2.2. Thực tiễn thực thi quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình và đề
2.2.1. Thực thi quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình
Hoạt động quảng cáo nói chung phải tuân thủ các yêu cầu về nội dung quảng cáo để đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng, khơng gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Hiện nay, pháp luật về quảng cáo không có quy định riêng về nội dung quảng cáo trên truyền hình. Do đó, các yêu cầu về nội dung quảng cáo trên truyền hình thực hiện theo các quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo nói chung. Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 quy định: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, khơng gây thiệt
12Khoảng thời gian này được tính dựa trên tốc độ đọc trung bình của một số biên tập viên thường xuyên dẫn chương trình thời sự 19 giờ hàng ngày trên kênh VTV1 và VTV3. Chẳng hạn trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 23/8/2018 biên tập viên Hoài Anh (Nguyễn Thị Hoài Anh) có tốc độ đọc trung bình từ 13 đến 17 từ trong 04 giây và trung bình từ 17 đến 21 từ trong 05 giây (Thời sự VTV1 19h hôm nay ngày 23/8/2018, https://www.youtube.com/watch?v=TUx_p0m_oXM.)
hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt”. Cụ thể:
Thứ nhất, những nội dung bị cấm quảng cáo: Điều 7 Luật Quảng cáo 2012
quy định không được quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau: (i) Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; (ii) Thuốc lá; (iii) Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; (iv) Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; (v) Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; (vi) Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; (vii) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; (viii) Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế. Luật Quảng cáo 2012 quy định cấm quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nêu trên là hợp lý, thể hiện tinh thần bảo vệ lợi ích chung của xã hội, đề cao quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, một số quy định nêu trên đã bộc lộ một số bất cập. Cụ thể:
Một là, Luật Quảng cáo 2012 tại khoản 4 Điều 7 cấm quảng cáo đối với sản
phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Quy định này nhìn chung là hợp lý vì khoa học đã chứng minh trẻ chỉ có thể phát triển tồn diện khi được bú sữa mẹ đầy đủ, việc quy định như vậy sẽ giúp các bà mẹ nhận thức được đúng đắn vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có khơng ít trường hợp bà mẹ khơng có sữa cho con bú từ nhỏ nên trong những trường hợp như vậy việc có thơng tin về những sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là rất cần thiết. Do đó, việc quy định cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là chưa thật sự thỏa đáng và bao quát hết các trường hợp, vừa không đáp ứng được nhu cầu thông tin về sản phẩm cho những bà mẹ khơng có sữa cho con bú, vừa hạn chế sự phát triển của các nhà sản xuất sản phẩm sữa dành đối tượng này.
Hai là, Luật Quảng cáo 2012 tại khoản 3 Điều 7 chỉ cấm quảng cáo rượu có
rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ13. Điều này có nghĩa rằng bia và rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ được tự do quảng cáo trên mọi loại phương tiện quảng cáo, trong đó có quảng cáo trên truyền hình (miễn là tuân thủ các quy định khác có liên quan của pháp luật). Nếu nhìn nhận quy định nêu trên của Luật Quảng cáo với những hậu quả mà việc sử dụng bia, rượu gây ra cho xã hội Việt Nam, cũng như so sánh với một số quy định tương đương của pháp luật nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, cho thấy quy định của Luật Quảng cáo chưa hợp thật sự hợp lý. Cụ thể:
- Theo kết quả điều tra diện rộng của Bộ Y tế Việt Nam14 cho thấy: Tính đến
tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỉ lít (năm 2010 là 2,4 tỉ lít) và 70 triệu lít rượu có nhãn mác, chưa kể khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu trong dân. Nếu tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ này. Với lượng rượu bia sử dụng gia tăng nhanh chóng, Việt Nam đã “vươn lên” top 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới. Đáng lưu ý, có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu bia, đây là con số cao nhất thế giới, gấp gần 02 lần mức trung bình. Trong gần 18.500 bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% vẫn tham gia giao thông 02 giờ sau khi uống rượu bia. Khi tăng 01% chi tiêu bình quân cho rượu bia thì sẽ tăng 0,85% số ca tử vong do tai nạn giao thông, tăng 0,61% số ca bị thương và và 0,37% số ca bị xơ gan. Từ các số liệu trên cho thấy tình trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Và việc sử dụng rượu, bia ở mức cao đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Việt Nam. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do các sản phẩm bia được quảng cáo quá nhiều trên truyền hình. Nhiều quảng cáo bia thường cố tình hay vô ý đánh đồng việc uống bia với việc thể hiện đẳng cấp hoặc phong cách của người sử dụng. Tuy chưa có số liệu khảo sát và đánh giá cụ thể, nhưng bằng quan sát có thể thấy việc các sản phẩm bia được quảng cáo quá thường xuyên trên truyền hình rõ ràng có tác động mạnh tới xu hướng sử dụng bia của nhiều người, đặc biệt là người chưa thành niên.
13Bia và rượu đều là thức uống có chứa cồn (Alcohol), đều trải qua công đoạn lên men và đều có khả năng gây say, tác động tới thể trạng, thần kinh của người uống ở một mức độ nhất định tùy theo lượng uống và cách uống. Tuy nhiên, chúng khác nhau trước hết và chủ yếu ở nguyên liệu và quy trình chế biến (Theo “Sự
giống và khác nhau của bia và rượu”, https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/su-giong-va-khac- nhau-cua-bia-va-ruou-1047828(01/10/2018)).
14 Thúy Hạnh (2018), Đàn ông Việt uống rượu bia nhiều nhất thế giới, http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc- khoe-24h/dan-ong-viet-uong-ruou-bia-nhieu-nhat-the-gioi-329874.html(01/10/2018).
- Vì quảng cáo rượu, bia nói chung, quảng cáo rượu bia trên trùn hình nói riêng có tác động mạnh đến việc lựa chọn sử dụng rượu, bia, đặc biệt đối với những người trong độ tuổi thanh thiếu niên. Do đó, một số quốc gia phát triển trên thế giới đã đặt ra nhiều quy định về việc không cho phép quảng cáo rượu, bia trên một số
loại phương tiện quảng cáo, trong đó có trùn hình. Ví dụ15: Năm 2012 Nga đã ban
hành quy định cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên trùn hình (khơng phân biệt nồng độ cồn); Từ năm 1991 Pháp đã đặt ra quy định cấm quảng cáo đồ uống có nồng độ cồn từ 1,2% trở lên trên truyền hình; Na Uy và Iceland từ năm 1972 cũng đã cấm quảng cáo đồng uống có cồn (khơng phân biệt nồng độ cồn) trên truyền hình… Cho đến những năm gần đây các quy định nêu trên đã giúp Pháp giảm được 25% lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ, cịn tại Iceland tỷ lệ say xin đã được giảm tới 90%... Như vậy, việc cấm quảng cáo rượu, bia không phân biệt nồng độ cồn hoặc chỉ cho phép quảng cáo đồ uống có cồn với nồng độ cồn thấp (chẳng hạn tại Pháp đồ uống có cồn có nồng độ cồn dưới 1,2% mới được phép quảng cáo) đã được nhiều quốc gia áp dụng và điều đó đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội những nước này. Trong khi đó, tại Việt Nam việc tiêu thụ rượu, bia quá nhiều đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội, nhưng rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ và tất cả các loại bia đều được tự do quảng cáo trên mọi loại phương tiện quảng cáo (trong đó có truyền hình) là điều không hợp lý.
Thứ hai, về nội dung quảng cáo trong trường hợp quảng cáo các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Vấn đề này hiện được quy định rõ từ Điều 3 đến Điều 12 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 181/2013/NĐ-CP). Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy định của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP gồm: Thuốc; mỹ phẩm; thực phẩm, phụ gia thực phẩm; hóa chất, chế phẩm diệt cơn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; trang thiết bị y tế; sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi. Riêng về quảng cáo thuốc, hiện nay quy định về nội dung quảng cáo của loại sản phẩm này chịu sự điều
15Hà Thu (2018), Những nước cấm quảng cáo bia rượu trên thế giới, https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/quoc-te/nhung-nuoc-cam-quang-cao-bia-ruou-tren-the-gioi-3754976.html (01/10/2018).
chỉnh của Luật Dược 2016 và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, mà khơng cịn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
Trong thực tế việc thực hiện các quy định về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có phát sinh một vấn đề bất cập. Theo đó, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP quy định khi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây: (i) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ”; (ii) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
Tuy nhiên, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP khi quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ lại không quy định những nội dung nêu trên.