Điều kiện về loại tội phạm

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)

2.1. Điều kiện áp dụng tha tù trước thời hạncó điều kiện

2.1.1. Điều kiện về loại tội phạm

2.1.1.1. Đối với người đã thành niên phạm tội

BLHS Việt Nam năm 2015 quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đã thành niên tại Điều 66 BLHS

“Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện

1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phạm tội lần đầu;

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; c) Có nơi cư trú rõ ràng

d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

đ) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Trong trường hợp người phạm tội là người có cơng cách mạng, thân nhân của người có cơng cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;

e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII. Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 BLHS năm 2015 thì tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự Việt Nam có thể được áp dụng cho mọi loại tội phạm. Việc quy định mọi loại tội phạm đều có thể được xem xét áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, về căn bản chúng ta có thể thấy rằng nó tạo điều kiện để những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể linh động áp dụng, phạm vi rộng, không bị hạn chế về loại tội phạm, đồng thời cịn khuyến khích cho mọi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho dù bị kết án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng (trừ các trường hợp không được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này) thì đều có thể được áp dụng, từ đó tạo tâm lý hướng thiện cho các phạm nhân đang thi hành án phạt tù,

có tinh thần và ý muốn thôi thúc rằng bản thân cá nhân họ thực hiện tốt các quy định của trại giam, có quyết tâm quay lại xã hội, làm cơng dân lương thiện, chính sự thúc đẩy nội tại đó mới là yếu tố quan trọng trong quá trình cải tạo một cá nhân người phạm tội.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý rằng những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù do phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì bắt buộc cần phải có thêm điều kiện đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.Quy định này thể hiện được sự phân hóa khi áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện giữa tội phạm thuộc ít nghiêm trọng và các tội phạm thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

So sánh với quy định tương ứng của BLHS Liên Bang Nga cho thấy quy định về điều kiện loại tội phạm này cũng khá phù hợp với quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong luật hình sự Liên bang Nga với tên gọi là “Miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạn” được quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga, khoản 3 Điều luật này quy định Miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạncó thể được áp dụng sau khi người bị kết án thực tế đã chấp hành được:

- Ít nhất 1/3 thời hạn của hình phạt áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng

- Ít nhất 1/2 thời hạn của hình phạt áp dụng đối với tội phạm rất nghiêm trọng - Ít nhất 2/3 thời hạn của hình phạt áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và khơng đến 2/3 thời hạn của hình phạt áp dụng đối với người đã được miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạn từ trước đó nếu việc miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạn đã bị hủy bỏ theo các căn cứ quy định tại khoản 7 của điều luật này

- Ít nhất 3/4 thời hạn của hình phạt áp dụng đối với tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về giới của người chưa thành niên và tội phạm được quy định tại điều 210 của bộ luật này.

Qua quy định tại Điều 79 BLHS Liên Bang Nga cho thấy:

- Điểm tương đồng: Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga (Nga) cũng quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được áp dụng cho mọi loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

- Điểm khác biệt: (1) BLHS Liên bang Nga không quy định điều kiện đã được giảm thời gian chấp hành hình phạt hay điều kiện gì khác đối với những loại tội phạm nghiêm trọng trở lên thì mới được tha tù trước thời hạn có điều kiện như

quy định tương ứng của BLHS Việt Nam; (2) BLHS Liên bang Nga khi quy định điều kiện áp dụng biện pháp này còn dựa vào nhóm tội phạm bị xâm hại chứ khơng chỉ dựa vào phân loại tội phạm như BLHS Việt Nam.

Những điểm khác biệt này cần nghiên cứu để tham khảo khi hoàn thiện biện pháp tha tù trước thời hạn trong luật hình sự Việt Nam.

So sánh với quy định tương ứng của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy: BLHS Trung Quốc quy định tại Điều 81“Có thể tạm tha những người bị

kết án tù có thời hạn đã chấp hành được một phần hai thời hạn trở lên, người bị kết án tù chung thân đã thực tế chấp hành được 10 năm trở lên... Không được tạm tha người tái phạm hoặc phạm các tội giết người, đặt bom, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc...hoặc các tội bạo lực khác, bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân”.

Qua nghiên cứu tại Điều 81 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy: (1) Bộ luật Hình sự Trung Quốc khơng phân loại tội phạm như Việt Nam hay Nga khi áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhưng thơng qua cách thức quy định có thể nhận thấy rằng, việc quy định có thể tạm tha người đang chấp hành án với mức hình phạt cao nhất trong hình phạt tù là chung thân thì có thể hiểu rằng Bộ luật Hình sự Trung Quốc cũng khơng hạn chế loại tội phạm nào.

(2) Điểm khác nhau giữa Bộ luật Hình sự Việt Nam và Bộ luật Hình sự Trung Quốc là ở việc Bộ luật Hình sự Việt Nam có quy định chi tiết và phân hóa giữa các loại tội phạm, mang tính chặt chẽ và hợp lý hơn trong việc áp dụng so với Bộ luật Hình sự của Trung Quốc chỉ quy định thời hạn đã thi hành án thực tế mà không cần thêm điều kiện nào khác đối với người bị kết án với mức hình phạt tù cao.

(3) BLHS Trung Quốc quy định một số loại tội không được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện khơng phụ thuộc vào phân loại tội phạm

2.1.1.2. Đối với người chưa thành niên đang chấp hành án

Đối với người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù (Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” thay cho thuật ngữ “người chưa thành niên”) được tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự Việt Nam với các điều kiện khoan hồng hơn so với người đã thành niên bị kết án. Đây cũng là sự thể hiện chính sách nhân đạo và phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì biện pháp này khơng chỉ góp phần đạt được mục tiêu của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa

sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội mà cịn thực sự vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên, quy định này phù hợp với khoản 1 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi

“Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”, đồng thời qua đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong

việc thực hiện các cam kết quốc tế bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng trong Cơng ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

Vì người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt nên khi quy định cũng có phần khoan hồng hơn so với người đã thành niên, cụ thể Điều 106 BLHS Việt Nam quy định:

“Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường

hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phạm tội lần đầu;

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù d) Có nơi cư trú rõ ràng.”

Như vậy, nhìn chung thì các điều kiện áp dụng tha tù trước thời hạn của người chưa thành niên khá giống với người thành niên như: phạm tội lần đầu, có nhiều tiến bộ, ý thức cải tạo tốt, có nơi cư trú rõ ràng và đã chấp hành được một phần hình phạt tù. Đây cũng là các điều kiện cơ bản cần phải có khi áp dụng biện pháp này, bảo đảm cho công tác thi hành án hình sự, việc tha tù không làm ảnh hưởng nguy hiểm đến xã hội. Do các điều kiện áp dụng của người chưa thành niên khá giống với người thành niên như đã phân tích ở phần trên nên tác giả chỉ đi vào phân tích và đánh giá các điều kiện khác và khơng có quy định khi tha tù trước thời hạn có điều kiện của người chưa thành niên so với tha tù trước thời hạn có điều kiện với người thành niên.

Về thời điểm xác định người chưa thành niên được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn theo Điều 106 BLHS năm 2015 Việt Nam quy định cụ thể “người dưới 18 tuổi đang chấp hành án”, nghĩa là đối tượng được hưởng quy định này là

người dưới 18 tuổi khi “đang” chấp hành án khác với quy định người dưới 18 tuổi phạm tội, như vậy có thể hiểu rằng nếu một người dưới 18 tuổi khi thực hiện một hành vi phạm tội, bị kết án phạt tù, đến thời điểm đủ các điều kiện được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện mà người đó đã thành niên thì khơng thể áp dụng Điều

106 BLHS để xem xét cho họ mà phải tuân theo các quy định như một người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) theo Điều 66 BLHS.

Về điểm tương ứng này, BLHS Liên Bang Nga quy định: “Miễn chấp hành hình phạt có điều kiện trước thời hạn được áp dụng đối với những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên bị kết án tù...25”. Như vậy, BLHS Liên Bang Nga quy định thời điểm xác định người chưa thành niên để được hưởng quy định này là thời điểm họ phạm tội , khác với BLHS Việt Nam là vào thời điểm “đang chấp hành án”. Đây là điểm khác biệt mà chúng ta cần nghiên cứu tiếp thu, bởi lẽ Chương XII BLHS năm 2015 có tên là “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” nhưng Điều 106 BLHS không phản ánh tinh thần này.

Điều 106 BLHS Việt Nam chỉ quy định chủ thể được áp dụng là người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, không đề cập đến vấn đề loại tội phạm được áp dụng, như vậy, mặc định chúng ta có thể hiểu biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi có thể được áp dụng với mọi loại tội phạm, giống như quy định tại Điều 66 đối với người thành niên. Ngồi ra, việc khơng đề cập đến loại tội phạm, cho nên quy định về điều kiện “đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù” cũng không xuất hiện trong điều kiện áp dụng tha tù trước thời hạn đối với người chưa thành niên. Hay nói cách khác, người chưa thành niên đang chấp hành án phạt tù đều có thể được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện với các điều kiện như nhau khơng phụ thuộc vào loại tội đã phạm, đây là điểm khác biệt so với quy định tương ứng đối với người đã thành niên.

Một phần của tài liệu Tha tù trước thời hạn có điều kiện nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)