3.1. Thực tiễn thực thi quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên
3.1.2. xuất hoàn thiện quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên
trên truyền hình
Dựa trên một số bất cập đã nêu, dưới đây đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình. Cụ thể:
Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
nên bổ sung quy định từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày, không được quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên truyền hình. Việc bổ sung quy định này nhằm tạo sự thống nhất giữa Luật Quảng cáo 2012 với điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.
Thứ hai, nên sửa điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP
như sau: “Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh
chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt q 10% chiều cao màn hình hoặc gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình”. Việc thay đổi như vậy nhằm phù hợp với tinh thần của quy định tại
Thứ ba, Điều 73 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP nên bổ sung thêm hai hành
vi sau: (i) Không đọc rõ ràng nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và
sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” trong phần đầu của quảng cáo thức ăn bổ sung
dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; (ii) Không đọc rõ ràng nội dung “Sản phẩm này là
thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”
trong khi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Việc bổ sung hai hành vi nêu trên nhằm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình vú và vú ngậm nhân tạo.
Thứ tư, Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP nên bổ sung các quy định về
tiêu chí để xác định thế nào là hành vi quảng cáo: (i) Thể hiện định kiến về giới; (ii) Có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; (iii) Có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3.2. Thực tiễn thực thi quy định về mức phạt tiền đối với hành vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình và đề xuất hồn thiện
3.2.1. Thực thi quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình được quy định cụ thể tại các điều khoản có liên quan của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Tìm hiểu các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về mức phạt tiền cho thấy có hai vấn đề bất cập sau:
Thứ nhất, về cơ bản mức phạt tiền cho các hành vi vi phạm hành chính về
quảng cáo trên truyền hình đang được quy định ở mức thấp hoặc rất thấp so với số lợi (có thể) thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên truyền hình. Do đó, khả năng phòng ngừa và răn đe đối với các chủ thể có liên quan khơng cao. Có thể chứng minh nhận định trên qua một số quy định cụ thể sau:
Một là, điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà khơng có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. Với hành vi quảng cáo này, người quảng cáo có thể thu được rất nhiều lợi ích vì bán được hàng hóa hoặc cung ứng được dịch vụ của mình do khách hàng nghĩ rằng hàng hóa hoặc
dịch vụ được quảng cáo thật sự là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”... trên thị trường, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Rõ ràng với mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng (mức phạt trung bình là 15 triệu đồng) là quá thấp so với số lợi (có thể)
thu được, do đó giá trị răn đe đối với người quảng cáo20 là không đáng kể.
Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo hình mà khơng có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác. Quảng cáo nhưng không có nội dung để nhận biết đây là chương trình quảng cáo có thể dẫn đến những hiểu lầm cho người xem. Điều này dù cố ý hay vơ tình đều (có thể) đem lại nhiều lợi ích hơn cho người quảng cáo. Tuy nhiên, mức phạt trong trường hợp này cũng chỉ dừng lại từ 5 đến 10 triệu đồng (mức phạt trung bình là 7,5 triệu đồng), rõ ràng là quá thấp.
Hai là, điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định
phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt q 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình. Theo bảng giá quảng cáo của loại hình nêu trên (còn gọi là Popup) trên kênh VTV3 cập nhật ngày
17/4/201821 trong khung giờ từ 19 giờ 55 phút đến 20 giờ có mức giá là 7.500.000
đồng cho 10 giây quảng cáo. Như vậy, trong khoảng 5 phút quảng cáo Popup trong khung giờ trên sẽ thu được 225.000.000 đồng. Trong khi đó, với loại hình quảng cáo này sẽ khơng tính vào thời lượng quảng cáo của kênh truyền hình. Do đó, rõ ràng mức phạt trung bình 40.000.000 đồng cho một trong các hành vi vi phạm nêu trên có tác động khơng đáng kể tới doanh thu của đài trùn hình. Vì vậy, tính răn đe đối với đài trùn hình (tức là người phát hành quảng cáo) rất thấp.
Ba là, điểm a khoản 3 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng khơng phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo. Theo bảng giá quảng cáo trên kênh
VTV1 cập nhật ngày 05/4/201822 thì tùy theo khung giờ khác nhau sẽ có mức giá
20Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 thì người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
21 Trung tâm Dịch vụ quảng cáo BVAD (2018), Bảng giá quảng cáo Popup kênh VTV3, http://bvad.info/san- pham/bang-gia-quang-cao-popup-kenh-vtv3/(01/10/2018).
quảng cáo khác nhau. Mức thấp nhất cho quảng cáo trong thời gian 30 giây trong bảng giá là 10.000.000 đồng và mức cao nhất là 100.000.000 đồng cho cùng thời gian đó. Giả sử ta lấy mức thấp nhất để tính thì trong khoảng 10% thời gian quảng cáo trong ngày trên kênh VTV1 sẽ thu được ít nhất 2.230.000.000 đồng. Như vậy, nếu vượt 1% thời lượng quảng cáo sẽ thu thêm được ít nhất 223.000.000 đồng...
Trong thời gian ngắn trở lại đây mức giá quảng cáo trên trùn hình có sự gia tăng “đột biến” xoay quanh các khung giờ liền trước, trong và liền sau các sự kiện thể thao (chủ yếu là các trận đấu bóng đá nam). Chẳng hạn, vào ngày 28/6/2018 Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình - Đài trùn hình Việt Nam (TVad) cơng bố điều chỉnh đơn giá quảng cáo trận Chung kết và lễ bế mạc FIFA World Cup 2018 phát trên kênh VTV6 và VTV2. Cụ thể, mức giá cao nhất dành cho 30 giây quảng cáo trong trận chung kết diễn ra ngày 15/7/2018 là 800 triệu đồng, 20 giây quảng cáo trận chung kết có giá 600 triệu đồng, 15 giây có giá 480 triệu đồng và 10 giây có giá 400 triệu đồng. Như vậy, một phút quảng cáo trong trận
chung kết có giá từ 1,6 tỷ đến 2,4 tỷ đồng23. Mới đây nhất, vào ngày 25/8/2018 Đài
truyền hình Kỹ thuật số VTC (thuộc VOV) vừa phát đi thông báo về đơn giá quảng cáo mới cho trận đấu Việt Nam - Syria tại vòng Tứ kết Asiad 2018 diễn ra vào ngày 27/8/2018. Theo đó, mỗi suất chiếu (slot) thời lượng 30 giây trên kênh VTC1 và VTC3 có giá 250 triệu đồng, tăng 100 triệu so với trận trước của tuyển Việt Nam tại
vòng 1/824. Sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Syria tối 27/8/2018, Đài
trùn hình Kỹ thuật số VTC thơng báo25, tiếp tục tăng giá quảng cáo cho trận đấu
Việt Nam - Hàn Quốc tại vòng Bán kết Asiad 2018 diễn ra chiều ngày 29/8/2018.Theo đó, mỗi suất chiếu (slot) thời lượng 30 giây trên kênh VTC1, VTC3 sẽ có giá 450 triệu đồng. Các slot thời lượng 10 giây, 15 giây, 20 giây có giá lần lượt là 225 triệu, 270 triệu và 337,5 triệu đồng.
Như vậy, so với mức giá quảng cáo trên truyền hình (số lợi có thể thu được) nếu trên thì mức phạt từ 50 đến 100 triệu đồng là quá thấp và do đó giá trị răn đe không đáng kể trong trường hợp đài trùn hình có hành vi vi phạm quy định về
23Kiều Linh (2018), VTV tăng giá quảng cáo trận chung kết World Cup lên gấp đôi,
http://vneconomy.vn/vtv-tang-gia-quang-cao-tran-chung-ket-world-cup-len-gap-doi- 20180628141410658.htm(01/10/2018).
24Anh Tú (2018), 250 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo trận Việt Nam – Syria,
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/250-trieu-dong-cho-30-giay-quang-cao-tran-viet-nam- syria-3798053.html(01/10/2018)
25 Anh Tú (2018), Gần nửa tỷ đồng cho 30 giây quảng cáo trận Việt Nam - Hàn Quốc,
https://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/tin-tuc/gan-nua-ty-dong-cho-30-giay-quang-cao-tran-viet-nam-han- quoc-3799437.html(01/10/2018).
thời lượng quảng cáo. Cũng vậy, các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 3 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Bốn là, điểm a khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 70 Nghị định số
158/2013/NĐ-CP đều quy định phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc những không đọc rõ khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng trước khi dùng” và quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không đọc rõ ràng
nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và khơng có tác dụng thay
thế thuốc chữa bệnh”. Việc khơng đọc rõ ràng hai thơng tin nêu trên có thể gây ra
nhiều hậu quả cho người tiếp nhận quảng cáo dù các chủ thể có liên quan có thể khơng cố ý thực hiện hành vi nêu trên. Tuy nhiên, mức phạt từ 05 đến 10 triệu đồng là q thấp, vì vậy tác dụng phịng ngừa và răn đe không cao. Như mục 3.1.1 có đề cập, trường hợp của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long bị phạt vì vi phạm cả hai hành vi nêu trên. Nhưng mức tiền phạt cho mỗi hành vi chỉ là 7,5 triệu đồng.
Trong khi đó, theo bảng giá quảng cáo mới được công bố gần đây nhất cho thấy26,
dù chỉ là một đài truyền hình địa phương, nhưng mức giá quảng cáo trên Đài truyền hình Vĩnh Long rất cao. Theo đó, mức giá quảng cáo cao thấp tùy vào khung giờ và thời lượng quảng cáo. Tuy nhiên, mức giá trung bình cho 30 giây quảng cáo trên Đài truyền hình Vĩnh Long khoảng 40 triệu đồng, mức cao nhất trong một số khung giờ có chương trình giải trí lên đến 150 triệu đồng. So với mức giá quảng cáo như trên, việc Đài truyền hình Vĩnh Long chỉ bị phạt 7,5 triệu đồng cho mỗi hành vi là rất thấp, tính răn đe khơng cao.
Hai là, mức phạt được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP không
chỉ thấp mà cịn mang tính cào bằng, chưa phân hóa được tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên truyền hình. Chẳng hạn, điểm a, g khoản 3 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng cho hành vi quảng cáo vượt tổng thời lượng quảng cáo cho phép mà không quan tâm là vượt bao nhiều phần trăm thời lượng cho phép. Trong khi đó, số phần trăm thời lượng vượt so với thời lượng cho phép như đã phân tích sẽ quyết định số lợi thu được nhiều hay ít. Chẳng hạn, theo tính tốn ở đoạn trên, trong điều kiện bình thường (khơng tính trường hợp có sự tăng giá quảng cáo đột biến như trường hợp diễn ra World Cup 2018 hoặc Asiad 2018) nếu tăng thêm 1% thời lượng cho phép thì kênh VTV1 sẽ thu được 233 triệu đồng, nhưng nếu tăng 10% thì só lợi
26Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long (2018), Bảng giá quảng cáo, http://www.thvl.vn/?page_ id=708046(01/10/2018).
thu được sẽ là 2,333 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì vượt 1% hay 10% đều chịu chung một khung xử phạt tối thiều 50 triệu đồng và tối đa 100 triệu đồng. Tương tự như vậy, điểm e khoản 3 Điều 58 quy định phạt từ 50 đến 100 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài trùn hình mà không quan tâm mức vượt quy định đó là bao nhiêu....
Ngoài ra, giữa các đài trùn hình khác nhau sẽ có mức giá quảng cáo khác nhau, tức là số lợi thu được từ hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên truyền hình sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức phạt theo quy định giữa các đài truyền hình lại giống nhau. Rõ ràng đây cũng là điều khơng hợp lý về mức phạt, nói cách khác mức phạt chưa đảm bảo tính cơng bằng giữa các đài truyền hình. Chẳng hạn, mức giá quảng cáo trên một số đài truyền hình trung ương (VTV1, VTV3...) hoặc đài truyền hình điạ phương như Đài truyền hình Vĩnh Long đã nêu là rất cao. Nhưng nhiều đài truyền hình địa phương không được “may mắn” như vậy, nhiều đài truyền hình địa phương có mức giá quảng cáo rất thấp. Chẳng hạn, mức giá quảng cáo trên Đài truyền hình Quảng cáo áp dụng từ đầu năm 2017 đến nay (28/8/2018)27 chỉ giao động từ 03 - 11,25 triệu đồng/30 giây quảng cáo không phân biệt khung giờ. Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên trùn hình khơng chỉ thấp mà cịn chưa đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng bị xử phạt.
3.2.2. Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về mức phạt tiền đối với hành vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình
Dựa trên một số bất cập đã nêu, dưới đây đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình. Cụ thể:
Thứ nhất, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP nên được sửa đổi theo hướng quy
định tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình. Đối với những hành vi vi phạm không xác định được hoặc rất khó để có thể xác định được số lợi bất chính thu được do hành vi trái pháp luật thì nên quy định khung phạt cố định, nhưng cần tăng lên nhiều lần so với hiện nay nhằm gia tăng tính phịng ngừa và răn đe của các quy định. Đối với những hành vi vi phạm trong khả năng có thể xác định được số lợi bất chính thu được từ hành vi trái pháp luật thì mức phạt nên được tính dựa trên số lợi bất chính thu được, nhưng cần có
27Trung tâm Dịch vụ quảng cáo BVAD (2017), Quảng cáo truyền hình Quảng Bình – Bảng giá 2017,