Tố tụng hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó tạm ngừng phiên tòa được quy định áp dụng trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì đối với vụ án hình sự sẽ có các phiên tịa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục thì Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa. Việc quy định nguyên tắc này nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động xét xử, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn, khách quan toàn diện vụ án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Tạm ngừng phiên tòa được coi là một trường hợp ngoại lệ của việc xét xử liên tục.
Tạm ngừng phiên tòa được quy định ở Chương XX những quy định chung về xét xử vụ án hình sự (thuộc phần thứ tư) trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Với quy định này, có thể xác định phạm vi áp dụng của tạm ngừng phiên tòa được áp dụng trong phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm. Trong hai phiên tòa này, Tòa án đều phải tiến hành mở phiên tòa để kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ các chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đều phải triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng để xét hỏi, nghe các bên tranh luận, trình bày về các tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm
tra, đánh giá và kết quả tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tòa án sẽ ra phán quyết để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan trong vụ án. Qua đó góp phần đảm bảo pháp chế, đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức và quyền lợi của Nhà nước. Do vậy, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm khi chưa có đủ chứng cứ để xác định các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, cần xác minh, bổ sung chứng cứ mà không thể thực hiện ngay tại phiên tịa, nhưng Tịa án xét thấy có thể bổ sung chứng cứ đó trong thời gian ngắn, hoặc khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm nhưng họ có thể tham gia lại phiên tịa trong thời gian ngắn thì Tịa án có thể quyết định tạm ngừng phiên tịa.
Vấn đề đặt ra là tạm ngừng phiên tịa có được áp dụng đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm hay không? Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục này cũng được thực hiện bằng phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 khơng có quy định về việc tạm ngừng phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. Nguyên nhân Bộ luật Tố tụng hình sự khơng quy định việc tạm ngừng phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm xuất phát từ tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy luật vẫn quy định là phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng thực chất Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm mở phiên tịa xét xử khơng phải để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khách quan, cơng khai, tồn diện nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án giống như phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Trong phiên tịa tịa giám đốc thẩm, tái thẩm khơng bắt buộc phải có sự có mặt của những người tham gia tố tụng. Nếu thấy cần thiết, hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tịa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu họ vắng mặt thì phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn được tiến hành. Kết quả của phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm là quyết định khơng phải là bản án. Thành phần bắt buộc phải tham gia phiên tòa là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm và Kiểm sát viên nhằm xém xét kháng nghị của người có thẩm quyền đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án là có căn cứ hay khơng.
Vì những lý do trên, phiên tịa giám đốc thẩm thực chất giống như một phiên họp, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không cần phải tạm ngừng phiên tòa để
kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ nhằm xác định sự thật của vụ án. Mặc dù luật quy định có thể triệu tập người tham gia tố tụng nhưng thực tế các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thường khơng có sự tham gia của những người tham gia tố tụng. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm được tiến hành như sau: sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tịa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tịa án. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Như vậy, theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có thể khẳng định chế định tạm ngừng phiên tòa chỉ áp dụng đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tịa phúc thẩm các vụ án hình sự. Đối với phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm Bộ luật Tố tụng hình sự khơng có quy định về việc tạm ngừng phiên tòa.