gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến chết ngƣời
Trên thực tế để phân biệt tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người) và tội giết người là ranh giới rất mong manh. Đôi khi trong xét xử các vụ án hình sự cho thấy, có rất nhiều vụ án gây nên hậu quả chết người nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định hành vi đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Việc căn cứ vào dấu hiệu nào để phân biệt giữa hai tội này đã được đưa ra tại nhiều cuộc hội thảo cũng như nhiều bài viết của chuyên gia về vấn đề này nhưng vẫn chưa cụ thể. Do đó, tác giả đưa ra căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa 02 tội danh nay như sau:
- Hành vi phạm tội:
+ Hành vi phạm tội của người phạm tội giết người có thể được thể hiện dưới dạng hành vi hành động hay hành vi không hành động. Hành vi hành động là người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi trái với quy định pháp luật hình sự nhằm mong muốn hậu quả chết người xảy ra, thể hiện ở các hành vi như: Bóp cổ, đâm, chém, bắn,…; đối với hành vi khơng hành động là người phạm tội có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể, nhất định để đảm bảo sự an tồn tính mạng của người khác nhưng người phạm tội không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nạn nhân.
+ Hành vi phạm tội của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chứ không mong muốn tước bỏ mạng sống của người khác. Thể hiện ở các hành vi: Đấm, đá, dùng dao chém, dùng gạch ném,…
- Mục đích phạm tội:
+ Mục đích của người phạm tội giết người là muốn tước đoạt mạng sống, xâm phạm tính mạng của người khác. Mong muốn khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm là làm người khác chết hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra.
+ Mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người) là chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chứ không phải muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội dùng các loại vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại, a- xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm,…
- Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội:
+ Với tội giết người, người phạm tội ý thức được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là làm người khác chết nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
+ Với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người), người phạm tội chỉ ý thức đến mức độ gây thương tích và hậu quả chết người là khơng mong muốn của người phạm tội.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị hướng dẫn áp dụng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người) như sau:
Một là, mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người là chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chứ không phải muốn tước đoạt mạng sống của người khác, không để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội có thể dùng cơng cụ, phương tiện phạm tội hoặc không, nhưng mục đích chỉ xâm hại đến sức khỏe của người khác.
Hai là, xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt giữa tội
giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người là rất quan trọng. Bên cạnh đó, để phân biệt hai tội danh này trong thực tiễn cần căn cứ vào vị trí tấn cơng trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực, vùng bụng,… đây được xem là những vị trí trọng yếu trên cơ thể để xác định tội danh.
Ba là, về mặt nhận thức, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội tuy
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra, có thể ngăn chặn được. Hoặc người phạm tội khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho nạn nhân, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ngồi ra, việc thực hiện bằng công cụ, phương tiện không nguy hiểm hay chỉ dùng tay chân mà khơng dùng hung khí; cường độ tấn cơng khơng quyết
liệt, vị trí tấn cơng khơng nguy hiểm,… đều cho thấy dấu là dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người.
Bốn là, xác định yếu tố lỗi của hai tội danh này. Trong trường hợp người
phạm tội giết người, người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người; đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người, người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi vơ ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Bên cạnh đó, điểm khác nhau giữa hai tội này là người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp dẫn đến chết người) chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra; còn người phạm tội giết người chưa đạt là mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hậu quả chết người khơng xảy ra là nằm ngồi ý muốn của họ.