15 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2019), tlđd (12), tr.11.
1.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm
tụng hình sự về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm
1.3.1. Biện pháp hồn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thẩm quyền kiểm tra, xác minh đối với tố giác, tin báo có yếu tố nước ngồi. Như tác giả đã phân tích ở trên, thẩm quyền
kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra, tại khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015 quy định những tội phạm có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của CQĐT cấp huyện, CQĐT cấp tỉnh chỉ điều tra những vụ án có yếu tố nước ngồi nếu thấy cần trực tiếp điều tra. Điều này dẫn đến thực tiễn
áp dụng khơng có sự thống nhất, ảnh hưởng việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm có yếu tố nước ngồi. Vì vậy, tác giả kiến nghị trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền kiểm tra, xác minh đối với các tố giác, tin báo về tội phạm có yếu tố nước ngồi, trong đó cần xác định rõ trường hợp nào CQĐT cấp tỉnh “cần trực tiếp kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm có yếu tố
nước ngồi” để bảo đảm việc áp dụng thống nhất. Đồng thời, cần hướng dẫn cụ
thể về vụ việc, vụ án có yếu tố nước ngồi và bị can, bị cáo, bị hai, đương sự ở nước ngoài để đảm bảo việc hiểu và áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về
vấn đề này.
Thứ hai, bổ sung quy định về thời hạn phân công và trách nhiệm của Thủ trưởng CQĐT, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc phân cơng người có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Việc phân cơng Phó Thủ trưởng CQĐT, ĐTV, cán bộ
điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là một nội dung quan trọng trong thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở trên, vấn đề này không được quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 mà chỉ được quy định ở Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, đây chỉ là một văn bản dưới luật và mang tính tạm thời. Về lâu dài để đảm bảo tính hồn thiện trong quy định của BLTTHS, đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm thì cần bổ sung quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm phân cơng và thời hạn phân cơng người có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Thủ
trưởng CQĐT, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nhà làm luật có thể luật hóa quy định về vấn đề này trong Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm.
Trước hết, hoàn thiện quy định về thời điểm bắt đầu tính thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Như tác giả đã phân tích ở trên tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể thời hạn này là trong vòng 20 ngày hoặc kéo dài không quá 02 tháng kể từ ngày CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, đoạn cuối của khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC lại quy định một thời điểm khác để tính thời điểm bắt đầu thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, đó là kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội
phạm thuộc thẩm quyền giải quyết. Với quy định này dẫn đến thực tiễn áp dụng chưa
có sự thống nhất như tác giả đã phân tích ở trên. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, phân loại và chuyển nguồn tin về tội phạm (nếu không thuộc thẩm quyền kiểm tra, xác minh của mình), đảm bảo việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội thì cần sửa lại quy định tại đoạn cuối của khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC- BNN&PTNT-VKSNDTC cho thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015.
Bên cạnh đó Điều 147 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định chung chung về căn cứ kéo dài thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, cũng như căn cứ gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh dẫn đến việc áp dụng mang tính chủ quan, thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền trên thực tế. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về căn cứ kéo dài và gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo việc áp dụng thống nhất.
Thứ tư, bổ sung một số hoạt động tố tụng có thể tiến hành để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Như tác giả đã phân tích ở trên, tại khoản 3 Điều
147 BLTTHS năm 2015 quy định về một số hoạt động điều tra nhưng việc liệt kê các hoạt động mà khơng có quy định mở dẫn đến vướng mắc trên thực tiễn. Trong thực tiễn, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành một số hoạt động tố tụng khác để thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết nguồn tin về tội phạm, đảm bảo việc xác
định chính xác có hay khơng có dấu hiệu tội phạm. Vì vậy, tác giả cho rằng BLTTHS năm 2015 cần có quy định mở về các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Bởi vì nếu hạn chế các hoạt động tố tụng được tiến hành để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm sẽ dẫn đến cơ quan có thẩm quyền khơng thu thập đủ chứng cứ để xác định sự thật của vụ việc, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, không đáp ứng được nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
1.3.2. Một số biện pháp khác về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm
Bên cạnh việc hồn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục kiểm tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như sau:
Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc chỉ đạo, lãnh đạo, phân cơng Cấp phó, ĐTV, Cán bộ điều tra trong việc thụ lý, kiểm tra xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra cấp dưới trong việc tuân thủ pháp luật, hoàn thành kế hoạch kiểm tra, xác minh, báo cáo, đề xuất kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm. Phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót của cấp dưới trong việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của công tác này.
Thường xuyên quan tâm cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ. Bố trí và sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Bố trí lực lượng chuyên trách có năng lực, tâm huyết làm cơng tác kỹ thuật hình sự để nâng cao hiệu quả, bổ trợ công tác điều tra chứng minh tội phạm, đáp ứng yêu cầu công tác.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc kiểm tra, xác minh để đảm bảo chất lượng giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Kết luận Chƣơng 1
Kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm là một khâu quan trọng trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Dựa vào kết quả kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm cơ quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS là chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Chất lượng của hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm và là tiền đề quan trọng cho việc ra các quyết định tố tụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn, khách quan, tồn diện vụ án, góp phần bảo vệ quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
BLTTHS năm 2015 và văn bản dưới luật đã quy định chặt chẽ về thẩm quyền, thời hạn và các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, qua nội dung đã được nghiên cứu ở Chương 1 của luận văn cho thấy một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền, thời hạn và các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót. Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả giải tố giác, tin báo về tội phạm. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm.
CHƢƠNG 2