Quy ịnh của pháp luật về rút quyết ịnh truy tố tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TẠI PHIÊN TÒA

2.1. Quy ịnh của pháp luật về rút quyết ịnh truy tố tại phiên tòa

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: "Khi xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định". Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng đã nêu rõ: "Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp".

Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 266 BLTTHS năm 2015, Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Theo đó thì VKS có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của BLTTHS.

Để thực hiện nhiệm vụ, luật quy định Kiểm sát viên là người đại diện cho VKS giữ quyền cơng tố tại tịa, có tất cả các quyền nêu trên trừ quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án là thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKS. Như vậy,

rút quyết định truy tố của KSV tại phiên tòa là một trong những nội dung thực hành quyền công tố quan trọng của VKS trong việc quyết định việc buộc tội hoặc không buộc tội bị cáo.

Đối với việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa, tại Điều 319 BLTTHS năm 2015 quy định “Sau khi kết thúc phần xét hỏi Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn”20. Nhận thấy quy định của BLTTHS 2015 về rút quyết định truy tố của VKS tại phiên tịa, về cơ bản thì chưa có khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, xét dưới góc độ khoa học pháp lý thì chức năng xét xử của Tòa án khi VKS rút quyết định truy tố đã phát sinh những vướng mắc nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 320, khoản 3 Điều 321, Điều 325,

khoản 4 Điều 326 của BLTTHS năm 2015 thì nếu KSV rút một phần quyết định truy tố tại phiên tịa thì HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Nếu VKS rút tồn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút đó. Và khi nghị án, nếu HĐXX cho rằng việc rút quyết định truy tố đúng đắn thì ra bản án tun bị cáo vơ tội; nếu thấy bị cáo có tội và rút quyết định truy tố khơng đúng, thì ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị lên Viện trưởng VKSND cùng cấp hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp. Điểm bất cập là khi KSV rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố, nhưng HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án hoặc kiến nghị lên VKSND cấp trên, điều này không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án. Bởi lẽ, KSV đã rút toàn bộ quyết định truy tố (rút toàn bộ cáo trạng) nghĩa là khơng tồn tại việc buộc tội, thì sẽ khơng có việc luận tội và tranh luận giữa các bên, mà Tòa án vẫn tiếp tục xét xử sẽ vi phạm vào nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự21, Tòa án sẽ làm thay chức năng buộc tội của VKS, dẫn đến tình trạng Tịa án vừa buộc tội, vừa xét xử, ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập xét xử của Tòa án, xâm phạm đến quyền lợi của người hoặc pháp nhân thương mại bị buộc tội. Nhận thấy, để tách bạch chức năng tố tụng của từng chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS22, khi KSV rút quyết định truy tố phần nào, thì HĐXX chỉ được xét xử phần cịn lại.

20 Điều 319 BLTTHS năm 2015.

21 Điều 20 BLTTHS năm 2015.

22 Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), Chức năng cơ b n trong tố tụng h nh sự, Tài liệu hướng dẫn học tập chuyên đề, tr. 47.

Thứ hai, khi nghị án, HĐXX xét thấy việc rút quyết định truy tố của KSV

không đúng, thì HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị lên Viện trưởng VKSND cùng cấp hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp23. Vấn đề đặt ra là, nếu Viện trưởng VKSND cùng cấp hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp xác định là việc rút quyết định truy tố của KSV tại phiên tịa là đúng, thì vụ án được giải quyết như thế nào, căn cứ và thẩm quyền đình chỉ vụ án chưa được quy định trong BLTTHS. Một vấn đề nữa đặt ra là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về bồi thường oan sai thuộc về cơ quan VKS hay của Tòa án thì Luật bồi thường nhà nước cũng chưa quy định, đều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người hoặc pháp nhân thương mại bị buộc tội.

Thứ ba, đối với vụ án do VKS cấp trên quyết định việc truy tố, phân công cho

VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, tại phiên tịa KSV có được quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố hay khơng, BLTTHS 2015 chưa có quy định. Tại điểm b khoản 2 Điều 9 Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quy định tại phiên tịa, nếu có những chứng cứ tài liệu, đồ vật mới có thể làm thay đổi quyết định truy tố của VKS cấp trên thì KSV đề nghị hỗn phiên tịa. Nhận thấy quy định như vậy là hợp lý, việc KSV đề nghị hỗn phiên tịa để VKS cấp dưới báo cáo lên VKS cấp trên xem xét, quyết định. Tuy nhiên, quy chế này lại mâu thuẫn với khoản 1 Điều 297 BLTTHS năm 2015 về căn cứ hỗn phiên tịa thì lại khơng có quy định. Như vậy, trường hợp HĐXX không chấp nhận đề nghị của VKS đề nghị hỗn phiên tịa thì KSV giải quyết vụ án như thế nào. Do đó, cần hướng theo hướng, nếu có những chứng cứ tài liệu, đồ vật mới có thể làm thay đổi quyết định truy tố của VKS cấp trên, nếu KSV thực hành quyền công tố tại phiên tịa đề nghị hỗn phiên tịa thì HĐXX hỗn phiên tịa.

Thứ tư, theo điểm l khoản 1 Điều 42, điểm a khoản 1 Điều 266 BLTTHS năm

2015, khoản 1 Điều 18 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định, KSV công bố cáo trạng, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa. Tuy nhiên, tại Điều 319 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định,

23

sau khi kết thúc phần xét hỏi KSV có thể rút một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố, chưa có quy định rút quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tịa. Theo quy định thì VKS chỉ ban hành cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, chưa có quy định VKS ban hành quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tịa. Về mặt khoa học pháp lý, đã có quy định cho KSV cơng bố quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tịa thì cũng cần quy định cho VKS có quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất trong quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 32)