4. Đóng góp mới của luận văn
4.3. Các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh họ cở KVNC
Ở Việt Nam, theo P.Maurand thì năm 1943 có 14,352 triệu ha rừng chiếm 43% diện tích đất nước [60]
Từ năm 1945 – 1975 nước ta mất 3 triệu ha, tỉ lệ che phủ của rừng giảm từ 43% (1943) xuống còn 38% (1975). Từ năm 1975 – 1995 tỉ lệ che phủ của rừng giảm xuống còn 28% (1995), cả nước chỉ còn khoảng 9,3 triệu ha rừng ( trong đó có 1 triệu ha rừng trồng) [11]. Hiện nay diện tích rừng bị giảm ước tính vào khoảng 200.000 ha/năm trong đó 60.000 ha bị chặt để chuyển thành đất nông nghiệp ngoài kế hoạch, 50.000 ha bị cháy và 90.000 ha bị khai thác làm gỗ củi.
Xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên diện tích rừng và tài nguyên sinh vật rừng cũng trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng từ năm 1945 – 1990. Diện tích rừng của xã năm 1945 khoảng 789 ha, có độ đa dạng sinh học cao gồm nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm như: Sến mật
(Madhuca pasquieri), Chò nâu (Aquilaria crassna), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Hổ (Panthera tigris), Chồn bạc má (Megogale personats geeffrory ).
Đến năm 1990 diện tích rừng tự nhiên toàn xã còn 450 ha so với năm 1945 đã mất 339 ha rừng bình quân mỗi năm mất 7,5 ha, bên cạnh việc suy giảm diện tích rừng kèm theo nhiều loài thực động vật quý hiếm không thấy còn xuất hiện [55].
Từ năm 1990 – 2010 hiện tượng tàn phá rừng đã giảm nhiều do chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, đến nay tích rừng tự nhiên của xã là 375ha [55], so với năm 1990 giảm 75 ha.
Chất lượng rừng những năm 1945 – 1950 trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 250 m3/ ha gồm nhiều loài gỗ quý như:Sến mật (Madhuca pasquieri), Trầm hương (Aquilaria crassna), Chò nâu (Aquilaria crassna), Gụ (Sindora
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
neriifolius). Những cây gỗ có đường kính 40 – 50 cm chiếm tỉ lệ 30 – 40 %
trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 15 – 18 cm, nứa 4- 6 cm là rất phổ biến ( theo UBND xã). Hiện nay chất lượng rừng trên địa bàn xã đã giảm sút đáng kể, trữ lượng gỗ tính bình quân chỉ khoảng 70m3/ ha . Những cây gỗ có đường kính 40 – 50 cm còn rất ít chiếm khoảng 3-5 %, chủ yếu là cây có đường kính 20 – 25 cm và cây mới tái sinh. Rừng tre nứa cũng giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Nhiều loài gỗ quý không còn như: Trầm hương (Aquilaria crassna), Chò nâu (Aquilaria crassna)...
Rừng Ký Phú trước kia cũng phong phú về các loài dược liệu ước tính có khoảng hơn 250 loài, ngoài ra cung cấp nhiều loại sản phẩm quý khác như nấm, mật ong, hoa lan, cánh kiến với trữ lượng khá lớn.
Hiện nay qua điều tra thực tế của chúng tôi số loài cây làm thuốc là 163 loài, mật ong, hoa lan, nấm quý còn ít và cánh kiến không có. Các loài động như Hổ (Panthera tigris), Chồn bạc má (Megogale personats geeffrory ), Báo gấm (Neophelis nubulose), Hươu sao, Trĩ sao (Reheinartia ocellata)… trước
kia có thì bây giờ đã biến mất.
Nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng trong khu vực nghiên cứu là do dân số tăng nhanh, khái thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, cháy rừng, tỷ lệ đói nghèo cao.