Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số thảm thực vật tự nhiên ở xã ký phú, huyện đại từ tỉnh thái nguyên làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 88 - 89)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.4.2.Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật

- Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật hoang dã trái phép.

- Cho phép người dân được khai thác các lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống như củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc. Tuy nhiên, những việc làm này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm.

- Đề phòng và phòng chống cháy rừng: dựng chòi canh quan sát, làm đường ranh giới để phòng cháy rừng. Cấm đốt rừng để trồng chè ở khu vực gần rừng.

- Giao khoán rừng cho các cộng đồng địa phương, các cơ quan trong khu vực để họ có ý thức bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng.

- Cần có các biện pháp khảo sát, quy hoạch và xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở những vị trí thích hợp để giảm áp lực gia súc (trâu, bò, dê) thả rông vào trong rừng.

- Chính quyền các cấp cần có biện pháp kiên quyết để dẹp bỏ nạn khai thác vàng trái phép tập trung ở 5 xóm là Chuối, Gió, Dứa, Cạn và Soi. Đồng thời nghiêm cấm người dân đào bới đất rừng trái phép để khai thác quặng tại vùng giáp ranh giữa rừng của xã và rừng Quốc gia Tam Tảo cũng là một trong những nguyên nhân không những làm giảm và suy thoái diện tích rừng mà còn gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường sống xung quanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rừng oqr các thảm cây bụi thêm một số loại cây phù hợp với địa hình và điều kiện đất đai của địa phương nhằm nâng cao đời sống như Keo lai, Keo lá tràm vừa có tác dụng phòng hộ và lấy gỗ sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong một số thảm thực vật tự nhiên ở xã ký phú, huyện đại từ tỉnh thái nguyên làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 88 - 89)