Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN &

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 72)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.4 Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN &

NHNN & PTNT huyện Vũng Liêm thông qua các chỉ tiêu tài chính

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ngồi việc phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn cịn có thể thấy được tình hình hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính như dư nợ/ tổng vốn huy động, Hệ số thu nợ, Nợ quá hạn/dư nợ, vịng quay vốn tín dụng. Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính này ta có thể thấy tình hình hoạt động của ngân hàng, những mặt thuận lợi và khó khăn của ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn đó và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

BẢNG 11: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NƠNG HỘ

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Tổng vốn huy động 170.656 237.128 283.450

Doanh số cho vay 264.012 329.150 301.603

Doanh số thu nợ 304.500 324.145 66.179

Dư nợ cho vay 209.249 289.130 235.424

Dư nợ bình quân 206.049 249.190 262.277 Nợ quá hạn 2.170 2.406 2.911 Dư nợ /vốn huy động (lần) 1,23 1,22 0,83 Hệ số thu nợ (%) 115 98 22 Nợ quá hạn/dư nợ (%) 1,04 0,83 1,23 Vịng quay tín dụng (vịng) 1,48 1,30 0,25 Nguồn: Tổng hợp tính tốn từ bảng 1(Tình hình huy động vốn) và bảng 2(tình hình sử dụng vốn)tại NHNN & PTNT huyện Vũng Liêm

4.4.1 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá cũng không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả. Nhìn vào bảng ta thấy dư nợ /vốn huy động trong 3 năm có xu hướng nhỏ dần điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng khơng hiệu quả. Năm 2007 bình qn 1,23 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động cho vay của ngân hàng có hiệu quả. Sang năm 2008 sử dụng vốn của ngân hàng vẫn cịn hiệu quả, bình qn 1 đồng vốn huy động thì cho vay 1,22 đồng. Sang năm 2009 tình hình sử dụng vốn của ngân hàng giảm không hiệu quả so vơi năm 200, 2008. Bình quân 0,83 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động. Từ đây cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày một kém hiệu quả hơn. Nguyên nhân làm cho tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ngày một kém hiệu quả hơn là do bị chịu ảnh hưởng chung bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nguồn vốn do ngân hàng cấp trên cấp hạn chế nên ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt cho vay. Chỉ huy động vốn mà hạn chế cho vay, chính vì thế khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay của ngân hàng không hiệu quả.

4.4.2 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của một ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó cho biết số tiền mà ngân hàng thu hồi được trong một thời kì nhất định so với đồng vốn mà ngân hàng cho vay trong cùng một thời điểm đó. Tỷ số này càng cao thì càng có lợi cho hoạt động của ngân hàng, cho thấy chất lượng tín dụng cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2007 hệ số thu nợ rất cao tới 115 % điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng rất là nhanh điều này do khách hàng vay vốn thực hiện tốt nghĩa vụ vay vốn, hiệu quả làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, có tích luỹ nguồn thu trả nợ, bên cạnh đó do đội ngũ cán bộ ngân hàng rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, nên công tác thu hồi vốn luôn được thực hiện triệt để. Đến năm

GVHD:PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 2008 hệ số thu nợ giảm còn 98%, tới năm 2009 hệ số thu nợ giảm mạnh còn 22%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nền kinh tế gặp nhiều khăn nhất là sau khi gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm tình hình kinh tế ngày một khó khăn hơn nhiều hộ thất thu, nhiều cơng ty, doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến thị trường tiêu thụ khơng có làm giá thành giảm nhiều hộ làm ăn thua lỗ khơng có khả năng chi trả cho ngân hàng vì thế hệ số thu nợ giảm mạnh.

4.3.3 Nợ quá hạn/dư nợ (%)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng một cách rõ ràng, chỉ số này càng thấp chứng tỏ có ít nợ q hạn và chất lượng tín dụng cao và ngược lại chỉ số này càng cao chất lượng tín dụng này càng thấp, hoạt động tín dụng gặp nhiều rủ ro do khả năng không thu hồi được các khoản cho vay. Qua 3 năm dư nợ tăng giảm không ổn định nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức thấp. Năm 2007 là 1,04%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 giảm 0,83% từ đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả. Đến năm 2009 nợ quá hạn trên dư nợ có tăng lên 1,23 % nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng nhà nước (5%). Để đạt được kết quả trên là do ngân hàng luôn chú trọng đến công tác cho vay đối với hộ sản xt nơng nghiệp nên người dân có điều kiện sản xuất nên đã làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn

4.3.4 Vịng quay tín dụng ( lần)

Tỷ số này phản ánh vốn đầu tư nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Nếu vịng quay vốn tín dụng ngày càng tăng thì kết quả đầu tư ngày càng tốt, đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. Vịng quay vốn tín dụng trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng là 1,48 vịng, năm 2008 là 1,3 tới năm 2009 giảm xuống còn 0,25 vòng. Từ kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa tốt, ngân hàng cần tăng cường thêm các biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng nhìn chung việc đầu tư tín dụng của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Vũng Liêm ngày càng có hiệu quả hơn, ngân hàng đã nỗ lực hết mình, khai thác hết tiềm năng nên hạn

chế một phần nợ quá hạn, làm cho dư nợ và doanh số cho vay qua các năm khá ổn định.

Tóm lại: Thơng qua các chỉ tiêu tài chính phân tích trên ta có thể thấy rằng khả năng huy động vốn của ngân hàng khá tốt nhưng khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay chưa đạt hiệu quả cao. Dư nợ/vốn huy động năm 2007 là 1,23 lần đến năm 2009 chỉ cịn 0,83lần. Doanh số cho vay qua 3 năm khơng ổn định, cao ở năm 2008 (DSCVNH :266.136 triệu) nhưng giảm mạnh vào năm 2009 (158.874 triệu). Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên DSCV ngắn hạn cao hơn DSCV trung hạn, riêng năm 2009 DSCV trung hạn tăng mạnh 142.729 triệu so với năm 2008 (63.014 triệu) nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất vay trung và dày hạn của nhà nước. Điều này kéo theo doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ cũng biến động theo. Hệ số thu nợ năm 2009 giảm mạnh 22% so với năm 2008 là 98%. Riêng tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ năm 2009 còn cao 1,23%. Qua đó có thể phản ánh được hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa cao lắm, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả tín dụng.

4.5 Kết quả đạt được của ngân hàng từ hoạt động tín dụng nơng hộ

- Về công tác huy động vốn: Với vị thế là một ngân hàng được thành lập

lâu năm nên cơng tác huy động vốn có nhiều thuận lợi. Trong những năm qua chi nhánh đã khơng mở rộng các hình thức huy động vốn như: mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá…nhằm mục đích làm cho nguồn vốn huy động ngày càng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu vay vốn ngày càng cao của người dân.

- Về công tác sử dụng vốn:

NHNN&PTNT huyện Vũng Liêm thực hiện việc huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn đó đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế nhằm kích thích q trình ln chuyển vốn để tái sản xuất mở rộng.

- Công tác cho vay vốn:

Nhờ số vốn vay của ngân hàng đã giúp cho nông dân thực hiện được các mơ hình kinh tế có hiệu quả như mơ hình ni cá ruộng lúa cho thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng/ha/năm, mơ hình trồng lúa chất lượng cao cho hiệu quả bình quân

GVHD:PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 17,2 triệu đồng/ha/năm, chuyên canh cây cói cho thu nhập từ 70 đến 75 triệu đồng/ha/năm, mơ hình vườn chun canh cây ăn trái đặc sản, như măng cụt, sầu riêng... cho thu nhập từ 50 đến 120 triệu đồng/ha/năm.

- Nhờ số vốn vay từ chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy nơng nghiệp của ngân hàng mà một số hộ nơng dân có máy phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc sù số lượng nông dân mua được máy chư cao.

- Trong chăn nuôi:

Nhờ số vốn vay của ngân hàng mà tình hình chăn ni của người dân có phần cải thiện sau trận đại dịch dịch lớn ở gia cầm, gia súc. Đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân.

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NHNN & PTNT

HUYỆN VŨNG LIÊM

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)