Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và khu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số thảm thực vật tự nhiên ở xã ký phú, huyện đại từ tỉnh thái nguyên làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 30 - 101)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.4.Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và khu

và khu vực nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở Thái Nguyên còn rất ít và tản mạn. Cuối năm 70, Sở Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu một số mô hình rừng trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc như mô hình Lim, Dẻ, Trám…ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ. Mô hình Bạch đàn hoặc Bạch đàn - Keo ở vùng hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ. Các mô hình này có hiệu quả kinh tế tốt đối với người dân, rừng đã được phục hồi. Năm 1986 – 1987 Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu một số mô hình nông lâm kết hợp, trong đó có mô hình cây màu xen cây công nghiệp (chè) hoặc cây màu trồng xen với cây ăn quả (Mít, Dứa…) ở xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đã có kết quả tốt [52].

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của quần hệ sa van cây bụi trên vùng đồi trung du Thái Nguyên, đã đưa ra một số loại hình khoanh nuôi phục hồi và một số mô hình rừng trồng (Lim, Dẻ, Trám…)[9].

Lê Ngọc Công (2004) đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến… [11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Xuân Quát (1995) nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô hình vườn chè tại các vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hoá mạnh của các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên [35].

Đặng Kim Vui (2002) [51] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê số họ và số loài thực vật ở từng giai đoạn phục hồi, đó là: giai đoạn phục hồi 1 – 2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 3 – 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 – 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 – 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.

Ở khu vực nghiên cứu (xã Ký Phú), các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật ở đây chưa có.

Nhằm bước đầu có số liệu về thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái (Hồ Gò Miếu). Đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả góp phần nghiên cứu giải quyết các yêu cầu đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Đại Từ là huyện trung du miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, có diện tích đất tự nhiên 57.790 ha, phía Đông giáp huyện Phú Lương, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Tây Bắc và Đông Nam giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Huyện Đại Từ nằm ở sườn đông núi Tam Đảo, có đường Quốc lộ 37 đi qua 8 xã, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 25 km.

Xã Ký Phú là khu vực nghiên cứu, có tổng diện tích tự nhiên là 1.949,62 ha nằm trong vành đai rừng quốc gia Tam Đảo, thuộc huyện Đại Từ, có ranh giới như sau:

+ Phía Tây giáp xã Văn Yên – Huyện Đại Từ. + Phía Bắc giáp xã Lục Ba – Huyện Đại Từ. + Phía Đông giáp xã Vạn Thọ – Huyện Đại Từ. + Phía Nam giáp xã Cát Nê – Huyện Đại Từ.

2.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Huyện Đại Từ nói chung và xã Ký Phú nói riêng đều có địa hình tương đối phức tạp, mang những đặc trưng của vùng trung du miền núi Đông Bắc, đồi núi có độ dốc vừa phải, nhiều cánh đồng rộng bằng phẳng xen lẫn những vùng đồi thấp, có 10 xã nằm dưới chân sườn đông của dãy núi Tam Đảo. Xã Ký Phú có địa hình tương đối bằng phẳng có chiều cao trung bình 27 đến 185m so với mực nước biển, núi cao nhất là 720m, phần đồi núi chủ yếu là núi đất.

2.1.3. Đất đai

Theo kết quả phúc tra do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện năm 2006 thì toàn huyện Đại Từ có các nhóm đất chính sau:

- Đất xám mùn trên núi : 16.400 ha chiếm 28,37% diện tích

- Đất feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% diện tích. - Đất feralit phát triển trên đất phù xa cổ: 13.036 ha chiếm 22,55% diện tích - Đất phù sa phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94% diện tích. Nhìn chung Đại Từ có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%, đất lâm nghiệp 45,13%, phi nông nghiệp 28%.

2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu: Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Đại Từ có nhiệt độ bình quân hàng năm 22- 250 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C, nhiệt độ cao nhất 38 – 390C. Xã Ký Phú mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mua khô và mùa mưa, nhiệt độ trung bình mùa khô là 18,50 C với số giờ nắng trung bình 4 giờ/ngày và nhiệt độ trung bình mùa mưa là 27,50C, số giờ nắng trung bình 7,5 giờ/ ngày.

* Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm, độ ẩm trung bình năm 70-80%. Hệ thống sông Công chảy chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam chiều dài qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nê, Quân Chu…cũng là nguồn nước quan trọng phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện.

Hồ đập: Hồ Núi Cốc với diện tích 769 ha, Gò Miếu 320 ha, Phượng Hoàng 124 ha. Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với diện tích khoảng 40-50 ha mỗi đập. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm toàn huyện tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Xã Ký Phú có lượng mưa bình quân mỗi tháng mùa mưa là 205,25mm, hồ Gò Miếu diện tích 320ha và nhiều khe, suối. Mạng lưới thuỷ lợi của xã có 86,7km kênh mương trong đó có 28,7 km kênh mương đã được kiên cố hoá đảm bảo cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.

- Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.

Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên

- Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít. Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.

- Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân, thiếc, chì, kẽm, vàng..., có rải rác ở các địa phương trong tỉnh.

- Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

- Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3

, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

2.1.6. Tài nguyên rừng

Đại Từ là huyện có diện tích đất lâm nghiệp là 28.021 ha trong đó diện tích rừng tự nhiên là 16.021, rừng trồng 11.999 ha, là huyện miền núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho hệ thực vật phát triển. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là ở vùng sườn Đông của dãy núi Tam Đảo. Thay vào đó chủ yếu là rừng thứ sinh gồm cây gỗ nhỏ, trung bình rừng tre, nứa ...

Xã Ký Phú thuộc khu vực nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.949,62 ha. Trong đó rừng tự nhiên có 375ha gồm: rừng gỗ có 121 ha; rừng tre nứa 17ha; rừng hỗn giao 237 ha và rừng trồng 219,4 ha.

Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.

2.2. Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu

2.2.1. Dân số, dân tộc

Dân số cuối năm 2009 toàn huyện Đại Từ có 168.807 hộ với 159.667 người, nữ chiếm 50,06% dân số. Trong đó:

- Nhân khẩu nông nghiệp: 148.490 người. - Nhân khẩu phi nông nghiệp: 11.177 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mật độ dân số trung bình: 276,29 người/km2

, phân bố khá đồng đều giữa các xã, tuy nhiên đông nhất ở trung tâm huyện và dọc Quốc lộ 37, ở các xã vùng sâu như Phúc Lương, Đức Lương, Minh Tiến mật độ dân 112 - 125 người/km2

.

- Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh chiếm 75% dân số; còn lại 25% là các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Sán Chí, Sán dìu, Hoa, Ngái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,41%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 2,1%).

Về trình độ lao động nhìn chung khá tốt. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng 87% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 97,8%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 85%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và trên Đại học 15%. Hầu hết số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài qua truyền thanh, truyền hình, internet, các hoạt động dịch vụ khác.

Tổng số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Ký Phú được nêu cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.1. Số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Ký Phú

TT Tên xóm Tổng số hộ

Tổng số khẩu

Trong đó dân tộc (theo khẩu) Kinh Tày Nùng Dao

1 Gió 347 1241 1203 18 12 8 2 Chuối 250 945 916 13 9 7 3 Duyên 231 864 838 9 11 6 4 Cạn 197 754 731 7 5 11 5 Soi 195 648 628 8 7 5 6 Cả 191 609 590 6 8 5 7 Dứa 175 575 557 4 3 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Đặn 2 164 507 491 5 4 7 9 Đặn 3 158 553 536 4 9 4 10 Đặn 1 155 465 451 3 4 7 Cộng 2063 7161 6941 77 72 71 (Nguồn: UBND Xã Ký Phú [55])

2.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm nghiệp của huyện Đại Từ đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân đạt gần 8%/năm.

Các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh như: cây chè, lúa, ngô, lạc, sắn, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân. Hệ số sử dụng đất hiện nay là 2,19 lần, đạt giá trị 20,3 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 65.922 tấn (năm 2003) lên 72.616 tấn (năm 2010). Sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu toàn huyện. Các mô hình chăn nuôi quy mô, tập trung ngày càng phát triển. Đàn lợn được duy trì ổn định ở mức 62.457 con, đàn bò tăng nhanh từ năm 2003 với số lượng hiện nay là 4.300 con, riêng đàn Trâu có xu hướng giảm với số lượng hiện nay là 16.556 con.

Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng khai thác sang trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng mới đạt từ 100 đến 150 ha rừng các loại.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Nhiều trang tại vừa và

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số thảm thực vật tự nhiên ở xã ký phú, huyện đại từ tỉnh thái nguyên làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 30 - 101)