Xuất hoàn thiện quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên truyền hình (Trang 30 - 33)

2.2. Thực tiễn thực thi quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình và đề

2.2.2.xuất hoàn thiện quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình

Dựa trên một số bất cập trong các quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình, dưới đây đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về nội dung quảng cáo trên truyền hình. Cụ thể:

Thứ nhất, Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia16 tại khoản 2 Điều 8 quy định: (i) Nghiêm cấm quảng cáo trên tất cả các phương tiện quảng cáo đối với rượu, bia từ 15 độ trở lên; (ii) Nghiêm cấm quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trên phương tiện giao thông, công trình giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời, chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác có đối tượng trẻ em, trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử trừ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia. Quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; hạn chế hình ảnh uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình. Như vậy, theo Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì về cơ bản không được phép quảng cáo về rượu, bia (khơng phân biệt nồng độ cồn) trên trùn hình. Tuy nhiên, có một ngoại lệ cho quy định cấm nêu trên, theo đó, được phép quảng cáo rượu, bia có nồng độ cồn dưới 15 độ trên báo hình (là một sản phẩm của truyền hình) từ sau 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau.

Vào ngày 20/8/2018, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức

hội nghị cho ý kiến ban đầu về Dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia17. Tại hội

nghị nêu trên, có nhiều ý kiến phản đối các quy định cấm hoặc hạn chế quảng cáo rượu, bia có nồng độ cồn dưới 15 độ (các ý kiến này chủ yếu đến từ đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia, rượu). Theo đó, lý do chủ yếu mà các ý kiến phản đối đưa ra là việc cấm hoặc hạn chế quảng cáo rượu, bia sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp đang có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và các ngành liên quan. Người viết cho rằng ý kiến nêu trên có thể đúng, nhưng chưa thật sự hợp lý. Bởi những thiệt hại (nếu có) của việc cấm hoặc hạn chế quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện quảng cáo nói chung, trên trùn hình nói riêng là “chi phí” đánh đổi cần thiết để đạt được những mục tiêu xã hội khác cao hơn, như giảm tai nạn giao thông, giảm bệnh tật… do rượu, bia gây ra. Vì vậy, người viết cho rằng quy định của Dự thảo là hợp lý và rất cần thiết cho các mục tiêu giảm tác hại của rượu, bia của Việt Nam.

Thứ hai, khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 nên được sửa đổi theo hướng

thay vì cấm hồn tồn việc quảng cáo đối với các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, thì nên cho phép quảng cáo, nhưng cần quy định ngồi thơng tin bắt buộc “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển tồn diện của trẻ

nhỏ”, cịn phải thể hiện thông tin khuyến cáo “Chỉ nên mua sản phẩm trong trường hợp bà mẹ khơng có sữa hoặc có những khơng đủ cho con bú”.

17 Trần Thủy (2018), Rượu bia chuyển hết quảng cáo ra nước ngoài, http://vietnamnet.vn/vn/kinh- doanh/dau-tu/trong-nuoc-cam-ruou-bia-chuyen-quang-cao-ra-nuoc-ngoai-472883.html(01/10/2018).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Các quy định về hình thức và nội dung quảng cáo trên trùn hình có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của người quảng cáo và người phát hành quảng cáo, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi cho thấy một số quy định về hình thức và nội dung quảng cáo đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập:

Thứ nhất, pháp luật không quy định chặt chẽ cách thức thể hiện các khuyến

cáo khi quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa, thức ăn bổ sung dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi... dẫn đến tình trạng khơng đọc hoặc đọc quá nhanh các thông tin khuyến cáo khi quảng cáo các sản phẩm nêu trên. Do đó, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định nêu trên.

Thứ hai, Luật Quảng cáo 2012 cho phép quảng cáo bia (không phân biệt

nồng độ cồn), rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ trên truyền hình. Quy định này không phù hợp với những hậu quả mà bia, rượu gây ra cho xã hội Việt Nam thời gian qua, đồng thời nó cũng tỏ ra không phù hợp với xu hướng cấm quảng cáo rượu, bia trên truyền hình của nhiều quốc gia trên thế giới. Luật Quảng cáo cấm tuyệt đối quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi. Việc cấm tuyệt đối như vậy đã không bảo vệ được quyền lợi của các bà mẹ khơng có hoặc khơng có đủ sữa cho con bú tiếp cận các thơng tin cần thiết. Vì vậy, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo đề hoàn thiện các quy định nêu trên.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình được quy định tập trung trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (sauđây gọi tắt là Nghị định số 158/2013/NĐ-CP). Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ. Vì nội dung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP rộng và cũng để phù hợp với những nội dung đã được đề cập trong 02 chương trước của luận văn, Chương này chỉ đề cập đến quy định tại các Điều 50, 51, 58, điểm a khoản 2 Điều 68, khoản 1 Điều 70, khoản 1 và khoản 2 Điều 73 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có liên quan đến quảng cáo trên truyền hình.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên truyền hình (Trang 30 - 33)