27 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát, tr.5.
2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục ra các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
tụng hình sự về thủ tục ra các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
2.3.1. Biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục ra các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Thứ nhất, bổ sung căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại Điều 148 BLTTHS năm 2015. Như tác giả đã phân tích ở trên, quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại Điều 148 BLTTHS năm 2015 chưa đầy đủ. Bởi vì, thực tế giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sẽ có những trường hợp khác cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nhưng chưa thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định nguồn tin về tội phạm có hay khơng có dấu hiệu tội phạm. Vì vậy,
34
cần bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đối với trường hợp việc thu thập chứng cứ từ lời khai của người bị tố giác, người bị tình nghi có vai trị quyết định để xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm nhưng cơ quan có thẩm quyền không làm việc được với người bị tố giác, (tất nhiên đối với những vụ việc không lấy được lời khai của đối tượng nhưng việc thu thập chứng cứ từ hoạt động khác đã đầy đủ để xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án).
Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định về truy tìm đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong trường hợp bỏ trốn hoặc không biết rõ
đang ở đâu. Trên cơ sở quy định của BLTTHS các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung này để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo việc ra các quyết định tố tụng có căn cứ và hợp pháp.
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định về thời hạn xem xét và ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKS tại khoản 2 Điều 148 BLTTHS năm 2015. Như tác giả đã phân tích ở trên
BLTTHS năm 2015 chưa quy định thời hạn này nên nhiều trường hợp VKS trậm trễ trong việc xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khơng có căn cứ. Điều này ảnh hưởng đến việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội.
Thứ ba, bổ sung quy định về thời hạn phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi căn cứ tạm đình chỉ khơng cịn tại Điều 149 BLTTHS năm 2015.
BLTTHS năm 2015 đã quy định về phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết khơng còn tại Điều 149. Tuy nhiên luật không quy định thời hạn để cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định phục hồi giải quyết khi căn cứ tạm đình chỉ khơng cịn. Điều này dẫn đến thực tiễn tác giả đã chứng minh ở trên, có tình trạng khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm không cịn nhưng cơ quan có thẩm quyền khơng ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. VKS cũng không thể xử lý vì luật khơng quy định thời hạn này nên không thể xác định vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về dẫn giải người bị tố giác tại Điều 127 BLTTHS. Như tác giả đã phân tích ở trên, quy định về dẫn giải người bị tố giác tại
xác minh và ra các quyết định tố tụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Thực tiễn cho thấy người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố khơng hợp tác, khơng có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo hết thời hạn kiểm tra, xác minh cơ quan có thẩm quyền khơng thể ra các quyết định tố tụng để giải quyết vụ việc. Theo đó nên sửa lại Điều 127 BLTTHS năm 2015 theo hướng: dẫn giải được áp dụng đối với người bị
tố giác, bị kiến nghị khởi tố đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và việc vắng mặt này làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm.
2.3.2. Một số biện pháp khác về thủ tục ra các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Bên cạnh việc hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự như đã phân tích ở trên, để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục ra các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong thực tiễn thì cần thực hiện các giải pháp khác như:
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền trong công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và ra các quyết định tố tụng. Lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền cần tập trung, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, chỉ đạo nghiệp vụ đối với hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của cấp dưới để đảm bảo chất lượng của hoạt động này. Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền cần chú ý phân cơng Cấp phó, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có năng lực, am hiểu chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, phối với chặt chẽ với Kiểm sát viên trong việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Nếu làm tốt khâu này việc ra các quyết định để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sẽ bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp.
Đối với những tố giác, tin báo phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để đảm bảo ra các quyết định giải quyết có căn cứ và hợp pháp, trong q trình giải quyết Lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền phải họp bàn, trao đổi để tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc mà Điều tra viên, Kiểm sát viên gặp phải. Trong đó quan tâm đến những vụ việc sắp hết hạn, đề ra các biện pháp, giải pháp thực hiện, hạn chế tối đa việc để tố giác, tin báo hết hạn mà khơng có cơ sở để ra một trong số các quyết định giải quyết.
Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm có khó khăn trong việc xác định hành vi hoặc đánh giá chứng cứ, khi đi đến kết luận có tội hay khơng có tội thì cần phải thảo luận kỹ lưỡng tại đơn vị để tìm ra những khó khăn, vướng mắc để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn. Đối với những vụ việc này để đảm bảo các quyết định có căn cứ, hợp pháp, hạn chế oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm cần tổ chức hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp ở địa phương, nếu chưa thống nhất được thì mời Cấp ủy tham dự để chỉ đạo hướng xử lý giải quyết cho thống nhất.
Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức công vụ cho đội ngũ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo việc ban hành các quyết định tố tụng kịp thời, đúng pháp luật, góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án, hạn chế oan, sai trong tố tụng hình sự.
Kết luận Chƣơng 2
Việc ra các quyết định tố tụng là khâu cuối cùng trong thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Các quyết định tố tụng được ra trên cơ sở kết quả của hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Các quyết định tố tụng được ra trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là tiền đề của các giai đoạn tố tụng tiếp theo (nếu là quyết định khởi tố vụ án) hoặc kết thúc toàn bộ quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (nếu quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự) hoặc tạm thời dừng lại hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm (nếu là quyết định tạm đình chỉ giải quyết). Các quyết định tố tụng này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có liên quan trong q trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
BLTTHS năm 2015 đã quy định về căn cứ, nội dung, hình thức của các quyết định tố tụng này. Nhìn chung các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ra các quyết định có căn cứ, hợp pháp trên thực tế, đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 2015 về các quyết định tố tụng được ra trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng đến việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về các văn bản tố tụng được ra để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc ra các quyết định tố tụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
KẾT LUẬN
Thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định mà các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, trên cơ sở đó ra các quyết định tố tụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả của hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, trong Chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền, thời hạn và các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền, thời hạn và các hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm.
Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2, luận văn đã làm sáng tỏ quy định của BLTTHS năm 2015 về căn cứ, nội dung, hình thức của các quyết định tố tụng được ra để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế, thiếu sót trong quy định của BLTTHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng về các quyết định tố tụng được ra để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục ra các quyết định tố tụng để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.