Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm (2007 – 2009)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 42)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.1 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm (2007 – 2009)

Trong mọi hoạt động kinh doanh, yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng hay thất bại đó là vốn. Để có nguồn vốn tại chổ, ổn định phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế địa phương, chi nhánh NHNN&PTNT huyện Vũng Liêm đã chủ động khai thác nguồn vốn dưới mọi hình thức khác nhau, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, ngân hàng luôn lấy phương châm “đi vay để cho vay” nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và sự phát triển của kinh tế địa phương, do đó vấn đề huy động vốn rất là quan trọng.

NHNN&PTNT huyện Vũng Liêm là một ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn của huyện. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng cao của q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố, đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

GVHD:PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh 27

Bảng 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN & PTNT VŨNG LIÊM TỪ NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng tín dụng NHNN & PTNT huyện Vũng Liêm, tháng 3/2010

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ lệ (%) Số tiên Tỷ lệ (%) 1.Tiền gửi kho bạc 39.941 23,4 39.937 16,84 30.000 12,06 -4 -0,01 -9.937 -24,88

2.Tổ chức kinh tế 14.000 8,2 139.000 58,62 8.000 39,41 125.000 892,86 -41.000 -29,50

3.Tiền gửi của cư dân 114.103 66,86 194.362 81,97 207.210 83,33 80.259 70,34 12.848 6,61

-Không kỳ hạn (KKH) 13.744 8,05 10.314 4,35 11.473 4,62 -3.430 -24,96 1.165 11,30 - Có kỳ hạn (CKH) 99.145 58,10 178.292 75,19 182.473 73,39 79.147 79,83 4.181 2,35 -Tiền gửi khác 1.214 0,71 5.756 12,43 13.258 5,33 4.542 374,14 7.502 130,33 4.Phát hành GTCG 16.598 9,73 2.690 1,13 11.342 4,56 -13.908 -83,79 8.652 321,64 Tổng vốn huy động 170.656 100,00 237.128 100,00 283.450 100,00 66.472 38,95 11.522 4,86

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2007 là 170.656 triệu đến năm 2008 là 237.128 triệu tăng 66.472 triệu tương ứng với tỷ lệ 38,95%, sang năm 2009 nguồn vốn huy động là 283.450 triệu tiếp tục tăng nhưng với tốc độ nhẹ hơn so với năm 2008 là 11.522 triệu tương ứng là 4,86% trong tổng nguồn vốn. Từ đó cho thấy cơng tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao, thể hiện được uy tín của ngân hàng, thể hiện được sự chủ động của ngân hàng khá cao trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nông dân, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện.

4.1.1 Tiền gửi kho bạc

Đây là khoản tiền chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động do ngân hàng được thành lập đã lâu có mối quan hệ tốt với kho bạc qua nhiều năm, ngân hàng có mức lãi suất hợp lý nên kho bạc là khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Hàng năm ngân hàng nhận được rất nhiều tiền gửi từ kho bạc Vũng Liêm cụ thể năm 2007 là 39.941 triệu chiếm 23,4%, sang năm 2008 là 39.937 triệu giảm nhẹ so với năm 2007 với tỷ lệ là 0.01%, đến năm 2009 tiền gửi sụt xuống còn 30.000 triệu chiếm 12,06% trong tổng nguồn vốn huy động. So với năm 2008 thì năm 2009 tiền gửi giảm với tỷ lệ 24,88% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân của sự sụt giảm liên tục qua 3 năm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn chính phủ hạn chế cấp ngân sách cho kho bạc nên khoản tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh.

4.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đây là khoảng tiền gửi chiếm không nhiều trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể năm 2007 là 14.000 triệu ( tỷ trọng 8,2%), sang năm 2008 tiền gửi tổ chức kinh tế là 139.000 triệu tăng mạnh so với năm 2007 là 125 triệu tương ứng với tỷ lệ 892,86%. Năm 2008, mặc dù nền kinh tế nước ta diễn ra khá biến động và phức tạp nhưng giá cả hàng hóa trong nước vẫn tăng mạnh, mặt khác do giá dầu thô và giá nguyên liệu đầu vào giảm nên lợi nhuận từ đầu tư tăng dẫn đến đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng đồng thời lãi suất tiền gửi cũng tăng nên đã thu hút được lượng tiền gửi ngân hàng tăng mạnh. Nhưng sang năm 2009 có sự sụt giảm rõ rệt, năm 2009 tiền gửi là 98.000 triệu giảm 41.000

GVHD:PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Trúc Linh triệu tương ứng 29,5 %. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 nhiều doanh nghiệp, công ty làm ăn không hiệu quả, một số bị phá sản, giải thể. Người nông dân mất đi một phần thị trường tiêu thụ làm thu nhập giảm đi vì thế lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng cũng giảm theo.

4.1.3 Tiền gửi của dân cư

Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Trong 3 năm qua thì tiền gửi tiết kiệm từ dân cư vào ngân hàng có mức tăng trưởng cao cụ thể năm 2007 là 114.103 triệu chiếm tỷ trọng 66,68%. Sang năm 2008 khoản tiền gửi tăng lên từ 114.103 triệu (2007) lên 194.362 triệu túc là tăng 80.259 triệu tương ứng với tỷ lệ 70,34%. Tiếp tục đến năm 2009 khoản tiền gửi này lại tiếp tục tăng một cách đáng kể. Năm 2009 tiền gửi của cư dân là 207.210 triệu tăng 12.848 triệu (6,61%) so với năm 2008. Trong đó tiền gửi khơng kỳ hạn tăng giảm không ổn định. Năm 2008: (10.314 triệu) giảm so với năm 2007:(13.744 triệu) 3.430 triệu. Sang năm 2009 thì khoản tiền gửi KKH này tăng lại 1.165 triệu tương ứng với tỷ lệ 11,30%. Ngược lại khoảng tiền gửi CKH thì lại tăng liên tục qua 3 năm: 2007 là 99.145 triệu sang năm 2008 là 178.292 triệu tăng 79.147 triệu với tốc độ tăng là 79,83% . Đến năm 2009 thì khoản tiền gửi CKH này lại tăng 1.165 triệu so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,35 %. Sở dĩ tiền gửi từ dân cư tăng nhanh như vậy qua các năm là do người dân đã hòa nhập với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi gia nhâp WTO nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân được nâng cao, hiện nay một số hộ làm ăn có hiệu quả vươn lên khá giàu, thừa tiền trong sản xuất nên họ có xu hướng gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ và được hưởng lãi, điều này cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng

4.1.4 Vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá

Ngồi nguồn vốn nói trên ngân hàng cịn huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất phù hợp nên lượng tiền mà ngân hàng thu hút được qua việc phát hành chứng từ có giá cũng tương đối cao, nhưng khoản tiền này không ổn định tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2007 huy động được 16.598 triệu chiếm 9,73%

trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2008 thì giảm xuống cịn 2.690 triệu tức là giảm 13.908 triệu với tốc độ giảm là 83,79% so với năm 2007. Đến năm 2009 nguồn vốn huy động này tăng lên 11.342 triệu chiếm 9,73% trong tổng nguồn vốn so với năm 2008 tăng 8.652 triệu với tốc độ tăng là 321,64%.

4.1.5 Tiền gửi khác

Ngoài nguồn vốn tự huy động từ kho bạc, tiền gửi tiết kiệm của người dân và phát hành chứng từ có giá thì ngân hàng cịn huy động dưới nhiều hình thức khác như: tiền gửi thanh tốn khác, từ tổ chức tín dụng khác,… khoảng tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng được sử dụng rộng rãi, ngày xưa người dân chủ yếu giao dịch và thanh toán với nhau bằng tiền mặt nhưng vào những năm gần đây với sự phát triển của đất nước việc giao dịch tiền gửi thông qua ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến. Cụ thể năm 2007 ngân hàng huy động được 1.214 triệu chiếm 0,71%, sang năm 2008 vốn huy động tăng lên được 5.756 triệu tức tăng 4.542 triệu chiếm tỷ lệ 374,14% so với năm 2007, đến năm 2009 khoản tiền gửi này tiếp tục tăng mạnh, năm 2009 huy động được 13.258 triệu chiếm tỷ trọng 5,33 % trong tổng nguồn vốn, tăng 7.502 triệu với tỷ lệ 130,33% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đầu tư hoạt động gửi tiền thanh toán qua máy, hiện ở huyện Vũng Liêm có 5 máy rút tiều tự động vì lợi thế này nên thu hút ngày càng nhiều lượng tiên gửi vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)