6. Bố cục của luận văn
1.2.3 Giáo dục huyện Chiêm Hoá từ năm 1954 đến năm 1975
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ , Hiệp định Giơnevơ đƣợc kí kết (21/7/1954) đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trƣờng kì gian khổ của dân tộc ta . Từ năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1954, miền Bắc nƣớc ta đƣợc hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trong tình hình mới, sự nghiệp giáo dục vẫn luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc coi trọng. Trong thƣ gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc (3/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ “ Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là; Chăm lo dạy dỗ con
em của nhân dân thành người công dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà [61;tr 251]. Nhân dịp năm học mới (31/1/1965) trong thƣ “ Gửi thầy giáo, học sinh, cán bộ, thanh niên và nhi đồng”, Hồ Chủ tịch một lần nữa nhắc nhở “ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo cán bộ và công dân tốt, những người chủ tương lai của nước nhà”
[61;tr 251]. Ngƣời cũng chỉ rõ, muốn đƣợc nhƣ vậy thì: “Trước hết phải ra sức tẩy
sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như thái độ thờ ơ với xã hội, xa với cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để xây dựng Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn với thực tế của nước nhà, của nhân dân”
[61;tr 253].
Thực hiện chỉ thị của Trung ƣơng Đảng và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ngành Giáo dục ra sức cố gắng khắc phục mọi khó khăn thử thách, cùng với các ban ngành, đƣa nƣớc ta tiến lên xây dựng CNXH. Tháng 3/1956, Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc đã họp bàn việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá II. Đại hội đã thông qua Đề án do Bộ Giáo dục khởi thảo nêu nhiệm vụ sáp nhập hai hệ thống giáo dục 9 năm (vùng tự do) và 12 năm (vùng mới giải phóng). Đó chính là cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, cuộc cải cách đặt cơ sở cho việc thiết lập hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm theo tính chất nền giáo dục XHCN.
Nội dung giáo dục mang tính chất toàn diện, gồm bốn mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phƣơng châm giáo dục là lí luận liên hệ với thực tiễn, nhà trƣờng gắn với đời sống xã hội. Hệ thống giáo dục phổ thông đƣợc xây dựng 10 năm bao gồm ba cấp học:
Cấp I , 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, 3 năm.
Bộ đã cử nhiều đoàn cán bộ, giáo viên đi công tác tại các tỉnh trong khắp cả nƣớc. Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành đều quan tâm tới việc mở mang dân trí cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nắm bắt tinh thần và yêu cầu mới , Đảng bộ Tuyên Quang chủ trƣơng mở rộng phong trào Bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ, đồng thời ra sức phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ Tuyên Quang , mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, nhƣng ngành Giáo dục Chiêm Hóa vẫn đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Sáu tháng đầu năm 1955 mới có18 xã với 74 lớp Bình dân học vụ, đến cuối năm 1955, đã có 30 xã với 113 lớp sơ cấp, 29 lớp dự bị; số giảng viên sơ cấp là 112 ngƣời, dự bị là 29 ngƣời.
Đến năm 1959, toàn huyện Chiêm Hóa đã có 18 trƣờng cấp I, 1 trƣờng cấp II. Việc quản lí, chỉ đạo công tác giáo dục vẫn do Ty Giáo dục Tuyên Quang phụ trách nên việc tổ chức quản lí trƣờng lớp chƣa đạt hiệu quả. Để công tác quản lí, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của huyện đƣợc chủ động, Ty Giáo dục Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập các Phòng Giáo dục ở các huyện trong toàn tỉnh. Phòng Giáo dục chiêm Hóa đƣợc thành lập vào 9/1960. Cùng thời điểm này , các trƣờng cấp I Phúc Sơn, Minh Quang, Yên Nguyên, Hòa Phú và T rƣờng cấp III Chiêm Hóa cũng đƣợc thành lập.
Sau khi thành lập cơ quan quản lí giáo dục của huyện , Huyện ủy Chiêm Hóa đã ra nghị quyết về công tác giáo dục, trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục mở các lớp Bình dân học vụ cho đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc các xã còn lại ở vùng sâu, vùng xa.
Cùng với quá trình cải tạo XHCN và phát triển kinh tế trong những năm 1958-1960, Đảng bộ huyện đã quan tâm hơn vấn đề phát triển văn hoá giáo dục, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao . Những kết quả nổi bật trong thời kì này là: đã xoá xong nạn mù chữ cho 2.312 ngƣời, đạt tỉ lệ 142,3% so với chỉ tiêu, hoàn thành thanh toán nạn mù chữ ở 4 xã Hƣng Đạo (95,63%), Xuân Quang (92,77%), Vinh Quang (90,93%), Phúc Thịnh (90,31%). Trƣờng phổ thông cấp I tăng lên 90 lớp với 2.230 học sinh, đạt 123% so với chỉ tiêu . Cấp II có 4 lớp với 124 học sinh, lớp vỡ lòng có 2,468 học sinh, đạt tỉ lệ 183,3% so với chỉ tiêu.
Từ năm 1960 đến 1965, toàn huyện có 36 trƣờng cấp I. Năm học 1961 – 1962, cả huyện Chiêm Hoá mới chỉ có 3 trƣờng cấp II (Hoà Phú, Minh Đức, Chiêm Hoá) với khoảng 700 học sinh. Giáo dục phổ thông phát triển mạnh về số lƣợng, đặc biệt là học sinh ngƣời dân tộc thiểu số vùng cao ngày càng đông (năm học 1963 – 1964) chiếm 88% số lƣợng học sinh trong độ tuổi). Năm học 1963 – 1964, huyện mở thêm 4 trƣờng cấp II ở các xã Trung Hoà, Yên Lập, Phúc Thịnh, Tân Mỹ, nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
số trƣờng cấp II trong toàn huyện là 8 trƣờng. Tháng 12 năm 1961, huyện đã thành lập đƣợc Trƣờng Thanh niên dân tộc nội trú, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc tiếp thu kiến thức văn hóa.
Xuất phát tƣ̀ tình hình thƣ̣c tế của huyện miền núi , bên cạnh việc dạy học bằng chữ quốc ngữ, huyện còn chủ trƣơng phát triển giáo dục bằng chữ Tày, Nùng. Năm 1963, toàn huyện đã có 153 em ở các xã Yên Nguyên , Phúc Thịnh, Thổ Bình đƣợc học trong các lớp dạy chữ Tày , Nùng. Phong trào Bình dân học vụ đƣợc duy trì đạt hiệu quả cao. Năm 1963, huyện Chiêm Hóa đƣợc công nhận đã hoàn thành thanh toán nạn mù chữ và có phong trào bổ túc văn hóa khá
Sang năm 1964, thực hiện Nghị quyết số 09 của Ủy ban hành chính huyện Chiêm Hóa về văn hóa giáo dục, Đảng bộ các xã, Đoàn Thanh niên, dân quân quyết tâm phấn đấu vận động cán bộ, nhân dân tham gia tích cực hoàn thành chỉ tiêu các lớp bổ túc văn hóa.. Để có số liệu thống kê cụ thể nhằm đánh giá tình hình giữa năm 1964, Ủy ban hành chính huyện đã có chủ trƣơng kiểm tra kiến thức đối với những ngƣời đã hoàn thành chƣơng trình bổ túc văn hóa. Chủ trƣơng trên khi triển khai xuống cơ sở đã đƣợc nhân dân tích cực ủng hộ . Các lớp học đƣợc tổ chức xuống từng thôn , xã, lớp nào có điều kiện thì học vào ban ngày , nếu không thì học vào buổi tối…Lực lƣợng huy động vào chiến dịch là giáo viên cấp I , cán bộ biết chữ và một số học sinh đã học xong chƣơng trình tiểu học hoặc cao hơn.
Tƣ̀ cuối năm 1965, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ lan rộng trên khắp miền Bắc, Ủy ban hành chính huyện Chiêm Hóa ra Công văn số 76 (7/8/1965) về “Công tác phòng không và sơ tán cho các trường cấp I, II, III”, yêu cầu các trƣờng thuộc trung tâm huyện và dọc tuyến đƣờng thị xã Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Na Hang phải di chuyển đến những nơi an toàn.
Trong hoàn cảnh phòng không sơ tán , đƣợc sƣ̣ quan tâm của các cấp chính quyền, sự nghiệp văn hóa giáo dục vẫn tiếp tục phát triển . So với năm học 1963 – 1964, số học sinh của cả ba cấp trong năm học 1965 - 1966 đều tăng 20%, lớp vỡ lòng tăng 10%. Cùng với số lƣợng, chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động đƣợc đẩy mạnh trong các trƣờng học . Nhiều điển hình tiên tiến xuất hiện ; nổi bật là Trƣờng cấp I Yên Nguyên có thành tích về nâng cao chất lƣợng giảng dạy toàn diện, các ngành học phát triển khá đồng đều, đƣợc xếp vào loại khá của tỉnh. Nhiều trƣờng đạt tỉ lệ thi đỗ 100%, nhƣ Trƣờng cấp I Vinh Quang và Vĩnh Lộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong năm học 1970 – 1971, Trƣờng cấp III Chiêm Hoá đã có 6 học sinh giỏi lớp 10 dự thi chung khảo môn Toán và Văn toàn miền Bắc. Toàn huyện có 6 trƣờng đạt danh hiệu Trường Tiên tiến và 2 trƣờng đƣợc công nhận Tổ Lao động xã
hội chủ nghĩa.
Đến năm học 1971 – 1972, Trƣờng Phổ thông cấp I – II Yên Nguyên vinh dự đƣợc công nhận là Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa, 7 trƣờng đƣợc công nhận là Trường Tiên tiến, 9 giáo viên đƣợc công nhận là Chiến sĩ thi đua, gần 200 giáo viên
đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
Đến những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cƣ́u nƣớc , ngành Giáo dục huyện Chiêm Hóa vẫn tiếp tục phát triển. Tất cả các xã đều có trƣờng cấp I , các hợp tác xã đều có lớp vỡ lòng. Số lƣợng giáo viên cũng tăng nhiều lần so với thời kì trƣớc. Số lƣợng học sinh các cấp chiếm tỉ lệ 1/4 dân số toàn huyện . Giáo dục đi vào chiều sâu chất lƣợng với phƣơng châm “Dạy tốt – Học tốt”. Huyện vinh dự đƣợc Bộ Giáo dục chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị Giáo dục phổ thông cấp II của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhƣ vậy, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cƣ́u nƣớc, dù còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, nhƣng ngành Giáo dục huyện Chiêm Hóa đã có nhƣ̃ng bƣớc tiến mới cả về số lƣợng và chất lƣợng, tạo đà phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo.
1.2.4 Giáo dục huyện Chiêm Hóa thời kì 1975 – 1991.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc đƣa đất nƣớc ta bƣớc vào kỉ nguyên độc lập , thống nhất, đi lên CNXH. Sƣ̣ nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi ngành Giáo dục phải chuyển biến mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Tháng 9/1975, Hội nghị 24 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IV đã đề ra nhiệm vụ của ngành Giáo dục trong tình hình mới “Miền Bắc có nhiệm vụ đẩy
mạnh phong trào thi đua “Hai Tốt”, nâng cao giáo dục toàn diện, tích cực ủng hộ cách mạng miền Nam. Miền Nam cần nhanh chóng xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới, nâng cao giác ngộ chính trị cho giáo viên và học sinh, xây dựng tổ chức quản lí ngành”[43; tr 89]. Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã vạch ra con đƣờng đi lên CNXH trong phạm vi cả nƣớc và xác định “giáo dục là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương
lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN”[43; tr161].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, ngày 11/1/ 1976, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết số 14 – NQ/TƢ về cải cách giáo dục lần thƣ́ ba . Mục tiêu cơ bản của cuộc cải cách giáo dục lần này “coi giáo dục là một bộ phận
quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hoá, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật”[43; tr 26].
Không khí hào hùng phấn khởi của dân tộc đã có nhiều tác động tích cƣ̣c tới sự nghiệp giáo dục của cả nƣớc nói chung và của Chiêm Hóa nói riêng. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện, ngành Giáo dục và Đào tạo Chiêm Hóa tiếp tục có những chuyển biến mới . Cơ sở vật chất trong các trƣờng học đƣợc tăng cƣờng bằng nguồn ngân sách địa phƣơng và nhân dân đóng góp . Số lƣợng học sinh và giáo viên các trƣờng đều tăng.
Nếu năm học 1977 - 1978 chỉ mới có 18.524 học sinh, đến năm học 1979 – 1980, đã tăng lên 21.872 học sinh và 1.039 giáo viên. Tất cả 29 xã, thị trấn đều có trƣờng cấp I hoặc liên cấp I – II, huyện có 1 trƣờng cấp III. Các lớp học ngày càng đƣợc mở rộng, do nhu cầu học tập ngày càng tăng. Một số trƣờng đã tổ chức cho học sinh nội trú, nhƣ Trƣờng tiểu học Vĩnh Lộc, Yên Nguyên, Ngọc Hội… Hình thức này tỏ ra thích hợp lúc bấy giờ vì có tác dụng duy trì đƣợc số lƣợng và nâng cao chất lƣợng học sinh, giảm đƣợc số giáo viên đứng lớp. Phong trào thi đua “Dạy
tốt, Học tốt” đƣợc duy trì thƣờng xuyên , góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục
trong các nhà trƣờng. Dẫn đầu ngành Giáo dục của huyện là 2 trƣờng Phổ thông cấp II Xuân Quang và Tân An. Đây là 2 đơn vị nhiều năm liền đƣợc công nhận là đơn vị
Lao động xã hội chủ nghĩa. Năm 1979, Trƣờng cấp II Xuân Quang đã đƣợc Nhà
nƣớc trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Đến cuối những năm 70 đầu những năm 80 thế kỉ XX , tình hình phƣ́c tạp ở biên giới phía Bắc cùng với những khó khăn về kinh tế , xã hội của đất nƣớc đã tác động trực tiếp tới nền giáo dục của nƣớc ta, dẫn tới sự xuống cấp của hệ thống nhà trƣòng. Ở huyện Chiêm Hóa , quy mô giáo dục giảm sút, số học sinh đến trƣờng chững lại hoặc giảm đi. Tỉ lệ học sinh lƣu ban và bỏ học nhiều , chất lƣợng giáo dục cũng giảm sút rõ rệt . Đời sống của giáo viên hết sức khó khăn thiếu thốn , cơ sở vật chất trƣờng lớp xuống cấp . Hiện tƣợng học sinh lƣu ban, bỏ học ở cấp II là cao nhất. Tỉ lệ lƣu ban năm học 1979 – 1980 là 6,4%, năm học 1980 – 1981: 6,8%, năm học 1983 – 1984: 6,42%, năm học 1984 – 1985: 5,79%. Tỉ lệ bỏ học tƣơng ứng các năm học trên là 15%, 16%, 17%, 14%. Tình trạng trên tiếp tục kéo dài cho đến cuối nhƣ̃ng năm 80, đầu nhƣ̃ng năm 90 của thế kỉ XX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết
Chiêm Hóa là một huyện vùng cao , mang đậm nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam với 22 thành phần dân tộc cùng sinh sống , điều kiện kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, dân cƣ phân bố không đều…Đó chính là những yếu tố hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành Giáo dục nói riêng.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945, nền giáo dục thực dân phản động đã gây ra những hậu quả nặng nề trên lĩnh vực văn hóa xã hội. Với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, dƣới chế độ dân chủ cộng hòa, ngành Giáo dục huyện Chiêm Hóa cũng sang một thời kì mới.
Trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đến khi đất nƣớc thống nhất, sự nghiệp giáo dục của Chiêm Hóa đã trải qua nhiều biến động thăng trầm, có lúc ngƣng trệ, nhƣng vẫn đƣợc duy trì và phát triển.
Giáo dục huyện Chiêm Hóa trƣớc năm 1991 về cơ bản là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng trong thời gian tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHIÊM HÓA