4. Đóng góp mới của luận văn
4.2.3. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật
Nghiên cứu bất kỳ một hệ thực vật nào, thì một trong những nội dung quan trọng đó là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Do đó khi nghiên cứu dạng sống sẽ cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với các điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loại thực vật.
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của cả hệ sinh thái. Dạng sống được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp thành những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường sống nơi đó. Mỗi dạng sống có một kiểu trao đổi vật chất và năng lượng khác nhau và trở thành một đơn vị cấu trúc sinh thái quan trọng của quần xã.
Có rất nhiều cách phân chia dạng sống, nhưng trong phần thống kê này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Hoàng Chung (2008)[7] .Tức là cách phân loại dạng sống dựa vào vị trí của chồi so với mặt đất.
Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.6. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu
Dạng sống
Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th
Số lượng 151 12 31 7 15
Tỷ lệ (%) 69,92% 5,55% 14,35% 3,24% 6,94% Qua số liệu bảng 4.6 và hình 4.3 cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (69,92%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 14,35%, cây một năm (Th) chiếm 6,94%, còn lại cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,55% và cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,24%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ %
Dạng sống Hình 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu
Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.7 và hình 4.4.
Bảng 4.7 Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật
Dạng sống Các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ Ph Số loài 129 70 7 Tỷ lệ (%) 70,49 58,33 15,9 Ch Số loài 8 11 3 Tỷ lệ (%) 4,37 9,16 6,81 He Số loài 31 20 17 Tỷ lệ (%) 16,93 16,66 38,83 Cr Số loài 5 6 1 Tỷ lệ (%) 2,73 5,0 2,27 Th Số loài 10 13 16 Tỷ lệ (%) 5,48 10,85 36,19 Tổng 183 120 44 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ Dạng sống
Hình 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV 4.2.3.1. Trạng thái thảm cỏ
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trạng thái Thảm cỏ cũng có tất cả 5 dạng sống cơ bản mặc dù số loài trong mỗi dạng sống không nhiều. Khác với các quần xã khác, ở quần xã này nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, còn cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là cây sống một năm (Th), nhóm cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát đất (Ch).
Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 38,83% gồm 17 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Thạch cân thảo (P. plataniflora) Mua tép (Osbeckia
chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Bọ mắm (P.zeylanica), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua),, Trai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus)…
Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ 36,19% gồm 16 loài: Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argente), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Song nha kép (Bidens
bipinnata), Đơn buốt (Bidens pilosa), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Cải
trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria
diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ
(Portulaca quadrifida), Cỏ rác (Microstegium vagans)….
Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 15,9 % gồm 7 loài: Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Hàm xì (Flemingia macrophylla), Màng tang (Litsea cubeba), Vú bò đơn (Ficus
simplicissima), Đơn nem lá to (Maesa balansae), Cò ke láng (Grewia glabra)…..
Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 6,81% gồm 3 loài là Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Sói rừng (Alchornea rugosa), Cỏ lào (Eupatorium
odoratum).
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ thấp nhất chiếm 2,27 % gồm 1 loài là Guột (Dicranopteris lineari).
4.2.3.2. Trạng thái thảm cây bụi
Trong trạng thái này, cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Cao nhất là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), nhóm cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là cây chồi ẩn (Cr).
Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 58,33% gồm 70 loài là Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Sau sau (Liquidambar formosana), Hoa dẻ thơm (Desmos
chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Đơn châu chấu (Aralia armata),
Đom đóm (Alchornea rugosa), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Màng tang (Litsea cubeba), Nóng lá to
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Saurauia dillenioides), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông
mượt (F.vill osissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Chạc chìu
(Tetracera scandens), Côm tầng (E.griffithii), Sói rừng (Alchornea rugosa), Thàu táu (Aporosa dioica), Tai nghé lông (A. villosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi (M.denticulata), Bục trắng (Mallotus apelta)…
Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 16,66% gồm 20 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Quyển bá (Selaginella tamariscina),Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bọ mắm (P.zeylanica), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch
(Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Dong rừng (Phrynium placentarium), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositu), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)…
Nhóm cây một năm (Th) chiếm 10,85% có 13 loài gồm: Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argente), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cải trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia
plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (Portulaca quadrifida), Cỏ
rác (Microstegium vagans)…
Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 9,16% gồm 11 loài: Dạ cẩm (Hedyotis
capitellata), Bướm bạc lông (Mussaenda pubescens), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Rau má núi (Geophila repens)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lineari), Chuối hoang nhọn (Musa acuminata), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas)…
4.2.3.3. Trạng thái rừng thứ sinh
Ở trạng thái này có cả 5 nhóm dạng sống. Khác với 2 trạng thái ở trên, ở trạng thái này số lượng loài là nhiều nhất (183 loài). Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th),chồi sát đất (Ch) , thấp nhất là nhómcây chồi ẩn (Cr).
Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 70,49% và có số lượng loài cao nhất là 129 loài gồm Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (S. tristyla), Thôi ba
trung hoa (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu da xoan
(Allospondias), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mượt (F.villosissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Đơn châu chấu (Aralia armata), Núc nác (Oroxylum indicum),Vàng anh (Saraca dives), Bứa lá thuôn
(Garcinia oblongifolia), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bồ cu vẽ (Breynia
fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), ….
Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 16,93% gồm 31 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), Trai thường (Commelina communis)…
Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,48% có 10 loài gồm Dền gai (Amaranthus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (Portulaca quadrifida), Cỏ rác (Microstegium
vagans)….
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 2,73% gồm 5 loài: Chuối hoang nhọn (Musa
acuminata), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Guột (Dicranopteris linearis), Cẩm cù (Hoya carnosa), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) ….
Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 4,37% gồm các loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Lá khôi (Ardisia silvestris)….
* Tóm lại :
Cả 3 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có đầy đủ 5 dạng sống là Ph
(Phanerophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát đất;
He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn; Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th
(Therophytes): Cây một năm.
Ở 2 trạng thái thảm thực vật: Rừng thứ sinh và thảm cây bụi, thì nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế bởi vì phần lớn gồm các cây gỗ và cây bụi .Ở trạng thái rừng thứ sinh, tỷ lệ dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,49%. Tỷ lệ các dạng sống cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây sống 1 năm (Th) ở 2 trạng thái này chệnh lệch nhau không nhiều. Trạng thái thảm cỏ khác với 2 trạng thái rừng trên đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) lại có tỷ lệ cao nhất (38,83%), tiếp đến là cây sống một năm (Th), cây chồi trên đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch) và thấp nhất là cây chồi ẩn (Cr).