động chun mơn mang tính đặc thù. Để thực hiện tốt hoạt động này, yếu tố cần thiết mà người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng chính là vừa có năng lực chun mơn tốt vừa thành thạo các kỹ năng cần thiết. Thực tế đáng quan tâm là ngồi kiến thức chun mơn chưa tốt, nhiều Thẩm phán, Hội thẩm còn bộc lộ những hạn chế về năng lực xét xử, về kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng thực hành pháp luật và kỹ năng giao tiếp54. Đứng trước thực tế đó, việc nâng cao năng lực chun mơn cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có vai trị quan trọng cần được ưu tiên thực hiện.
Trong TTHC, HĐXX sơ thẩm với thành viên gồm các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, là những người tiến hành tố tụng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xét xử sơ thẩm. Họ là chủ thể sẽ trực tiếp xem xét, đánh giá tính hợp pháp của các đối tượng khởi kiện và ra các bản án, quyết định giải quyết VAHC. Để thực hiện tốt cơng việc đó, các thẩm phán, hội thẩm phải cần có những kiến thức pháp lý, các kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, với đặc thù là hoạt động xem xét, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải có thêm kiến thức vững chắc về quản lý nhà nước thì mới có thể đưa ra các phán quyết chính xác, có căn cứ thuyết phục. Đồng tình với quan điểm này, một tác giả đã cho rằng, “nguời Thẩm phán xét xử VAHC vừa phải có trình độ như các Thẩm phán khác lại vừa phải có trình độ chun sâu trong cơng
tác quản lý nhà nước”55. Bởi lẽ, khi nắm vững yếu tố chuyên môn về quản lý nhà
nước, việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp của các đối tượng khởi kiện sẽ đảm bảo được chính xác hơn tránh tình trạng đánh giá sai lầm dẫn đến việc bản án, quyết định của HĐXX sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Để đảm bảo được yếu tố về chuyên môn cũng như kỹ năng cho các thẩm phán, hội thẩm nhân dân, cần thiết phải tiến hành kế hoạch bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, trang bị những kỹ năng cần thiết trong xét xử như: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng đánh giá tình huống…Ngồi ra, việc rèn luyện tính độc lập khi xét xử, tuân 54 https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&cad=rja&uact=8&ved=0ahU KEwic7quYh9PUAhWCI5QKHTrfCU8QFgg2MAM&url=http%3A%2F%2Fdaibieunhandan.vn%2FONA_ BDT%2FNewsPrint.aspx%3FnewsId%3D207706&usg=AFQjCNHJgQdUVQBv7jsZM0J4d_Kl3H8MmA (truy cập ngày 23/06/2017). 55
Nguyễn Danh Tú (2012), “Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, tr. 35.
56
theo pháp luật và đảm bảo tính khách quan, vơ tư khi xét xử cũng cần được chú trọng trau dồi.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, nhà nước cần đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không chỉ là các kiến thức, kỹ năng mà còn là đạo đức nghề nghiệp, khả năng tham vấn, tác động đến các cơ quan công quyền để đảm bảo các phán quyết của HĐXX sơ thẩm sẽ được thực thi. Đồng thời với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong xét xử của thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng là một cách để nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ này.
Thứ hai, cơ chế xử lý trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân với tư cách là những thành viên trong HĐXX sơ thẩm VAHC, có vai trị vơ cùng quan trọng là những người cầm cân nảy mực, trực tiếp bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ cơng bằng. Để thực hiện được vai trị đó, đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm phải là những người có trách nhiệm với cơng việc, với đương sự và với pháp luật. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm mà trong thư gửi hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp
luật. Lẽ tất nhiên, các bạn phải nêu cao cái gương phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”. Những từ ngữ “phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư” có thể hiểu như sau:
Phụng cơng là tơn thờ lẽ công bằng, công lý; thủ pháp là giữ gìn, bảo vệ pháp luật; chí cơng là hết mực cơng tâm; vơ tư là khơng vì lợi ích riêng tư nào.
Trách nhiệm của người Thẩm phán, Hội thẩm trong quá trình giải quyết vụ án là phải tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng cho đương sự. Để nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ này, nhà nước có thể sử dụng cơng cụ là pháp luật hoặc giáo dục, tun truyền. Về cơng cụ pháp luật, đó là trách nhiệm kỷ luật của ngành Tòa án, khi Thẩm phán, Hội thẩm vi phạm hoặc cố tình vi phạm trong việc vận dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm trong giải quyết VAHC, ngoài ra cịn có trách nhiệm kỷ luật của Đảng, trách nhiệm Hình sự bắt buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Về công cụ tuyên truyền, giáo dục nhà nước có thể phát động các phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xét xử VAHC, tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Về lâu dài, Nhà nước cần phải đưa ra các cơ chế cụ thể để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong công tác giải quyết
57
VAHC, cơ chế đó có thể là buộc các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính, xử phạt về vật chất như phạt tiền, buộc bồi thường thiệt hại và về mặt tổ chức họ có thể phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu họ cố tình vi phạm.
Thứ ba, nâng cao chế độ đãi ngộ, lương bổng cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Tiền lương và chế độ đãi ngộ luôn luôn là yếu tố quan trọng đảm bảo về mặt vật chất cho cuộc sống của người lao động. Khi người lao động được hưởng mức lương hợp lý và một chế độ đãi ngộ tốt sẽ đảm bảo được chất lượng làm việc, khả năng cống hiến và cả sự hồn thiện về mặt chun mơn, nghiệp vụ của họ.
Thực tế hiện nay, việc đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cịn thể hiện sự bất cập. Những bất cập đó được thể hiện qua việc quy định về mức lương, chế độ đãi ngộ khơng phù hợp với vị trí, vai trị, trách nhiệm cao của Tồ án và tính chất lao động phức tạp, nặng nhọc và đặc thù của ngành Toà án, chưa bù đắp được hao tổn về sức lao động, kiến thức và trí tuệ mà những người làm công tác xét xử đã bỏ ra.
Mức lương thấp, đãi ngộ không tốt dễ làm phát sinh tiêu cực trong công tác xét xử. Theo PGS.TS Trần Văn Độ, ngun Phó Chánh án Tồ án nhân dân tối cao thơng tin từ năm 2012-2014 đã có hơn 140 cán bộ tư pháp bị xử lý vi phạm, 23 người trong số đó có hành vi tham ơ, nhận hối lộ trong hoạt động cơng vụ56
.
Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thông qua đảm bảo mức lương, chế độ đãi ngộ tương xứng thành quả lao động của họ là việc làm cần thiết. Về mặt lý luận thì đa số các học thuyết về chế định Thẩm phán trên thế giới đều cho rằng nhiệm kỳ và chế độ tiền lương phù hợp hoặc ở mức cao là những điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và là yếu tố phòng tránh tiêu cực trong hoạt động tư pháp.
Chính vì lẽ đó, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thì Nhà nước cũng cần thiết phải nâng cao chế độ đãi ngộ, chú trọng chăm lo cho đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để họ có thể yên tâm công tác, không bị tác động từ những yếu tố tiêu cực khác bên ngoài.
56https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=rja&uact=8&ved=0ahU KEwiOupCQ5OnUAhUDFpQKHSn1AIYQFgg2MAI&url=http%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Ftin- tuc%2Fphap-luat%2Fpgs-tran-van-do-luong-tham-phan-4-5-trieu-thi-sao-liem-chinh-noi-
58
Tóm lại, từ những sự phân tích, đánh giá các bất cập trong quy định của pháp luật cũng như đưa ra các thực trạng thực hiện cụ thể trên thực tế, có thể nhận thấy rằng, vai trò của quy định về thẩm quyền HĐXX sơ thẩm trong giải quyết VAHC là rất quan trọng. Để có được bản án, quyết định đúng pháp luật, phù hợp với các tình tiết khách quan và có tính thuyết phục cao thì HĐXX sơ thẩm phải hiểu rõ và vận dụng đúng các quy định về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm. Dù trong q trình cải cách hành chính, quy định của pháp luật TTHC đã dần được nhà làm luật sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với u cầu đổi mới nhưng vẫn cịn đó khá nhiều bất cập dẫn đến làm giảm chất lượng của hoạt động xét xử. Về lâu dài chắc chắn vẫn sẽ cần những sự sửa đổi, bổ sung hoặc chí ít là đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật TTHC để các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua đó, kịp thời giải quyết tốt nhất yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và hướng đến mục tiêu bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
59
KẾT LUẬN
Thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình giải quyết VAHC tại Tịa án sơ thẩm. Khi tiến hành hoạt động tố tụng tại phiên Tịa sơ thẩm, để có thể đưa ra được một phán quyết vừa hợp pháp, vừa có tính thuyết phục cao nhằm hướng đến mục tiêu giải quyết các yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm bởi các đối tượng khởi kiện, HĐXX sơ thẩm phải vận dụng chính xác, linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật về thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện, vì những bất cập trong quy định của pháp luật, những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử cũng như vẫn còn sự chủ quan trong cách tiếp cận giải quyết vụ việc của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mà chất lượng xét xử các VAHC chưa cao, tình trạng vận dụng khơng đúng các quy định về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm vẫn tồn tại dẫn đến án hành chính bị sửa, hủy cịn khá nhiều. Đứng trước những vấn đề đó, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm” đã đạt được một số kết quả cơ bản như sau:
Thứ nhất, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích một cách kỹ lưỡng, rõ
ràng, chi tiết, có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận như: Khái niệm thẩm quyền, khái niệm thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm, đặc điểm, ý nghĩa và tiến hành những phân tích về mặt luật thực định từng thẩm quyền cụ thể khi giải quyết VAHC của HĐXX sơ thẩm. Từ sự nghiên cứu này, có thể nhận thấy, việc HĐXX sơ thẩm vận dụng chính xác các quy định của pháp luật về thẩm quyền trong việc giải quyết VAHC có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ đối với Tịa án sơ thẩm mà cịn đối với các đương sự.
Thứ hai, đề tài đã tiến hành những phân tích chuyên sâu về những bất cập
trong quy định của pháp luật TTHC về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm. Từ những bất cập, đề tài đã chỉ ra những khó khăn mà HĐXX sơ thẩm gặp phải khi giải quyết VAHC. Bên cạnh đó, đề tài đã nêu lên thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền để có thể đánh giá các hạn chế còn tồn tại khi thực hiện thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm.
Thứ ba, trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật
TTHC và thực trạng thực hiện các quy định này, đề tài đã tiến hành việc đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể mang tính đổi mới nhằm hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng xét xử của HĐXX sơ thẩm, hoàn thiện pháp luật và cuối cùng là bảo vệ tốt các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VAHC.
Với ý nghĩa là cái nhìn tổng quan dựa trên những phân tích, đánh giá chung từ cơ sở lý luận cho đến những quy định cụ thể pháp luật, đề tài “Thẩm quyền của
60
HĐXX sơ thẩm trong tố tụng hành chính” sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích
cũng như là những ý kiến nêu lên giải pháp, ý tưởng cho mục tiêu chung là hoàn thiện pháp luật thực định, nâng cao chất lượng xét xử.
61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
2. Hiến pháp Việt Nam năm 2013. 3. Luật tố tụng hành chính 2010 4. Luật tố tụng hành chính 2015. 5. Bộ luật dân sự 2015.
6. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009.
III. SÁCH THAM KHẢO
7. Bùi Thị Đào (2015), Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học.
9. Hoàng Văn Sao, Nguyễn Phúc Thành (đồng chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Đại học Luật Hà Nội.
10. Học viện Tòa án (2016), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án
hành chính, Nxb Cơng an nhân dân, Tịa án nhân dân tối cao.
11. Lê Thị Bích Chi (2013), Tập bài giảng Luật tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2012), Giáo trình luật tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ nhiệm cơng trình) (1999), Từ điển Luật học,
Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
14. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2001), Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính tập I phần chun đề, Nxb Cơng an nhân dân, Trường đào tạo các
chức danh tư pháp.
16. Phạm Hồng Thái (chủ biên) (2001), Quyết định hành chính, hành vi hành
chính đối tượng xét xử của Tịa án, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
17. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb tư pháp, Bộ Tư Pháp.
62
18. Kỷ yếu hội thảo “Những điểm mới của luật tố tụng hành chính năm 2015”, do trường Đại học Luật TPHCM tổ chức ngày 15 tháng 04 năm 2016.
IV. LUẬN VĂN
19. Dũng Thị Mỹ Thẩm (2016), khóa luận tốt nghiệp “Phiên Tịa sơ thẩm vụ
án hành chính”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
20. Lê Thị Thảo (2015), khóa luận tốt nghiệp “thẩm quyền xét xử phúc thẩm
vụ án hành chính của Tịa án nhân dân”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
21. Lê Thụy Anh Thư (2015), khóa luận tốt nghiệp “phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.