điều kiện
Vì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi phạm tội rất lớn và cũng xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa chung khi áp dụng các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt nên BLHS Việt Nam cịn quy định những trường hợp khơng cho phép áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện với các đối tượng bị kết án thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định
* Đối với người thành niên phạm tội
Những trường hợp không được áp dụng tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người thành niên phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 66 BLHS, cụ thể:
a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.
Đối chiếu với các nước có quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện, có quốc gia thì có quy định như Nga, Trung Quốc, có quốc gia thì khơng quy định trường hợp không áp dụng biện pháp này như Nhật Bản.
Điều 28 BLHS Nhật Bản quy định những điều kiện của việc tha tù trước thời hạn, không giới hạn đối tượng được hưởng khoan hồng. Được tha tù trước thời hạn khi đã tỏ ra thực sự cải tạo sau khi đã chấp hành được 1/3 thời hạn tù hoặc 10 năm nếu là tù chung thân.
Khoản 5 Điều 79 BLHS Liên bang Nga quy định 02 trường hợp: một là người đang chấp hành hình phạt tù chung thân mà có những vi phạm cố ý đối với trật tự chấp hành án trong 03 năm liên tục; hai là người phạm tội trong thời gian chấp hành hình phạt tù chung thân mà phạm tội mới rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
BLHS của Trung Hoa (sửa đổi 2011) quy định tại Điều 81 “...đối với trường
hợp tái phạm hoặc phạm tội cố ý: giết người, hiếp dâm, cướp bóc, gây hỏa, gây nổ, thiết đặt vật liệu nguy hiểm hoặc tội phạm vũ lực có tổ chức bị xử phạt tù có thời
hạn từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân thì khơng được tha tù trước thời hạn”,
ngoài trường hợp tái phạm thì cách quy định của Trung Hoa khá giống với Việt Nam khi liệt kê các hành vi phạm tội và mức phạt tù bị tuyên khi phạm các tội này thì khơng được áp dụng tha tù, nhìn chung các hành vi này đều nguy hiểm, gây hâu quả lớn, khó khắc phục hoặc thậm chí khơng thể khắc phục hậu quả xảy ra (giết người), như vậy, BLHS Trung Hoa cũng căn cứ vào tính chất mức độ hành vi phạm tội cùng thiệt hại để quy định các trường hợp không áp dụng “tạm tha có điều kiện”
Mặc dù cùng có quy định trường hợp không áp dụng biện pháp này, tuy nhiên, BLHS Việt Nam, Trung Hoa và Nga cũng có sự khác nhau về cách thức quy định trường hợp không được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện. Sự khác biệt rõ nhất là BLHS Liên bang Nga không quy định trường hợp không áp dụng tha tù trước thời hạn đối với những người phạm những tội nhất định như Việt Nam và Trung Hoa. Cụ thể: BLHS Việt Nam, Trung Hoa quy định các trường hợp theo hình thức liệt kê các tội phạm cụ thể cịn Bộ luật hình sự của Nga khơng áp dụng tha tù trước thời hạn đối với tất cả những người phạm tội bị phạt tù chung thân về bất kì tội danh gì nếu như họ vi phạm với lỗi cố ý đối với trật tự chấp hành án trong 03 năm liên tục hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù chung thân lại tiếp tục phạm một tội mới rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đối với trường hợp này, Việt Nam quy định ngay từ trong điều kiện được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn là người được tha tù phải có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt, điều này đương nhiên bao hàm việc trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người phạm tội không được tiếp tục phạm một tội mới rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
* Đối với người chưa thành niên phạm tội
Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, BLHS Việt Nam cũng quy định nếu thuộc các trường hợp nêu trên thuộc quy định tại khoản 2 Điều 66 thì cũng khơng được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện34. Như vậy, có thể nhận thấy được pháp luật đã dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm để không xem xét việc tha tù trước thời hạn cho dù đối tượng là người dưới 18 tuổi, thường được hưởng nhiều quyền lợi, chính sách khoan hồng hơn. Một số quốc gia trên thế giới có quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho người chưa thành niên tuy nhiên lại không quy định các trường hợp không
34
được áp dụng như BLHS Việt Nam, điển hình nhưBLHS Nga khơng giới hạn đối tượng được hưởng khoan hồng35.
2.4. Điều kiện thử thách và thời gian thử thách
Như đã trình bày ở Chương I, tha tù trước thời hạn có điều kiện khá giống với biện pháp án treo, ngoài các điều kiện áp dụng do mỗi biện pháp khác nhau, thời điểm áp dụng khác nhau, thì nhìn chung là khá giống. Do đó, tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng quy định những điều kiện mà người được tha phải tuân thủ (điều kiện thử thách) thực hiện trong một thời gian thử thách nhất định theo quy định của pháp luật.
2.4.1. Về điều kiện thử thách
* Đối với người thành niên
Khoản 3 Điều 66 BLHS Việt Nam quy định đối với người thành niên
“...người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách...”. Tuy nhiên, BLHS lại không quy định cụ thể “các nghĩa vụ”
cụ thể ở đây là gì, mà phải dựa vào quy định tại Điều 62 Luật thi hành án hình sự năm 2019 về các nghĩa vụ cụ thể trong thời gian thử thách như sau:
“1. Thực hiện nghiêm chính cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập.
2. Trình diện và cam kết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này. 3. Chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý.
4. Chấp hành quy định tại Điều 67 của Luật này.
5. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý.
6. Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vang mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.”
35
Theo pháp luật Hoa Kỳ, trước khi được áp dụng biện pháp tạm tha, tù nhân ký giấy chứng nhận tạm tha hoặc hợp đồng. Trên hợp đồng này là những điều kiện mà tù nhân phải tuân theo. Những điều kiện này thường là: có mặt tại nhà trong những giờ nhất định hay còn được gọi là giới nghiêm, duy trì việc làm ổn định, không bỏ trốn, tránh sử dụng ma túy bất hợp pháp và đôi khi, kiêng rượu, tham dự tư vấn về ma túy hoặc rượu, và không tiếp xúc với nạn nhân của họ36
để giảm thiểu nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội mới, hoặc đeo các thiết bị giám sát (thường được đeo ở chân và bắt buộc không được gỡ ra trong thời gian thử thách) đây cũng là một cách tăng cường khả năng giám sát của nhân viên giám sát đối với người tạm tha, thúc đẩy khả năng phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 84 Bộ luật Hình sự Trung Hoa (sửa đổi 2011) quy định người được cấp tạm tha có trách nhiệm tuân thủ các quy định: tuân thủ các luật, quy định hành chính và chịu sự giám sát, báo cáo tình hình hoạt động của bản thân người được tha tù theo yêu cầu của cơ quan giám sát; tuân thủ về việc tiếp đón khách của cơ quan giám sát; khi rời khỏi thành phố, quận huyện, nơi cư trú phải có sự phê duyệt chấp thuận của cơ quan giám sát.
Điều 2 Điều 79 BLHS Nga quy định “khi được miễn chấp hành hình phạt
trước thời hạn có điều kiện, tịa án có thể giao nhiệm vụ cho người đó theo quy định tại khoản 5 Điều 73 Bộ luật và bắt buộc họ phải tuân thủ thực hiện các nhiệm vụ đó...”. Điều 73 BLHS Nga là điều luật quy định về án treo, khoản 5 điều này quy
định các nhiệm vụ cụ thể như sau: không thay đổi nơi thường trú, làm việc hoặc học tập mà không thông báo hoặc được sự cho phép của các cơ quangiám sát, không đi đến những nơi nhất định, phải trải qua điều trị chứng nghiện rượu, nghiện ma túy, lạm dụng thuốc, hoặc bệnh hoa liễu, làm việc (lao động) hoặc tiếp tục giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Hay quy định như BLHS Liên bang Đức, áp dụng các điều kiện thử thách thông qua các trách nhiệm, các lệnh, trợ giúp thử thách như: nỗ lực bồi thường thiệt hại do mình gây ra, thực hiện các cơng việc cơng ích, tn thủ các lệnh liên quan đến việc lưu trú, đào tạo, việc làm, trình báo với tịa án hoặc với cơ quan khác vào các thời điểm nhất định,…37
Nhìn chung các điều kiện thử thách của mỗi quốc gia có cách quy định khác nhau, có quốc gia quy định trong luật, trong Điều khoản về tha tù, tạm tha như
36
https://en.wikipedia.org/wiki/Parole#cite_note-13, truy cập ngày 4/9/2018
37
Trung Hoa, Đức, có quốc gia quy định theo cách thức dẫn chiếu qua một điều luật khác có cùng điều kiện thử thách như Nga, số lượng các điều kiện cũng như tiêu chí đặt ra các điều kiện là khác nhau, nhưng tựu chung lại các điều kiện này nhằm một mục đích là tạo ra sự ràng buộc pháp lý đối với người được tha tù, bởi như đã phân tích, đây khơng phải là sự tha bổng hoàn toàn mà là một biện pháp khoan hồng cho người đang phạt tù được cải tạo ngoài nhà tù, trại giam, do đó cần một sự ràng buộc bởi các điều kiện để những người này có thể nhìn vào các điều kiện đó, tự bản thân họ bắt buộc phải tn theo, tự cải tạo chính mình, giảm phạm tội mới, mang lại hiệu quả tích cực cho biện pháp này.
* Đối với người chưa thành niên
Điều kiện thử thách của người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù được áp dụng tương tự như đối với người thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 106 BLHS Việt Nam. Như vậy các nghĩa vụ trong thời gian thử thách áp dụng cho người thành niên cũng có thể được áp dụng cho người chưa thành niên khi được tha tù trước thời hạn. So sánh với các quốc gia khác thì Việt Nam đã quy định đầy đủ hơn về điều kiện thử thách cho người chưa thành niên, mặc dù chưa cụ thể và quy đinh riêng biệt các điều kiện cho người chưa thành niên.
2.4.2. Về thời gian thử thách
BLHS Việt Nam quy định người được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chịu một thời gian thử thách.
* Đối với người thành niên
Thời gian này bằng thời gian cịn lại của hình phạt tù mà người đó chưa chấp hành. Nếu khơng có thời gian thử thách thì tha tù trước thời hạn có điều kiện trở thành biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù.
Một vấn đề cần được quy định đó là thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách. Điều 66 BLHS và Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP cũng không quy định về vấn đề này. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu tình thời gian thử thách, “thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là thời điểm người phải
chấp hành án chính thức được trả tự do từ cơ sở giam giữ38”, “thời gian thử thách
bằng với thời gian còn lại chưa chấp hành án phạt tù, tính từ ngày cơng bố quyết
38
Vũ Nguyên, “Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Bộ luật Hình sự năm 2017 sửa đổi”, http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2216, truy cập ngày 28/9/2017
định tha tù trước thời hạn có điều kiện39”, tác giả đồng tình với quan điểm thời điểm
bắt đầu tính thời gian thử thách là thời điểm người phải chấp hành án chính thức được trả tự do từ cơ sở giam giữ, vì theo khoản 8, 9, 11 Điều 368 BLTTHS 2015
quy định trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thì Tịa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên..., ngay sau khi nhận được quyết định, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, ngồi ra Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định này, việc giải quyết kháng nghị theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Chương XXII và Chương XXXIII của BLTTHS 201540, như vậy ngày ra quyết định hay ngày công bố quyết định không đồng nghĩa người được áp dụng được tha tù ngay, mà cần phải có một khoảng thời gian theo quy định của BLTTHS. Vì vậy, tác giả cũng đồng ý cho rằng thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là thời điểm người đang chấp hành án chính thức được tha tù từ cơ sở đang giam giữ người đó.
Một số quốc gia có cùng cách quy định về thời gian thử thách là thời hạn cịn lại của hình phạt khá giống với Việt Nam như: (1) Điều 83 BLHS Trung Hoa quy định thời hạn thử thách đối với tù có thời hạn thì thời hạn thử thách là thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại chưa hoàn thành; đối với tù chung thân thì thời hạn thử tháchlà 10 năm; (2) Điều 79 BLHS Nga quy định thời gian thử thách là phần thời gian cịn lại của hình phạt đã áp dụng, và một số quốc gia khác như Bulgaria, Hungary, Hàn Quốc, Thụy Điển, Estonia cũng quy định tương tự như Việt Nam41
. Tuy nhiên, cũng có quốc gia quy định một con số thời gian thử thách cụ thể vào trong luật như từ 1 năm đến 5 năm tại Áo và Thụy Sĩ, từ 2 đến 5 năm ở Ba Lan, lên tới 5 năm ở Đan Mạch và Iceland42
Hoặc quy định như Đức giao cho Tòa án quyền quyết định thời gian thử thách nhưng thời gian này không quá 05 năm và không được dưới 02 năm, đồng thời BLHS Liên bang Đức cũng quy định thời gian thử thách được bắt đầu với việc
39
Nguyễn Văn Nam (2015), tlđd (2), tr. 35 – 40
40
Khoản 2 Điều 337 BLTTHS thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Điều 471 BLTTHS thờihiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
41
https://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A3%D1%81%D0%BB%D0%BE%D0%B2%D0%BD%D0%BE- %D0%B4%D0%BE%D1%81%D1%80%D0%BE%D1%87%D0%BD%D0%BE%D0%B5_%D0%BE%D1 %81%D0%B2%D0%BE%D0%B1%D0%BE%D0%B6%D0%B4%D0%B5%D0%BD%D0%B8%D0%B5#c ite_note-dod400-12, truy cập ngày 04/9/2018
42
có hiệu lực của quyết định cho dừng hình phạt43, đây là quy định mà Việt Nam cần