Thực thi quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên truyền hình (Trang 33 - 36)

3.1. Thực tiễn thực thi quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên

3.1.1.Thực thi quy địnhhành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình

cáo trên truyền hình và đề xuất hồn thiện

3.1.1. Thực thi quy định hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình truyền hình

Thứ nhất, qua tìm hiểu cho thấy một số quy định đối với hành vi vi phạm

hành chính về quảng cáo trên truyền hình quy định tại Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể:

Một là, quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh

chuyển động mà sản phẩm quảng cáo khơng đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình. Quy định này xuất phát từ quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012. Tuy nhiên, cách diễn đạt của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có thể dẫn đến một số cách hiểu không phù hợp với tinh thần của Luật Quảng cáo 2012. Theo đó, đọc khoản 5 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012 có thể thấy Luật yêu cầu ba vấn đề mang tính độc lập sau: (i) Sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình; (ii) Khơng q 10% chiều cao màn hình; (iii) Khơng làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Trong khi đó, đọc điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có thể thấy văn bản này ghép yêu cầu (ii) và yêu cầu (iii) của Luật Quảng cáo vào thành một hành vi vi phạm. Đó là hành vi “quảng cáo quá

10% màn hình và làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình”. Có cách hiểu này vì từ “và” khi được sử dụng trong điểm a khoản 2 Điều 58 đã khiến cho quy định được hiểu là nếu quảng cáo vượt quá 10% màn hình nhưng khơng làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình, hoặc quảng cáo gây ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình nhưng khơng vượt q 10% màn hình thì đều không phải là hành vi vi phạm. Rõ ràng, điều này không phản ánh đúng tinh thần của Luật Quảng cáo 2012.

Hai là, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP tại điểm b khoản 2 Điều 58 quy định

phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Đây là một quy định hợp lý của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP như đã được luận văn đề cập tại mục 1.1.1. Tuy nhiên, quy định này lại không thống nhất với Luật Quảng cáo 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Theo đó, Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP đều không có quy định nào cấm quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày trên truyền hình. Điều này vừa thể hiện sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, mà cịn có thể dẫn đến các rắc rối pháp lý nếu đối tượng bị xử phạt khiếu nại quyết định xử phạt của chủ thể có thẩm quyền với lý do Luật Quảng cáo 2012 (có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP (ban hành và có hiệu lực sau Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) đều khơng có điều khoản nảo quy định cấm quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày trên truyền hình.

Thứ hai, các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên trùn hình quy

định tại điểm a khoản 2 Điều 68, khoản 1 Điều 70, khoản 1 và khoản 2 Điều 73 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Cụ thể, gồm các hành vi sau:

Một là, không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên báo hình. Hành vi

này được quy định phù hợp với điểm e khoản 2 Điều 3 Nghị định số 181/2013/NĐ- CP trước đây và điểm k khoản 2 Điều 125 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật

Dược hiện nay. Trong thực tế đã có một số trường hợp bị xử phạt vì hành vi nêu trên, chẳng hạn như vào ngày 10/01/2015 Cục Phát thanh, Trùn hình và Thơng tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long vì hành vi không thực hiện đọc to rõ ràng khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên báo hình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 68 Nghị định

số 158/2013/NĐ-CP18.

Hai là, không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này khơng phải là thuốc và khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm

chức năng trên báo hình. Hành vi này được quy định phù hợp với khoản 5 Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. Trong thực tế đã có một số trường hợp bị xử phạt vì thực hiện hành vi vừa nêu. Điển hình mới đây cũng là trường hợp của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long vào ngày 10/01/2015 bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi không thực hiện đọc rõ ràng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và

khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng

trên báo hình theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP19.

Ba là, Điều 73 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi

phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ. Các hành vi được quy định phù hợp với Điều 8 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, Điều 73 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đã bỏ sót các quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ quy định kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình vú và vú ngậm nhân tạo. Theo đó, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP quy định việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây: (i) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”; (ii) Nội dung quảng cáo phải

nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng

cho trẻ trên 06 tháng tuổi”. Như vậy, Điều 73 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP

18 TTXVN (2015), Phạt đài Vĩnh Long 85 triệu đồng vì sai phạm quảng cáo truyền hình,

https://baomoi.com/phat-dai-vinh-long-85-trieu-dong-vi-sai-pham-quang-cao-truyen-hinh/c/15708898.epi (01/10/2018).

19TTXVN (2015), Phạt đài Vĩnh Long 85 triệu đồng vì sai phạm quảng cáo truyền hình,

https://baomoi.com/phat-dai-vinh-long-85-trieu-dong-vi-sai-pham-quang-cao-truyen-hinh/c/15708898.epi (01/10/2018).

không quy định hành vi không thể hiện hai khuyến cáo nêu trên khi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi trên truyền hình là hành vi vi phạm pháp luật, nên trên thực tế nếu các quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi được phát trên trùn hình khơng tn thủ các quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP sẽ không bị xử phạt. Điều này là chưa hợp lý và thể hiện sự bất cập của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

Thứ ba, các hành vi vi phạm hành chính khi quảng cáo trên truyền hình quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định tại Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Các hành vi này được quy định phù hợp với Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Tuy nhiên, như đã đề cập tại mục 2.2.1 của luận văn, một số quy định đã bộc lộ một số hạn chế. Theo đó, Điều 51 cấm tuyệt đối việc quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Quy định này chưa hợp lý thể hiện ở hai điểm: (i) Chỉ cấm quảng cáo so sánh trực tiếp mà không cấm quảng cáo so sánh gián tiếp; (ii) Trong trường hợp quảng cáo so sánh trực tiếp đúng sự thật nhưng vẫn bị cấm, như vậy là chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi các quy định về quảng cáo trên truyền hình (Trang 33 - 36)