Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tự học môn biên dịch của sinh viên chuyên ngành TPTM đại học thương mại (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu

- Để có thể hiểu rõ được các kỹ năng tự học môn biên dịch của sinh viên

chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại tại Đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu đã có q trình quan sát và q trình học tập trên lớp của các sinh viên năm 3 đã học Học phần Biên dịch và Phiên dịch Tiếng Pháp. Nhóm cũng đã tìm hiểu quá trình tự học ở nhà của sinh viên. Ngoài ra, để giải quyết được nhiệm vụ của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng đầu tiên khi tiếp cận với đề tài nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này nhằm tổng hợp các cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu, các tài liệu liên quan.

- Phương pháp thu thập dữ liệu (phỏng vấn, điều tra): Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này sử dụng những thông tin đã sẵn có từ các nguồn khác nhau cũng như thu thập trực tiếp từ sự vật hiện tượng. Mục đích là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đặt ra.

- + Điều tra

- + Phỏng vấn chuyên sâu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp là liên kết từng

- mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

2.1.1. Nội dung phiếu khảo sát

- Sau khi nghiên cứu kỹ lý thuyết, nhóm nghiên cứu đã mở một cuộc khảo

sát để tiến hành điều tra ý kiến của 50 sinh viên đã học Học phần Biên dịch và Phiên dịch tiếng Pháp. Cuộc khảo sát được tiến hành trên trang web

https://docs.google.com/forms gồm 14 câu hỏi với các nội dung chính:

- Đánh giá về mơn biên dịch và mục đích của các bạn sinh viên khi học môn biên dịch

- Các công cụ dịch, phương pháp dịch của sinh viên

- Các kỹ năng và hình thức tự học mơn biên dịch

- Những khó khăn và cách vượt qua khó khăn khi học biên dịch của sinh viên

2.1.2. Đối tượng khảo sát

- 50 sinh viên đã học Học phần Biên dịch và Phiên dịch tiếng Pháp tại Đại

học Thương mại.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu tài liệu là một công việc rất quan trọng cho bất kỳ hoạt động

nghiên cứu khoa học nào, vì vậy nhóm đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu này để tiếp cận đề tài “Nghiên cứu kỹ năng tự học môn biên dịch của sinh viên chuyên ngành TPTM tại Đại học Thương Mại” một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Với phương pháp này, nhóm đã thu thập được rất nhiều thơng tin liên quan đến kỹ năng tự học môn biên dịch như khái niệm, vai trò, các bài nghiên

- cứu liên quan khác, ...Sau đó, nhóm tiến hành phân tích, chắt lọc những thông

tin cần thiết và đưa vào bài nghiên cứu để người đọc có thể nắm bắt được đề tài.

- Đầu tiên, nhóm tìm kiếm các khái niệm về tự học, về biên dịch trên các

bài báo, bài nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và nước ngồi. Ngồi ra,

nhóm cịn tìm kiếm các kỹ năng tự học, các kỹ năng biên dịch, các phương pháp biên dịch và tiêu chí đánh giá các bản dịch ở các trang web có liên quan như http://tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn hoặc https://sj.ctu.edu.vn, ...Đây là những trang web có lượt truy cập ổn định và có rất nhiều thơng tin bổ ích về các kỹ năng tự học nói chung và các kỹ năng tự học nói riêng.

2.I.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

- Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát 50 sinh viên đã học

học phần “Biên-Phiên dịch tiếng Pháp” bao gồm 14 câu hỏi được đưa ra và sắp xếp theo thứ tự nhất định để đạt được mục đích nghiên cứu. Sau khi có câu trả lời khảo sát, nhóm sử dụng kết quả của google thống kê để đưa vào phân tích và rút ra kết luận.

- Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu

với nhóm đối tượng là sinh viên có thành tích cao trong học phần “Biên-Phiên dịch tiếng Pháp” Nhóm quan sát cũng như tham khảo bảng điểm của các sinh viên trên lớp, lựa chọn đối tượng phù hợp và tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số bạn sinh viên thông qua bộ câu hỏi như sau:

1. Bạn có hài lịng với kết quả mình đạt được trong học phần “Biên-Phiên dịch tiếng Pháp” không?

2. Trong các kỹ năng tự học sau bạn lựa chọn những kỹ năng nào để học tốt môn biên dịch?

- Kỹ năng lập kế hoạch học tập

- Kỹ năng đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu

- Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp

- Kỹ năng ôn tập( Kỹ năng ôn bài và kỹ năng rèn luyện)

- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động

- Kỹ năng khác

3. Lý do tại sao các bạn lựa chọn những kỹ năng này? 4. Những kỹ năng bạn chọn mang lại hiệu quả như thế nào?

5. Đánh giá độ vận dụng và mức hiệu quả của từng phương pháp bạn lựa chọn.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phân tích trước hết là phân chia cái tồn thể của đối tượng nghiên cứu

thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

- Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là q trình ngược

với q trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tự học môn biên dịch của sinh viên chuyên ngành TPTM đại học thương mại (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w