Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc liên quan đến tạm ngừng

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62)

ngừng phiên tòa

Hiệu quả của việc áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tòa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có ngun nhân từ sự chưa hồn thiện trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa. Tạm ngừng phiên tòa là một chế định mới được quy định bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Việc quy định tạm ngừng phiên tòa tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự, tránh tình trạng phải hỗn phiên tịa khơng cần thiết, hạn chế tình trạng tồn đọng án và đảm bảo tốt hơn nữa quyền con người của những chủ thể tham gia tố tụng.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tuy mới có hiệu lực pháp luật nhưng các quy định của Bộ luât Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập làm cho hoạt động xét xử của Tịa án gặp khó khăn, lúng túng và chưa thống nhất trong quá trình áp dụng. Các căn cứ tạm ngừng phiên tòa được quy định còn bất cập; thẩm quyền quyết định tạm ngừng chưa được quy định cụ thể trong luật; trình tự, thủ tục và hình thức của quyết định tạm ngừng phiên tòa chưa được quy định đầy đủ và chưa có văn bản hướng dẫn. Trong số các biểu mẫu về tố tụng hình sự được Tịa án nhân dân tối cao ban hành khơng có biểu mẫu về quyết định tạm ngừng phiên tịa hình sự mà chỉ có biểu mẫu về quyết định tạm ngừng phiên tịa hành chính và dân sự. Vấn đề đặt ra là các Tòa án đã linh hoạt trong việc áp dụng tương tự biểu mẫu về tạm ngừng phiên tịa hành chính và dân sự có được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay khơng? Bên cạnh đó, vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên trình tự, thủ tục đã thực hiện việc tạm ngừng phiên tòa là khác nhau ở Tòa án các địa phương.

Những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự là một ngun nhân chính dẫn đến thực tiễn áp dụng cịn gặp nhiều lúng túng, chưa có sự hiểu và thống nhất giữa Tịa án các địa phương trong việc áp dụng quy đình này, dẫn đến tâm lý sợ áp dụng quy định tạm ngừng phiên tịa vì sợ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.

Bên cạnh những hạn chế, vướng mắc trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tạm ngừng phiên tịa dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong

thực tiễn áp dụng quy định này thì cịn một số nguyên nhân khác. Trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của các hoạt động tố tụng nói chung và việc tạm ngừng phiên tịa nói riêng đó là yếu tố con người. Việc tạm ngừng phiên tịa ngồi những căn cứ mang tính khách quan, do tình trạng sức khỏe, lý do bất khả kháng và trở ngại khách quan dẫn đến người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa, thì cịn những ngun nhân chủ quan phụ thuộc vào yếu tố chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật và nhận thức đúng đắn của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc tạm ngừng phiên tịa trong q trình xét xử vụ án hình sự. Trong một số vụ án Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chưa làm tốt việc nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để kịp thời phát hiện những vị phạm sai sót nói chung, đặc biệt là phát hiện những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án chưa có chứng cứ hoặc chưa đủ chứng cứ để làm sáng tỏ, nhằm kịp thời trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ. Do chưa làm làm tốt công tác nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện đầy đủ các chứng cứ dẫn đến tại phiên tòa phải tạm ngừng phiên tịa hoặc hỗn phiên tịa vì cần bổ sung, thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử.

Bên cạnh đó, tại phiên tịa việc xem xét và đánh giá căn cứ tạm ngừng phiên tòa đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn của Thẩm phán và Hội thẩm đảm bảo việc áp dụng đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu áp dụng đúng các quy định về tạm ngừng phiên tịa thì chế định sẽ phát huy giá trị, vai trị của nó trên thực tế, nhưng nếu trong trường hợp áp dụng khơng đúng thì vụ án có thể sẽ phải kéo dài và tốn kém cơng sức, chi phí tố tụng hơn nhiều hơn vì sau khi tạm ngừng phiên tịa, phiên tịa được mở lại nhưng có thể phải hỗn phiên tòa. Hiện nay chất lượng, đội ngũ cơng chức Tịa án các cấp ngày càng được nâng cao. Tuy vậy vẫn có một số Thẩm phán trình độ chun mơn cịn hạn chế, chưa thực sự nắm bắt hết các quy định, văn bản quy phạm hướng dẫn áp dụng pháp luật, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong điều kiện tình hình tội phạm diễn ra nhiều, đa dạng và phức tạp như hiện nay. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trong một số trường hợp tiến hành chưa kịp thời. Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở một số Tòa án còn chưa được quan tâm đúng mức, việc triển khai còn chậm. Trong khi đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng nhưng số vụ án hình sự phải giải quyết ngày càng nhiều dẫn đến Thẩm phán phải thụ lý giải quyết nhiều vụ án dẫn tới chất

lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án, chất lượng xét xử nói chung và tạm ngừng phiên tịa nói riêng cịn chưa cao.

Về đội ngũ Hội thẩm, các Hội thẩm nhân dân đã tích cực tham gia cơng tác xét xử, góp phần quan trọng vào việc hồn thành chỉ tiêu cơng tác xét xử của các Tịa án. Tòa án các cấp cũng chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật cho các vị Hội thẩm, nhất là đối với những Hội thẩm nhân dân lần đầu được Hội đồng nhân dân các cấp bầu tham gia cơng tác xét xử vụ án hình sự của Tịa án. Tuy vậy, theo quy định của pháp luật Hội thẩm là những người làm công tác kiêm nhiệm, khơng địi hỏi trình độ chun sâu về pháp luật, trình độ pháp luật của Hội thẩm khơng đồng đều ở các địa phương. Mặt khác Bộ luật Tố tụng hình sự lại khơng quy định về hoạt động nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vì vậy chất lượng xét xử của Hội thẩm nói chung và việc xem xét áp dụng quy định của pháp luật về tạm ngừng phiên tịa nói riêng khó có thể được đảm bảo.

Một số Kiểm sát viên cịn chưa đảm bảo về trình độ chun mơn nghiệp vụ, chưa nắm vững quy định của Bộ luật Tố tụng năm 2015 về tạm ngừng phiên tòa khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tịa hình sự đảm bảo việc áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tịa của Tịa án là có căn cứ và hợp pháp. Đây là những điều kiện về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo chất lượng của việc quyết định tạm ngừng phiên tịa.

Ngồi ra, cơng tác phối hợp giữa Tòa án với Viện kiểm sát trong giai xét xử chưa đồng bộ, thiếu liên kết chặt chẽ. Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến cơng tác phối hợp với Tồ án, chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ trong thời hạn mà Tòa án tạm ngừng phiên tòa dẫn đến sau khi tạm ngừng phiên tòa, Tòa án chưa bổ sung được chứng cứ còn thiếu nên phải hỗn phiên tịa và phải kéo dài thời gian giải quyết án.

Chế độ tiền lương, thu nhập của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và Thư ký Tòa án hiện nay còn thấp nhưng áp lực công việc ngày càng cao do áp dụng 14 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử đã được thông qua tại Hội nghị Chánh án Tòa án các cấp năm 2017, cụ thể là: Tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; Đổi mới phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tịa án; Cơng khai bản án, trên cổng thông

tin điện tử của Tòa án nhân dân; Nâng cao hiệu quả cơng tác hịa giải trong giải quyết các vụ án dân sự; Tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong giải quyết các loại vụ án; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xét xử; Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tịa án; Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc cho các Tòa án; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tịa án; Làm tốt cơng tác thi đua khen thưởng. Chính vì vậy, chất lượng giải quyết vụ án hình sự nói chung và chất lượng của việc tạm ngừng phiên tịa nói riêng cũng ít nhiều sẽ bị chi phối và ảnh hưởng.

3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tạm ngừng phiên tòa và nâng cao hiệu quả áp dụng

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tạm ngừng phiên tịa

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thực trạng áp dụng quy định về tạm ngừng phiên tòa, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm ngừng phiên tịa.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về căn cứ tạm ngừng phiên tịa. Như đã phân

tích ở trên căn cứ tạm ngừng phiên tòa được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự cịn hạn chế, bất cập cần hồn thiện.

Đối với điểm b khoản 1 Điều 251 cần tách ra làm 02 trường hợp. Đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần bổ sung quy định loại trừ việc tạm ngừng phiên tịa nếu họ khơng thể tiếp tục phiên tịa nhưng có người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dự khuyết thay thế. Đối với người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa cần bổ sung quy định trường hợp họ do tình trạng sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng tại phiên tịa đó họ u cầu xét xử vắng mặt và Tịa án xét thấy có thể xét xử vắng mặt họ trong trường hợp này thì khơng cần tạm ngừng phiên tòa.

Đối với điểm c khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự cần hủy bỏ. Bởi vì nếu Thư ký Tịa án bị thay đổi hoặc khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa thì căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 251 (Thư ký Tòa án cũng là người có thẩm quyền tiến

hành tố tụng) và khoản 4 Điều 288, Điều 349 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Còn đối với trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt tại phiên tịa ngay từ đầu thì phải hỗn phiên tịa theo Điều 288, 349 và Điều 297, 352 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chứ khơng thể tiến hành phiên tòa để tạm ngừng phiên tòa được.

Trên cơ sở phân tích và lập luận như ở trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung căn cứ tạm ngừng phiên tòa tại điểm b và c khoản 1 điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Điều 251. Tạm ngừng phiên tịa

1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tịa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tịa;

b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tịa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tịa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp có người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dự khuyết thay thế;

Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người tham gia tố tụng khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp họ yêu cầu xét xử vắng mặt và Tòa án xét thấy sự việc họ vắng mặt vì khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa khơng ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án.

Bỏ căn cứ được quy định tại điểm c Điều 251 vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tịa.

Bên cạnh đó đối với căn cứ tạm ngừng phiên tòa được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 251 “Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tịa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tịa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tịa” cịn quy định chung chung. Vì

vậy để đảm bảo việc hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với căn cứ này Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để

đánh giá và xác định “tình trạng sức khỏe, lý do bất khả kháng và trở ngại khách

quan” dẫn đến việc người có thẩm quyền và người tham gia tố tụng không thể tiếp

tục tham gia phiên tòa.

Mặt khác, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 288, 289, 349, 350 Bộ luật

Tố tụng năm 2015 về sự có mặt của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký và Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm để đảm bảo sự tương thích với căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 251. Theo quy định tại Điều 288, 289, 349, 350 Bộ luật Tố tụng năm

2015 khi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên không thể tiếp tục tham gia phiên tịa mà khơng có người dự khuyết thay thế thì Hội đồng xét xử phãi hỗn phiên tịa. Vì vậy, 288, 289, 349, 350 Bộ luật Tố tụng năm 2015 cần bổ sung quy định trường hợp những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng này không thể tiếp tục tham gia phiên tịa nhưng có thể tham gia lại phiên tịa trong thời gian 05 thì tạm ngừng phiên tịa, chứ khơng phải mọi trường hợp đều hỗn phiên tòa như quy định tại Điều 288 và Điều 289 như hiện nay. Mặt khác tại Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cần bổ sung quy định trường hợp thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt mà khơng có người thay thế thì phải hỗn phiên tịa. Đây là một nội dung quan trọng còn thiếu trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Thứ hai, như đã phân tích ở trên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa có

quy định cụ thể về chủ thể có thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tịa, vì vậy

Một phần của tài liệu Tạm ngừng phiên tòa trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)